Vua Thái giúp bóp nghẹt dân chủ?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vua Thái giúp bóp nghẹt dân chủ?
30-11-2016
Sau khi vua Bhumibol Adulyadej qua đời, Thái Lan đang chuẩn bị cho Thái tử Maha Vajiralongkorn lên ngôi. Sức khỏe suy giảm của vua dường như trùng với sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng chính trị dài cả thập niên, Serhat Uenaldi viết, và cuối cùng thì nền dân chủ Thái đã chết từ rất lâu trước khi nhà vua băng hà.

Vua Thái qua đời ngày 13/10/2016
Vua Thái qua đời ngày 13/10/2016

Chính vua đã giúp tiêu diệt dân chủ trong năm định mệnh 2006, khi ông ủng hộ một cuộc đảo chính quân sự chống lại Thủ tướng Thaksin Shinawatra được nhiều người ủng hộ và hoàng gia đồng ý để hình thành một nội các tạm thời.

Ông Thaksin, một tỷ phú viễn thông, đã lên nắm quyền trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Ông giúp kinh tế Thái Lan phục hồi bằng cách việc đưa ra các chính sách tái phân phối mang lại lợi ích cho các khu vực trước đây bị bỏ rơi. Kết quả là, ông trở thành thủ tướng đầu tiên để hoàn thành một nhiệm kỳ đầy đủ tại nhiệm. Uy tín của ông gia tăng mạnh trong khi chế độ quân chủ lại không được như vậy.

Trước đây, Vua Bhumibol từng được coi là người bảo trợ tối cao cho nông thôn Thái Lan, khởi đầu cho hàng trăm dự án phát triển. Với sự nổi trội của ông Thaksin nhiều người nhận ra rằng một nhà lãnh đạo được bầu có thể cải thiện cuộc sống của họ và dẫn đến thay đổi có tính cơ cấu. Họ không còn cảm thấy phụ thuộc vào một vị vua được cho là gười cai trị bởi quyền thừa kế.

Nhưng hoàng gia Thái bắt đầu phản công, mở đường cho một phong trào chống lại ông Thaksin mà họ hình thành vào cuối năm 2005. Tuy nhiên, ôngThaksin đã chứng minh ông là người không dễ chịu khuất phục và được sự ủng hộ của đa số người Thái. Thăm dò dư luận nhiều lần cho thấy sự nổi tiếng của ông khó bị lung lay.

Nếu không được vua Bhumibol chấp nhận, người ta sẽ ông không bao giờ có thể lật đổ được ông Thaksin trong cuộc đảo chính vào tháng Chín năm 2006. Lãnh đạo của cuộc đảo chính sau đó được xuất hiện trước công chúng cùng với cả nhà vua ngay sau đảo chính, một chỉ dấu rõ ràng về sự huận thuẫn của hoàng gia.

Ông Thaksin sống lưu vong sau cuộc đảo chính năm 2006
Ông Thaksin sống lưu vong sau cuộc đảo chính năm 2006
Nếu dân chủ tại Thái Lan được rà soát kỹ lưỡng, chính sách kinh tế của ông Thaksin có thể hoặc không có thể được chứng minh không bền vững, và hồ sơ nhân quyền tiêu cực của ông có thể không được đa số người dân Thái chấp nhận. Điều đó đáng phải được cho cử tri quyết định. Nhưng hoàng gia Thái Lan dường như đã thực thi quyền quyết định đó thay cho dân.
Nhìn theo góc độ này, có vẻ như dễ dàng để kết luận, như một số người đã làm, rằng vua Bhumibol là người có lỗi cho thực trạng hỗn loạn chính trị diễn ra sau đó. Sau cuộc đảo chính năm 2006, những lời chỉ trích ông là người chống dân chủ mạnh nhất đất nước ngày càng nhiều. Các ủng hộ viên của ông Thaksin, các nhà báo và các học giả bắt đầu để mắt tới sự can dự chính trị của ông có tính phê bình, bất chấp sự tồn tại của một luật chống phỉ báng chế độ quân chủ theo đó bỏ tù tới 15 năm cho mỗi hành vi được coi là xúc phạm nhà vua hay một thành viên của gia đình Hoàng gia Thái.

Hấp lực của hoàng gia

Tuy nhiên, câu hỏi liệu con người làm nên lịch sử hay lịch sử làm nên con người – trong trường hợp này là một vị vua, là câu hỏi quá lớn đối với nỗ lực đánh giá vua Bhumibol. Có thể qui trách nhiệm cho vua được không? Hay Bhumibol trên thực tế là một vị vua yếu nhưng lại là người ở trung tâm của các thế lực thậm chí còn lớn hơn cả vị thế á thánh mà ông được tôn kính?

Và thường thì mọi chuyện là vậy, sự thật nằm ở giữa. Sự hỗn loạn chính trị của Thái Lan có thể được giải thích tốt nhất bởi sự tương tác giữa Vua Bhumibol, một nhân vật lãnh đạo, và xã hội Thái Lan nói chung. Điểm đáng nói là là nhà vua đáng ra không thể đầu tư cho thẩm quyền cho mình nếu thẩm quyền đó không phục vụ mục đích của đại bộ phận người dân Thái.

Vua Bhumibol được cho là người có quyền lực lớn
Vua Bhumibol được cho là người có quyền lực lớn

Khi Vua Bhumibol lên ngôi vào năm 1946, chế độ quân chủ Thái Lan có xuất phát điểm thấp sau cuộc cách mạng chấm dứt chế độ quân chủ tuyệt đối vào năm 1932. Vị thế ngôi sao của vua chỉ tăng khi các nhân vật độc tài quân sự lại bắt đầu tích cực vun đắp uy tín của gia đình hoàng gia để thúc đẩy chủ nghĩa bảo hoàng chống chủ nghĩa cộng sản trong những năm 1950. Các truyền thống hoàng gia đã được thiết lập mới hoặc được phục hồi, quốc vương đã về thăm các vùng nông thôn và ra cả nước ngoài, tín ngưỡng cũ của Phật giáo và Ấn giáo về sức mạnh của hoàng gia đã được nuôi dưỡng.

Lấy danh vua

Và đây là cách triều đại vua Bhumibol hoạt động. Quyền lực to lớn ông dường như nắm giữ theo có thể là do người Thái đã trao cho ông khi họ dựa vào hấp lực của hoàng gia như một nguồn của tính hợp pháp. Lời khuyên của vua là những gì mọi người hiểu là như vậy và điều họ hiểu là thế nào thì phụ thuộc vào lợi ích của họ.

Người biểu tình ủng hộ dân chủ đòi Thaksin quay lại cầm quyền mang ảnh vua
Người biểu tình ủng hộ dân chủ đòi Thaksin quay lại cầm quyền mang ảnh vua
Bất cứ khi nào thành viên công đoàn tập hợp lại để chống tư nhân hóa và mang theo hình ảnh của nhà vua, bất cứ khi nào những cư dân sống ở các xóm nghèo trên đất hoàng gia nói về cội nguồn lịch sử của họ với chế độ quân chủ để chống lại việc giải tỏa mặt bằng, bất cứ khi nào một quan chức nghĩ ra một kế hoạch có sự tham khảo những lời hướng dẫn từ lời vàng y ngọc của nhà vua, bất cứ khi nào các doanh nghiệp kèm theo một biểu tượng của hoàng gia để mặt trước mặt tiền tại trụ sở chính của họ, bất cứ khi nào tướng lĩnh nói họ bảo vệ nhà vua khi thực hiện cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân sự, thì tất cả họ đã đều củng cố vị thế của mình và lập thành quách với tâm điểm là chế độ quân chủ.
Một ví dụ của thực trạng này là vua liên tục không thành công trong nỗ lực tuyên truyền cho cái gọi là tư duy “đủ”. Tức là vua truyền bá một khái niệm mơ hồ của mình về một “nền kinh tế vừa đủ” – tập trung vào phát triển cân bằng và nhấn mạnh trách nhiệm môi trường và xã hội tương đương với các thước đo thông thường về tiến bộ kinh tế. Nhưng trong khi các nhà bảo môi trường và các đối thủ của nghĩa tân tự do sử dụng ý tưởng này để hậu thuẫn cho một nền kinh tế bền vững hơn và ít bị khai thác quá đà hơn, những người bảo thủ xã hội hoài cổ nói việc hoàng gia trừng phạt tầm nhìn của họ về một đất nước luôn luôn nuôi dưỡng bởi nông dân trồng lúa, là thành phần vốn hài lòng với những gì họ đang có.

Đối thủ của một nhà nước phúc lợi và những người ủng hộ thị trường tự do chỉ cần nói về việc nhà vua ủng hộ mậu dịch và tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế vừa đủ. Trong bài phát biểu vào ngày sinh nhật năm 1998 của ông, vua Bhumibol, nhà tư bản lớn nhất của quốc gia, đã nhanh chóng phân tích rõ rằng người dân không tiết kiệm nên quá mức và được phép tiêu thụ hàng hóa xa xỉ – một thông điệp được đón nhận trên diện rộng trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Bangkok.

Và chắc chắn là không phải một mình nhà vua đã giết chết nền dân chủ Thái Lan. Đó là những người hưởng lợi từ việc ông chuẩn thuận cho đảo chính. Họ sợ rằng Thaksin là một mối đe dọa cho chế độ quân chủ, và vì thế ảnh hưởng tới tính chính danh của chính họ.

Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng BT Trọng yêu cầu kỷ luật nhiều tướng CA thân cận của Trần Đại Quang 

Nhưng cuộc đảo chính đã không giải quyết vấn đề của họ. Trong những năm sau đó của vua, ngày càng nhiều người Thái bắt đầu đặt câu hỏi về quyền lực của nhà vua vì ông Thaksin đã thực sự bắt đầu tách xa khỏi quyền lực dựa trên hấp lực của hoàng gia đối với lãnh đạo dựa trên tính chính danh dân chủ.

Kết quả là, thẩm quyền có từ việc bám vào hấp lực của hoàng gia bị suy yếu. Người ta nghi ngờ rằng quốc vương Thái Lan nối ngôi sẽ có thể khôi phục lại sự cộng sinh được điều chỉnh cẩn thận giữa chế độ quân chủ và các bộ phận khác nhau trong công chúng Thái, là đối tuợng có nhiều thập niên được hưởng lợi nhiều nhất từ những việc họ làm để hướng tới đích đó. Tin đồn về cái chết của sự cộng sinh đó có thể không bị phóng đại. Rồi thì dân chủ Thái Lan có thể cất cánh lại như một con phượng hoàng từ đống tro tàn.

Serhat Uenaldi là tác giả của Working towards the Monarchy: The Politics of Space in Downtown Bangkok.

(BBC)