“Vua Anime TQ” ủng hộ Hồng Kông: Từ bỏ ĐCSTQ mới có tương lai tương sáng
Người Dân Việt phải nói sao với ĐCSVN nếu muốn có tương lai sáng lạn ? Dân Việt khắp nơi nơi mong muốn sớm thấy được tượng đài công lý được đặt ngay trên Quảng trường Ba Ðình Hà nội và bồn binh Sàigòn cùng khắp các Tỉnh Thành từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. BBT
Họa sĩ tranh Anime Quách Cánh Hùng (Guo Jingxiong, bút danh Đại Hùng/Daxiong) được mệnh danh là “vua Anime Trung Quốc”, gần đây đã hợp tác cùng nhà điêu khắc Lý Bôn (Li Ben) sống tại Canada tạo ra bức họa dài ba mét “phản đối Dự luật Dẫn độ” và tác phẩm điêu khắc ủng hộ Hồng Kông, nhằm giúp mọi người không quên khoảnh khắc lịch sử của cuộc đấu tranh tại Hồng Kông. Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Vision Times, cả hai đã kể rõ ý định ban đầu trong công việc này cùng quan điểm về chiến dịch phản đối Dự luật Dẫn độ của người Hồng Kông.
“Vua Anime” xúc động trước sự can đảm của giới trẻ Hồng Kông
Nhắc đến cái tên “Đại Hùng” có lẽ giới mê tranh Anime ai cũng biết, ông tốt nghiệp Khoa Thiết kế Nghệ thuật của Viện Nghệ thuật Cát Lâm Trung Quốc, vào năm 1999 ông mở phòng tranh “Kỳ/Qi” về hình biếm họa Anime, bình quân mỗi tháng vẽ hơn 1.200 hình. Năm 2006 tranh Anime “Thiên long bát bộ” ông hợp tác với nhà văn Kim Dung (Jin Yong) đã giành được giải thưởng đặc biệt cao nhất tại Liên hoan tranh Anime tại Angouleme nước Pháp. Đây là lần đầu tiên người Trung Quốc giành được “Giải Oscar” tranh Anime; sau đó ông đã ký hợp đồng làm việc với công ty xuất bản truyện tranh Anime lớn nhất châu Âu.
Năm 2008, Đại Hùng di cư sang Mỹ theo diện tài năng đặc biệt, nằm trong số ít họa sĩ tranh Anime Trung Quốc có thể tham gia đấu trường quốc tế, ông cũng là người Trung Quốc duy nhất nằm trong đội ngũ chính thống tranh Anime ở thị trường Mỹ. Năm 2010, tại Liên hoan Truyện tranh ICON Mỹ lần thứ 31, ông đã giành được hai giải thưởng “Phổ biến nhất với độc giả” và “Khách mời nghệ thuật đặc biệt”.
Đại Hùng luôn quan tâm các sự kiện ở Hồng Kông kể từ tháng 6/2019 ông đã hợp tác với Vision Times tạo ra một số áp phích về chủ đề phản đối Dự luật Dẫn độ. Cuối năm ngoái ông đã vẽ một bức tranh lớn dài ba mét để ghi lại sự kiện lịch sử này.
Đại Hùng chia sẻ với Vision Times rằng những người trẻ tuổi trong chiến dịch phản đối Dự luật Dẫn độ của Hồng Kông khiến ông rất hứng khởi và cảm động. Do các yếu tố chính trị và địa lý, Hồng Kông hiện đang phải đứng trước giông tố chính trị, những rủi ro nguy hiểm trong cuộc chiến chống nền chuyên chế tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là rất lớn, những thách thức và áp lực phải đối mặt cũng rất lớn. Nhưng người Hồng Kông vẫn luôn kiên cường đấu tranh, đó là sự khích lệ lớn đối với công việc của ông.
Ông kể, trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ông đã thấy thế hệ trẻ Hồng Kông không thể dung hòa với ĐCSTQ, họ hiểu rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ. “ĐCSTQ đã không giữ cam kết ‘một quốc gia, hai chế độ’ mà họ hứa sẽ không thay đổi trong 50 năm, (ĐCSTQ) sử dụng thủ đoạn này để đánh lừa người dân Hồng Kông, uy hiếp người Đài Loan, lừa dối cả thế giới, dối trá và bạo lực luôn là cách cư xử của ĐCSTQ. Hiện nay, ngày càng nhiều người trên thế giới thấy rõ bộ mặt thật của họ.”
Tuy vậy Đại Hùng cho rằng những người Trung Quốc đang phải chịu khổ nhiều nhất là những người ở Trung Quốc Đại lục, bao gồm tất cả những người tin vào ĐCSTQ. Mọi người càng thức tỉnh sớm thì càng sớm tìm được tương lai tươi sáng cho bản thân. Ông hy vọng các tác phẩm của mình có thể góp phần thức tỉnh công lý và lương tâm mọi người, đồng thời cho người dân Hồng Kông biết rằng có nhiều người Trung Quốc thức tỉnh trên thế giới sẽ sát cánh cùng họ trong cuộc chiến chống ĐCSTQ. “Quan trọng là ‘Trời diệt Trung Cộng’ là một hiện tượng tự nhiên lớn, cả nhân loại đều tham gia trong đó, chọn từ bỏ ĐCSTQ có nghĩa là chọn một tương lai tốt hơn cho chính mình.”
Lý Bôn: Hy vọng điêu khắc nên tượng đài công lý và được đặt trên Quảng trường Thiên An Môn
Lý Bôn (Li Ben) là một nhà điêu khắc người Trung Quốc hiện đang sống ở Canada, là một trong những nhân chứng của vụ thảm sát ngày 4/6/1989 tại Quảng trường Thiên An Môn, khi đó ông 17 tuổi. Ông chia sẻ với Vision Times, vụ thảm sát đã tác động sâu sắc đến ông, thậm chí thay đổi nhân sinh quan của ông.
“Lúc đó tôi nghĩ rằng chính phủ ĐCSTQ sẽ chấp nhận ý kiến của sinh viên, vì tôi còn rất trẻ và rất lý tưởng hóa. Khi tôi nghe phát súng đầu tiên, cho đến khi khắp nơi tràn ngập tiếng súng thì toàn bộ nhân sinh quan và quan niệm của tôi về đất nước cơ bản đã sụp đổ. Kể từ đó, tôi chìm trong xung đột nội tâm kéo dài. Nhưng không chỉ vậy, tôi còn không biết tương lai phải làm gì, cũng không biết sống ở đất nước này có ý nghĩa gì.”
Sau một thời gian dài chán nản, Lý Bôn nhận ra rằng giá trị sinh tồn của mình không nên quá bị vấn đề chế độ chi phối, trong tương lai ông có thể làm được những việc có ý nghĩa hơn. “Trong cuộc đấu tranh nội tâm này, dần dần tôi đã lấy lại được thăng bằng. Cho đến khi tôi ra nước ngoài thì tôi hoàn toàn thay đổi, vì nhận thấy rằng mình có thể tự do sáng tạo, từ vẽ tranh sơn dầu đến điêu khắc, bây giờ đây là công việc chính của tôi. Tôi đang sáng tác theo các chủ đề như cuộc đàn áp ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chiến dịch phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông. Tôi nhận thấy rằng loại sáng tạo này là vì chính nghĩa nên muốn mãi nỗ lực cho nó.”
Ông cũng chỉ ra rằng tác phẩm điêu khắc phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông chỉ là khởi đầu, ông hy vọng sẽ ghi lại tất cả các sự kiện liên quan đến công lý trên thế giới dưới dạng tác phẩm điêu khắc. “Trong tương lai sẽ thực hiện một tượng đài kỷ niệm đặt trên Quảng trường Thiên An Môn, sẽ thay thế tất cả cái gọi là ‘Đài tưởng niệm Nhân dân’ [của ĐCSTQ]”.