Vụ tham nhũng Mobifone

Cac Bai Khac

No sub-categories

Công bố “li hôn” AVG – chiêu trò gì?

FB Phạm Việt Thắng

13-3-2018

Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng TTTT. Ảnh: internet

Tối qua, một số báo đã công bố thông tin, thậm chí cả biên bản làm việc về việc ông Phạm Nhật Vũ mua lại AVG từ Mobifone. Cuộc họp này diễn ra hôm 12/3 dưới sự chủ trì của Bộ TTTT.

Tin cho hay, ông Phạm Nhật Vũ, chủ cũ của AVG có thư xin mua lại AVG với giá đã bán cộng với lãi suất. Tóm lại là trả lại nguyên vẹn tiền của nhà nước đã bỏ ra để mua AVG để ông Vũ nhận lại “hàng” của mình, tức là trở về nguyên trạng.

Xin chưa bàn đến việc có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, khi hai bên thống nhất huỷ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, vì thực chất, nay ông Vũ mua lại AVG là mua tài sản nhà nước, không phải mua rau ngoài chợ, mà chỉ bàn về việc nhanh chóng công bố thông tin này.

Nên nhớ thương vụ AVG, trước đây khi giao cho Mobifone mua AVG, ông Trương Minh Tuấn đã có văn bản chỉ đạo không tuyên truyền rộng rãi vụ mua bán này, đồng thời xin Bộ CA, để đưa vào danh mục bí mật, mức độ MẬT. Nay, vừa họp xong thì báo chí được cung cấp ngay thông tin.

Mục đích của việc này, theo tôi là chiêu trò, thứ nhất là để trấn an dư luận, rằng đã thu hồi tài sản. Thứ nhì là để khẳng định, việc trước đây định giá 8.900 tỷ đồng để mua 95% cổ phần của AVG là đúng. Và khi đã “thanh minh” với dư luận việc mua đúng, thì gián tiếp công bố với dư luận là thanh tra sai.

Tuy nhiên, công bố Phạm Nhật Vũ mua lại AVG từ tay Mobifone, thể hiện trước đây, thương vụ này vi phạm pháp luật.

Bằng cớ là, kết luận của Ban bí thư nói: Thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát. Và, việc thương thảo để Phạm Nhật Vũ mua lại chính là đang thu hồi tài sản nhà nước. Như vậy khẳng định, thương vụ Mobifone mua AVG là có thất thoát tài sản nhà nước. Mà làm thất thoát tài sản nhà nước là vi phạm pháp luật.

Đó là chưa kể trong Văn bản ngày 26/11/2014, ông Trương Minh Tuấn còn “vẽ” nên việc có cơ quan tình báo nước ngoài chỉ đạo doanh nghiệp nước ngoài mua AVG, mà theo tôi là không ngoài mục đích dùng ngân sách nhà nước (thông qua Doanh nghiệp nhà nước – Mobifone) để mua AVG.

AVG về với ông Vũ và tiền nhân dân về với nhà nước, là điều đáng mừng. Nhưng không vì thế mà quên mất tài sản nhà nước đã thất thoát, do vậy, những ai làm thất thoát tài sản nhà nước phải được xử lí nghiêm minh.

_______________________________________________

FB Phạm Lê Vương Các

13-3-2018

AVG và MobiFone đã thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng, tức là AVG sẽ trả lại toàn bộ số tiền cho MobiFone. Hành động này chỉ được coi là một biện pháp “khắc phục hậu quả” cho các sai phạm của cả 2 bên, chứ không làm chấm dứt hoạt động điều tra và truy tố theo các tội danh hình sự.

Bởi lẽ, việc MobiFone bỏ ra hơn 8 ngàn tỷ đồng mua lại công ty AVG, trong khi giá trị thực của AVG chỉ khoản 600 tỷ đồng, nó là các sai phạm cố ý về thẩm định giá, về quản lý kinh tế thuộc sỡ hữu nhà nước, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.

Hành vi sai phạm và hậu quả ngân sách nhà nước bị thất thoát đã xảy ra, mục đích chiếm dụng tài sản nhà nước trong giao dịch này đã đạt được. Giờ đây giao dịch này không còn là sự thoả thuận, thương lượng theo bộ luật dân sự nữa, mà nó còn bị điều chỉnh bởi bộ luật hình sự.

Theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục tiến hành các hoạt động điều tra và truy tố về các sai phạm hình sự trong vụ mua bán này. Việc 2 bên tự nguyện hủy hợp đồng, hoàn trả lại tiền chỉ là một biện pháp khắc phục hậu quả để toà án xem xét giảm nhẹ hình phạt khi xét xử

13-3-2018

Luật sư Trần Vũ Hải là “bạn bè lâu năm” của ông Phạm Nhật Vũ. Ảnh: FB Trần Vũ Hải

Luật sư Trần Vũ Hải nói có một số thông tin “không đúng” về doanh nhân Phạm Nhật Vũ, cổ đông chính của AVG, liên quan thương vụ MobiFone mua AVG.

Là “luật sư lâu năm của ông Vũ”, ông Hải cho biết ông được ông Vũ mời đến làm nhân chứng trong cuộc họp hôm 12/3 giữa các lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền Thông, đại diện của Tổng công ty Viễn thông MobiFone và một số cổ đông của Công ty AVG.

“Chúng tôi có quan hệ hàng chục năm trước đây. Vụ việc này tôi đến theo lời mời của ông Phạm Nhật Vũ, đến để chứng kiến thỏa thuận này.”

Tại cuộc họp, AVG và MobiFone thống nhất hủy bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG.

Phía AVG nhận lại cổ phần công ty và hoàn trả các khoản tiền đã nhận từ MobiFone, trong khi phía MobiFone làm các thủ tục hủy bỏ Hợp đồng. Nhưng thỏa thuận này còn phải được báo cáo lên Ban Bí thư Đảng Cộng sản.

Hôm 13/3, luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ với BBC về những nội dung đã được trao đổi tại cuộc họp và những thông tin ông nắm về vụ việc.

Ông Vũ thiện chí trả phí?

Ông Hải xác nhận thông tin truyền thông Việt Nam đưa tin rằng, MobiFone còn thanh toán thiếu khoảng 5% giá trị hợp đồng cho AVG.

“Nhưng việc không thanh toán đấy thì được coi là không đúng quy định của thoả thuận. Trong thoả thuận cũng cũng đưa ra khả năng nếu vi phạm thoả thuận, một cách kéo dài, thì bên kia có quyền huỷ hợp đồng và biện pháp phạt, và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

“Tuy nhiên ông Vũ đồng ý rằng việc thoả thuận này diễn ra một cách tốt đẹp đúng như các bên đã ký.”

“Ông Vũ cũng đồng ý thanh toán một số khoản phát sinh cho Mobifone liên quan đến chuyển nhượng này, và tính thêm một số phí khác coi như một sự thiện chí của ông để chấm dứt thoả thuận.”

“Ông Vũ cũng muốn chấm dứt thông tin gọi là không hay liên quan đến việc này.”

‘Có thông tin không đúng ảnh hưởng ông Vũ’

Phóng viên của BBC hỏi tiếp về “các thông tin không đúng gây ảnh hưởng đến ông Vũ”, thì ông Hải trả lời:

“Theo tôi trong mỗi một sự việc những người chưa nắm đủ thông tin luôn có có chiều hướng dựa thông tin theo chủ quan của mình.”

“Ông Vũ cho rằng thông tin đến những giờ phút này, đối với cá nhân ông và nhóm cổ đông, ông cho rằng là không đúng.”

“Tôi tin chắc rằng là nếu ai gặp hoàn cảnh của ông Vũ cũng không ai có thể thoải mái được vì những thông tin lan truyền.”

Vậy thông tin dư luận cho rằng giá trị của AVG bị ‘nâng khống’ thì sao, phóng viên BBC hỏi ông Hải.

“Đó là một dư luận không hay, việc đánh giá cao thấp, là do các công ty MobiFone thuê một cách độc lập để đánh giá. Đây là câu chuyện của các nhà kinh doanh. Họ thuận mua vừa bán.”

“Hiện nay ông Vũ chỉ quan tâm là giao dịch cần chấm dứt nhanh chóng phù hợp với thoả thuận các bên, và không thiệt hại cho bên nào. Cố gắng là như vậy,” ông Hải nói thêm.

Khi được hỏi về việc Thanh tra Chính Phủ chưa công bố kết luận về việc MobiFone ký hợp đồng mua 95% cổ phần của AVG, ông Hải nói:

“Nên nhớ ông Vũ không phải phải đối tượng thanh tra.”

“Mặc dù ông có thể bị ảnh hưởng dư luận, ông Vũ là nhà kinh doanh, nhà đầu tư tư nhân, bán rẻ hay bán đắt bất cứ sản phẩm nào, miễn là có người mua, nếu một giao dịch nào đó không thanh toán trọn vẹn mà gây ảnh hưởng đến mình, ông sẽ tìm cách hủy bỏ giao dịch đó.”

“Ông có thể để đầu tư kinh doanh vào việc khác hoặc nhận lại tài sản của mình trong trường hợp này, như trong trường hợp này nhận lại cổ phần AVG.”

Ông Hải nhấn mạnh ông tham dự cuộc họp với tư cách nhân chứng, chứ không phải luật sư đại diện cho thân chủ trong vụ việc với MobiFone.

Năm 2016, MobiFone công bố thông tin đã hoàn tất đàm phán mua 95% cố phần AVG với giá trị thương vụ là 8.889 tỷ đồng.

Nhưng hôm 8/3, Ban Bí thư Đảng Cộng sản nói đây là một vụ việc “rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm”.

https://baotiengdan.com/2018/03/13/pham-nhat-vu-muon-giao-dich-avg-cham-dut-nhanh/

__________________________________________________________

Tuấn – Phượng và AVG

FB Lê Nguyễn Hương Trà

14-3-2018

Ảnh: internet

Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG với mức giá của giao dịch là 8.889 tỉ, lùm xùm từ tháng 9.2016 khi chính phủ bắt đầu tiến hành thanh tra toàn diện dự án. Suốt thời gian này, chẳng phải Lê Nam Trà (Mobilfone) hay Phạm Nhật Vũ (AVG) được dân… bàn nhậu, mạng xã hội và lề trái nhắc đến nhiều nhất; mà là hai cái tên Trương Minh Tuấn và Nguyễn Thanh Phượng.

Ông Trương Minh Tuấn Bộ trưởng Bộ 4T hiện nay, khi còn Thứ trưởng là người đã ký quyết định phê duyệt để anh Trà ký hợp đồng mua AVG. Tuấn đóng vai trò gì, hay có chấm mút gì không thì để… ông tổng Trọng tính đi ha; nhưng không có đời bộ trưởng nào liên quan tới truyền thông mà bị nhiều anh em báo chí mong chờ… thấy rớt đài như Tuấn.

Mới gần nửa nhiệm kỳ thôi, nhưng con số phạt vi phạm hành chính, đình bản, thu thẻ nhà báo chưa bao giờ lại nhiều kinh hồn như vậy. Sơ sơ được thống kê trong năm 2017, Bộ 4T đã hốt hơn 2 tỉ tiền phạt các báo; đình bản tạm thời 5 báo, thu hồi giấy phép 1 tờ và lột thẻ của 10 nhà báo; chưa kể trước đó 2016 còn các trường hợp bị cách chức, cho thôi việc các phó/tổng biên tập..vv.. trong đó có khá nhiều tội trạng rất tào lao và liên quan trực tiếp đến các vấn đề ngôn luận trên MXH.

Vụ AVG khiến cửa vô BCT của Tuấn vẻ như đang khép dần. Có tin ông Thuận Hữu TBT báo Nhân Dân, kiêm Phó Tuyên giáo TW đang nhắm ghế Tuấn.

Cùng trong mớ thông tin hỗn loạn, có nhóm nào đó trên mạng không rõ trực thuộc đơn vị nào, cho rằng Nguyễn Thanh Phượng con ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là nhân vật chủ mưu trong vụ Mobifone mua AVG. Tin đồn… nhây đến nổi mấy ngày qua vẫn có nhiều người vô hỏi, phải Nguyễn Thanh Phượng sắp bị khởi tố, bắt giam!?

Chỉ cần Google thần chưởng là ra!

Ngày 17.4.2015 Bộ TT-TT có công văn số 89/BTTTT-QLDN phê duyệt việc lựa chọn nhà thầu tư vấn mua cổ phần/ cổ phiếu AVG là Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS)

Không chỉ lề trái, lề phải cũng lộn VCBS và Công ty CP chứng khoán Bản Việt (VCSC) luôn: Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) không phải là đơn vị tư vấn trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

Việc liên quan Bản Việt và Mobifone từng được người có trách nhiệm là ông Tô Hải, TGĐ Bản Việt giải thích:

Lê Nam Trà thời điểm 9.2015 khi là Chủ tịch Mobifone đã làm việc với đơn vị tư vấn từng hợp tác trước đây là Credit Suisse – Thụy Sĩ để tiếp tục tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone. Tuy nhiên, mức phí quá cao nên thôi. Sau đó thì lựa chọn Bản Việt tư vấn cổ phần hóa MobiFone. Bản Việt không phải là lần đầu tiên tham gia tư vấn cố phần hóa MobiFone, đơn vị này đã là đối tác bản địa của Credit Suisse, trong quá trình tiến hành tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone. Thương vụ này khác hoàn toàn so với thương vụ Mobifone mua AVG!

Túm lại, VCSC từng hợp tác mấy lần với MF nhưng vụ mua AVG là do Bộ TT-TT phê duyệt cho VCBS làm tư vấn. Theo giá tui biết cũng bộn, tiền đô 6 số à ha.

Qua nay có nhiều ý kiến về diễn biến bất ngờ, khi MobiFone và nhóm cổ đông AVG ký kết thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng mua bán; AVG sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền MobiFone đã thanh toán. Nhưng ai nói gì thì cũng cho vui thôi hen, ông tổng Trọng đang giữ bóng.

https://baotiengdan.com/2018/03/14/tuan-phuong-va-avg/

_____________________________________

 

Vụ MobiFone mua AVG: ‘Nhả ra hết’ có thoát?

VOA

Khánh An

14-3-2018

Ảnh: internet

MobiFone là công ty viễn thông lớn thứ hai của Việt Nam. Ảnh: SGGP

Diễn tiến hủy hợp đồng đầy bất ngờ của thương vụ chuyển nhượng cổ phần đầy ‘nhạy cảm’ và đang bị điều tra đã làm bùng lên tranh cãi về những bất cập của hệ thống pháp lý và quyết tâm chống tham nhũng tại Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng tầm cỡ vụ này còn lớn hơn cả vụ Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh, mặc dù thông tin chính thức chưa đưa ra bất kỳ kết luận về dấu hiệu tham nhũng nào.

Giải pháp hủy bỏ hợp đồng mua 95% cổ phần Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) của doanh nghiệp nhà nước MobiFone với mức giá 8.889,8 tỷ đồng (khoảng 400 triệu USD) được đưa ra sau cuộc họp căng thẳng kéo dài 6 giờ đồng hồ giữa hai bên, cùng với đại diện Bộ Thông tin Truyền thông và luật sư, hôm 12/3, 4 ngày sau khi có chỉ đạo từ Ban Bí thư.

Đây là thương vụ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc họp Ban Bí thư ngày 8/3, cho là “vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm” và đã có công văn chỉ đạo “khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc đúng pháp luật và thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát”.

Tranh cãi quanh giải pháp “bất ngờ”

Nhận định về diễn tiến mà dư luận cho là “đầy bất ngờ” trong vụ điều tra đã kéo dài hơn 1,5 năm, TS. Phạm Chí Dũng, một chuyên gia kinh tế và chính trị Việt Nam, nói:

“Việc hủy hợp đồng muộn như thế này, dư luận cho rằng chẳng qua các vị ăn không được nên phải nhả ra. Thứ hai, một số vị quan chức tìm cách khắc phục hậu quả để làm tình tiết giảm nhẹ nếu như có vụ án MobiFone mua AVG”.

Thương vụ mua AVG của MobiFone, công ty viễn thông lớn thứ hai của Việt Nam, bị dư luận chú ý sau khi doanh nghiệp nhà nước này bất ngờ công bố đã hoàn tất mua lại 95% cổ phần của AVG vào tháng 1/2016, nhưng lại không tiết lộ giá trị hợp đồng mua bán.

Mãi đến tháng 11/2016, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng về việc thanh tra toàn diện thương vụ, MobiFone mới công bố đã chi gần 8,9 nghìn tỷ đồng (khoảng 400 triệu USD) cho thương vụ “chuyển nhượng” cổ phần.

Theo báo cáo tài chính quý II của năm 2016, thương vụ đã chiếm tới 40% tổng giá trị tài sản tính đến cuối tháng 6/2016 của MobiFone.

Dư luận cho rằng mức giá chuyển nhượng trên đã bị đội lên rất nhiều lần, trong khi giá trị thực của thương vụ được ước tính chỉ khoảng 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên theo nhận định của TS. Hà Hoàng Hợp, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, giá cả mua bán có thể được định rất khác nhau, theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán” của kinh tế thị trường. Nhưng vấn đề là các quy định tại Việt Nam về việc mua bán của doanh nghiệp nhà nước lại có những bất cập. Ông nói:

“Có 2 quy định: Một là quy định 69 của Bộ Tài chính thì đúng theo kinh tế thị trường là ‘thuận mua vừa bán’, thấy hợp lý thì mua. Nhưng quy định 67 của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì lại gài một câu là nếu Thủ tướng không cho phép thì không được mua. Quy định 67 này thực ra là trái với kinh tế thị trường, mà Việt Nam thì vẫn nói là đi theo kinh tế thị trường. Bây giờ, người ta thấy mua với một số lượng tiền lớn như thế thì người ta suy ra là có thể có chuyện mua cao rồi chia nhau chăng”.

Về phương diện pháp lý, Luật sư Trần Vũ Hải, người có mặt trong buổi làm việc giữa các bên, cho rằng việc AVG hủy hợp đồng “vì một số lý do, trong đó có lý do MobiFone không thanh toán hết số tiền mua cổ phần” là “hợp lý và đúng, phù hợp với luật pháp Việt Nam và với chính thỏa thuận trước đây”, LS. Hải thông tin trên Facebook.

Trong khi đó, một luật sư khác tại Hà Nội, LS. Hà Huy Sơn, lại cho rằng có thể thấy dấu hiệu vi phạm hình sự trong thương vụ được cho là gây thất thoát hàng nghìn tỷ của nhà nước.

“Theo tôi được biết, giá trị của công ty [AVG] chỉ 600 tỷ đồng, nhưng MobiFone lại mua tới 8,9 nghìn tỷ, tức là gấp mười mấy lần. Tôi không biết chuyện thực hiện hợp đồng, thanh toán, chuyển giao… tới đâu, nhưng theo quan điểm của tôi, sau khi ký hợp đồng và bắt đầu chuyển giao, thì việc định giá không đúng thực tế thì cũng là có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà nước rồi”, LS. Hà Huy Sơn nói với VOA tối 13/2.

Nhả ra là hết tội?

Tháng 7 năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng phải “khẩn trương” thanh tra và ra hạn 50 ngày để báo cáo kết quả, nhưng thời hạn này đã bị kéo dài cho tới hôm 8/3 vừa qua, khi ông Trọng một lần nữa lặp lại và nhấn mạnh đến mức độ “nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm” của vụ việc, trong bối cảnh Việt Nam đang chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng.

Thông báo của Bộ TTTT về giải pháp hủy hợp đồng giữa MobiFone và AVG đã vấp phản ứng khá mạnh từ dư luận. Nhiều người cho rằng có “lại quả” trong thương vụ nghìn tỷ và yêu cầu làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.

“Vấn đề bây giờ tùy thuộc vào ông Nguyễn Phú Trọng là ông có cho qua vụ này hay không, mặc dù hợp đồng giữa MobiFone và AVG đã hủy rồi. Nếu ông Trọng cho qua vụ này, thì nói theo dân gian, là nếu ăn không được thì nhả ra, và cứ nhả ra, cứ ói ra là coi như thoát tội. Nếu ông Trọng cho qua trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của một số quan chức trong vụ MobiFone mua AVG thì coi như ông Trọng đã tạo ra một tiền lệ là ‘cứ nhả ra là hết tội’”, TS. Phạm Chí Dũng nói.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế này, mặc dù chưa thành án, nhưng vụ MobiFone-AVG có dấu hiệu “gây thất thoát” rõ ràng hơn và mức độ ước tính cao gấp nhiều lần so với vụ đại án Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh vừa qua.

Dựa vào những sự kiện “bắt tham nhũng” dồn dập sau Tết Nguyên Đán, mới nhất là vụ bắt tướng công an Nguyễn Thanh Hóa và đường dây cờ bạc, TS. Phạm Chí Dũng cho rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang muốn “đánh đi một thông điệp” về quyết tâm chống tham nhũng, không chỉ “một bên” mà cả trong “phe ta”. Chính vì vậy, khả năng vụ MobiFone-AVG bị đưa ra xét xử là khá cao.

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, trong thương vụ mua AVG của MobiFone, có 6 cá nhân nhận tới 8.051 tỷ đồng trong tổng giá trị 8.889,98 tỷ đồng. Theo nguồn tin này, các cá nhân trên đã kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tổng cộng hơn 8 tỷ đồng.

AVG do em trai của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ, đứng đầu. Trước thời điểm chuyển nhượng , ông Vũ nắm 55,49% cổ phần AVG, tương đương với 2.013 tỷ đồng. Sau khi chuyển nhượng, số cổ phần của ông Vũ còn 0,12%, tương đương 4,3 tỷ đồng.

Thông báo của Bộ TTTT nói việc chấm dứt hợp đồng giữa MobiFone và AVG là “giải pháp tối ưu, đúng quy trình pháp luật” và “đảm bảo thu hồ đầy đủ vốn mà MobiFone đã đầu tư”.