WSJ công bố địa điểm Trung Quốc phóng khinh khí cầu gián điệp

Cac Bai Khac

No sub-categories

WSJ công bố địa điểm Trung Quốc phóng khinh khí cầu gián điệp

Tố Nghĩa – Thứ Hai, 13/02/2023 – Về vấn đề khinh khí cầu Trung Quốc xâm phạm không phận Mỹ gần đây, phía Mỹ xác định đó là khinh khí cầu để thực hiện các nhiệm vụ tình báo. WSJ đưa tin chỉ ra khinh khí cầu đó được phóng từ Kỳ Tứ Tử Vương ở thành phố Ulanqab – Khu tự trị Nội Mông.

Nguồn tin tiết lộ khinh khí cầu gián điệp của ĐCSTQ được phóng từ Kỳ Tứ Tử Vương ở thành phố Ulanqab, Khu tự trị Nội Mông (Google Maps).

Tờ WSJ của Mỹ đã đưa tin vào ngày 9/2 rằng công ty chụp ảnh vệ tinh Planet Labs PBC tại San Francisco đã cung cấp các hình ảnh vệ tinh, Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey tại Đại học Middlebury (Mỹ) xác định đó chính là vị trí bãi phóng khinh khí cầu gián điệp của ĐCSTQ. Cơ sở dữ liệu theo dõi khí cầu StratoCat ngày 4/2 cũng công bố hình ảnh vệ tinh về địa điểm phóng khinh khí cầu, theo đó nằm trên đồng cỏ cằn cỗi của Nội Mông có một khu đất bê tông hình bát giác khổng lồ, chỉ có một vài tòa nhà gần đó. Vị trí cụ thể cách Hohhot của Khu tự trị Nội Mông 138 km về phía bắc.

Nguồn tin tiết lộ khinh khí cầu gián điệp của ĐCSTQ được phóng từ Kỳ Tứ Tử Vương ở thành phố Ulanqab, Khu tự trị Nội Mông (Google Maps).

Nguồn tin tiết lộ khinh khí cầu gián điệp của ĐCSTQ được phóng từ Kỳ Tứ Tử Vương ở thành phố Ulanqab, Khu tự trị Nội Mông (Google Maps).

Tìm kiếm thông tin cho thấy, trang web của Viện Khoa học Trung Quốc đã công bố vào năm 2010 rằng nhóm của nhà nghiên cứu Gu Yidong (Cố Dật Đông) tại Viện Quang điện tử đã đến Căn cứ Kỳ Tứ Tử Vương của Học viện Khoa học Chăn nuôi và Nông nghiệp Nội Mông (Imaaahs) để khảo sát dự án căn cứ bay khinh khí cầu tầm cao…

Nhóm của nhà nghiên cứu Gu Yidong đến Căn cứ Kỳ Tứ Tử Vương của Học viện Khoa học Chăn nuôi và Nông nghiệp Nội Mông để điều tra dự án căn cứ bay khinh khí cầu tầm cao (Nguồn: Trang web Viện Khoa học Trung Quốc).

Vào năm 2018, ấn phẩm của Viện Khoa học Trung Quốc cũng công bố rằng năm 2017 Trung tâm Khinh khí cầu của Viện Khoa học Trung Quốc đã hợp tác với Học viện Nông nghiệp và Khoa học Chăn nuôi Nội Mông xây dựng cơ sở thử nghiệm bay khinh khí cầu tầm cao mới ở Kỳ Tứ Tử Vương. Tại Hội nghị Khoa học Hương Sơn (Xiangshan) lần thứ 610 được tổ chức tháng 10/2017, ông Gu Yidong đã nói về 3 dự án nghiên cứu trọng điểm của Viện Khoa học Trung Quốc sử dụng khinh khí cầu tầm cao làm công cụ thăm dò chính gồm: Thăm dò trao đổi tầng bình lưu-tầng đối lưu của Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, thăm dò ngẫu hợp không gian gần và tầng điện ly, thăm dò phản ứng không gian gần của bão mặt trời.

Ông Phó chủ nhiệm Wang Sheng của Trung tâm nghiên cứu khí cầu của Viện quang điện tử thuộc Viện khoa học Trung Quốc, chỉ ra rằng “khí cầu tầm cao là một nền tảng quan trọng phải có trong hệ thống thí nghiệm khoa học không gian gần”.

Cuối năm 2021, Nhật báo Giải phóng quân của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ đã có bài chỉ ra, “Các bệ khinh khí cầu cũng có thể trở thành sát thủ giấu mặt đáng sợ giống như tàu ngầm dưới biển sâu”.

Liên quan đến khinh khí cầu gián điệp của ĐCSTQ xâm phạm không phận Mỹ lần này, tờ WSJ đưa tin rằng địa điểm phóng của nó là Kỳ Tứ Tử Vương cách Hohhot 138 km về phía bắc.

Biên tập viên Luis E. Pacheco (Luis E. Pacheco) của StratoCat cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước đó rằng thông tin được Trung Quốc chia sẻ về dự án khinh khí cầu là rất hạn chế.

Ngày 4/2, quân đội Mỹ cử máy bay chiến đấu bắn rụng khinh khí cầu do thám Trung Quốc và cho thu hồi để điều tra. Theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, chính phủ Mỹ đã xác định khinh khí cầu có chức năng phát hiện và giám sát các tín hiệu liên lạc. Vào chiều ngày 10/2 máy bay quân sự của Mỹ lại bắn rụng một vật thể không xác định khác trên bầu trời Alaska – thời điểm cách chưa đầy một tuần sau khi khinh khí cầu gián điệp bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển phía đông Mỹ vào ngày 4/2. Tuy nhiên lần này phía Mỹ không tiết lộ khí cầu đến từ đâu. Đến ngày 11/2, Không lực Hoa Kỳ sang giúp bắn rụng một vật thể lạ ở quốc gia khác là Canada. Ngày 12/2 Trung Quốc tuyên bố sẽ bắn rụng một vật thể lạ ở tỉnh Sơn Đông, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo của ĐCSTQ. Ngay lập tức sau đó trong cùng ngày Hoa Kỳ lại bắn rụng một vật thể bạy lạ nữa.

Biên tập viên Pacheco cho biết vào năm 2022, những người dùng yêu thích StratoCat đã gửi ảnh về những khinh khí cầu do thám tương tự của Trung Quốc xâm phạm không phận Mỹ được phát hiện trên Ấn Độ Dương, Philippines và gần Hawaii.

Tờ WSJ dẫn lời Planet Labs cho biết bãi phóng khinh khí cầu ở Nội Mông được thiết kế giống với bãi phóng của Trung tâm Khinh khí cầu Khoa học Columbia của NASA ở Texas. NASA cho biết khinh khí cầu tầm cao không liên quan gì đến quân đội Mỹ.

Nhưng theo những thông tin công khai như báo cáo chính phủ và giới phân tích công nghiệp nước ngoài, Chính phủ ĐCSTQ đã và đang phát triển và cải tiến khinh khí cầu tầm cao thông qua các viện nghiên cứu và công ty nhà nước.

Do đó ngày 10/2, Mỹ tuyên bố đưa vào “danh sách đen” trừng phạt đối với 6 thực thể Trung Quốc liên quan đến khinh khí cầu do thám xâm phạm không phận Mỹ: Công ty Khoa học công nghệ Hàng không Nam Giang – Bắc Kinh (Beijing Nanjiang Aerospace Technology Co., Ltd), Viện nghiên cứu thứ 48 của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc,Công ty Công nghệ Viễn thám không gian Đông Hoản (Dongguan Lingkong Remote Sensing Technology Co., Ltd), Tập đoàn Công nghệ Hàng không Ưng Môn (st aerospace technologies (xiamen) co ltd – statco), Công ty Công nghệ Hàng không Thiên Hải Tường (Tianhaixiang) Quảng Châu, và Công ty Tập đoàn Công nghệ Hàng không Ưng Môn – Sơn Tây.

Vì doanh nghiệp Mỹ không được phép quan hệ với các thực thể có trong “danh sách đen” nên 6 công ty Trung Quốc nêu trên sẽ gặp khó khăn hơn trong tiếp cận công nghệ từ Mỹ. Nhà chức trách ĐCSTQ và cả 6 công ty Trung Quốc được đề cập ở trên đều chưa thấy lên tiếng về động thái của Mỹ .

Theo thống kê của WSJ, cho đến nay có khoảng hơn 600 thực thể và công ty liên quan đến chính phủ ĐCSTQ đã bị Mỹ trừng phạt.

Theo Tố Nghĩa, Vision Times

https://trithucvn.org/trung-quoc/wsj-cong-bo-dia-diem-trung-quoc-phong-khinh-khi-cau-gian-diep.html