Vụ máy bay Malaysia: Khám xét nhà riêng của phi công
Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo những thông tin mới nhất trong buổi họp báo hôm nay, thứ bảy 15/03/2014 tại sân bay Kuala Lumpur – REUTERS/Damir Sagolj
Theo RFI – Thanh Phương – Thứ bảy 15/3/2014
Về phía Việt Nam, tướng Đỗ Bá Tỵ, thứ trưởng bộ Quốc phòng chiều nay cũng thông báo rằng Việt Nam ngưng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, đồng thời yêu cầu các tàu ngoại quốc được cấp phép tham gia tìm kiếm rời khỏi lãnh hải Việt Nam.
Hãng tin AFP cho biết, hiện các nhà điều tra nghi rằng chiếc máy bay mất tích đã được điều khiển bởi một phi công dày dặn kinh nghiệm, biết tránh các radar dân sự, nhiều tiếng đồng hồ sau khi mất liên lạc. Một lãnh đạo quân sự Malasyia, có tham gia chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích, cho biết một radar quân sự đã tiếp tục nhìn thấy chiếc Boeing 777 trong suốt nhiều tiếng đồng hồ, sau khi chiếc máy bay này biến mất khỏi màn hình của các radar dân sự.
Máy bay MH 370 đã bay về hướng Ấn Độ Dương, rất xa về phía Tây so với lộ trình bình thường trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh ( tức là bay ngang qua vịnh Thái Lan ).
Theo BBC
Trực tiếp “Máy bay bị ngắt liên lạc có chủ đích”
đăng lại các trang vơi những sự kiện mới nhất
-
Nguyễn Thành Trung: (nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines) nói với BBC hôm 15/3 rằng nếu các thông tin mà giới chức cứu hộ và chính phủ Malaysia đưa ra là tin cậy được, phi cơ Boeing 777, MH370 có thể bay tới một điểm ở Tân Cương, hoặc thậm chí Tây Tạng trong vòng bốn giờ còn lại.
Trong trường hợp có không tặc xảy ra, theo Trung, người từng có kinh nghiệm lái Boeing 777 cùng hàng nghìn giờ bay phi cơ quân sự và dân sự, các không tặc có thể đã khống chế tổ lái bắt ngắt tín hiệu liên lạc, cũng như giữ im lặng trong khi lái.
Trong một kịch bản khác căng thẳng hơn, theo cựu quan chức lãnh đạo hàng không Việt Nam, các phi công cũng có thể đã bị các thành viên nhóm không tặc hạ sát, ngay khi lọt được vào buồng lái.
Trung cũng không loại trừ khả năng trong nhóm không tặc, nếu có trường hợp này xảy ra, có thành viên có hiểu biết nhất định về điều khiển Boeing 777, tuy nhiên, nếu trong trường hợp chỉ khống chế tổ lái, những hiểu biết này không cần cao tới mức để thành viên không tặc biết tường tận kỹ thuật, công nghệ điều khiển, mà chỉ cần nắm một số thông tin nhất định.
Trung không đặt cao giả thiết các phi công điều khiển chuyến bay đặt tính mạng của mình sang một bên để hợp tác với một âm mưu khủng bố, ông lấy làm tiếc nếu các phi công là nạn nhân của một vụ không tặc, hoặc tai nạn, mà có thể lại bị khám xét chỗ ở.
Cựu quan chức Vietnam Airliné còn đặt câu hỏi về sự chậm trễ khó hiểu của giới chức chính quyền Malaysia và hãng hàng không này khi đã ‘vì lý do nào đó’ đã không cung cấp kịp thời và sớm hơn thông tin cho cộng đồng quốc tế về hướng di chuyển thực sự của phi cơ mất tích sau khi sự cố xảy ra.
Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy 15/3, Nguyễn Thành Trung cũng bình luận về khả năng phản ứng của Việt Nam và khả năng Việt Nam có thể kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ trong các sự kiện cứu hộ, tìm kiếm với hàng không Việt Nam và kể cả với ngư dân, tàu thuyền của ngư dân Việt Nam trong trường hợp gặp nạn, hoặc bị tàu nước ngoài, tàu lạ tấn công, trên Biển Đông, trong đó có khu vực Hoàng Sa, Trường Sa.
Ông tin rằng khả năng tự đáp ứng và kêu gọi hỗ trợ quốc tế của Việt Nam trong đợt cứu hộ này ở trên Biển, như được thấy qua vụ tìm kiếm phi cơ của hàng không Malaysia, là khả thi.
cách đây 2 giờ 34 phút từ Nguyễn Thành Trung -
BBC News: Chủ biên mục Giao thông của báo The Independent của Anh, ông Simon Calder nói với truyền hình của BBC ông ngạc nhiên vì sao giới chức điều tra của Malaysia đã không tìm kiếm thông tin từ nhà riêng, nơi sinh sống của các phi công hoặc phi hành đoàn.
“Việc này lẽ ra đã phải làm từ cách đây một tuần”, ông Calder nói và tin rằng nếu được tiến hành sớm, có thể các nhà điều tra đã giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của và nỗ lực tìm kiếm.
Hiện nhà chức trách Malaysia đã tiến hành khám xét nơi ở của các phi công trên chuyến MH370 bị mất tích.
Các nhóm tìm kiếm vẫn tiến hành các hoạt động trong ngày thứ Bảy, trong đó Trung Quốc nói hải quân sẽ tiếp tục các hoạt động; còn hải quân Hoa Kỳ, Hạm đội 7 đã cử các tàu của mình tới các vị trí tìm kiếm và tập trung các nỗ lực hỗ trợ tìm kiếm ở vịnh Bengal và mạn bắc eo biển Malacca.
cách đây 3 giờ 57 phút từ BBC News -
Hạm đội Bảy (Mỹ): Thông báo của Hạm đội Bảy của Mỹ lúc 1 giờ chiều (giờ Hong Kong), mà BBC nhận được, cho biết:
Hôm nay các nỗ lực tìm kiếm MH370 SAR tiếp tục tập trung vào vịnh Bengal và khu vực phía bắc của eo biển Malacca.
• P-8A Poseidon ngày hôm nay đã tới vị trí ở vịnh Bengal để hỗ trợ các nỗ lực tìm kiếm. Nó có khoảng 3 giờ tìm kiếm trước khi hạ cánh để tiếp nhiên liệu ở Malaysia.
• Tàu USS Kidd có mặt tại vị trí ở khu vực phía bắc của eo biển Malacca, nơi nó tiếp tục các nỗ lực tìm kiếm.
• USNS Tippecanoe, (T-AO-199) một tàu tiếp dầu do Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự Mỹ đóng căn cứ ở Singapore điều hành, đang di chuyển qua eo biển Malacca và trên đường tới địa điểm tập kết để tiếp nhiên liệu và các tiếp tế phẩm cho tàu USS Kidd trong lúc tàu này đang tối đa hóa hoạt động trong khoảng thời gian ở vị trí tìm kiếm.
cách đây 4 giờ 21 phút từ Thông báo Hạm đội Bảy, Mỹ -
Phóng viên BBC Leisha Chi: từ Kuala Lumpur gửi về bức hình cho hay cuộc họp báo tiếp theo về chiếc máy bay mất tích sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật 16/3.
Sẽ không còn cuộc họp báo nào trong ngày 15/3 nữa, sau phát biểu của Thủ tướng Malaysia, theo cô.
cách đây 4 giờ 22 phút từ Phóng viên BBC Leisha Chi -
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Tần Cương, vừa lên tiếng thúc giục Malaysia tiếp tục cung cấp những “thông tin đầy đủ và chính xác” về chuyến bay MH370, Tân Hoa xã đưa tin.
Trong thông cáo báo chí được đưa ra ngày 15/3, ông Tần cũng cho biết “các chuyên gia kỹ thuật của Trung Quốc đang trên đường đến Malaysia để hỗ trợ cho công tác điều tra.”
Cũng theo ông Tần, Trung Quốc sẽ điều chỉnh việc triển khai các lực lượng tìm kiếm cứu hộ và kêu gọi tất cả những nước liên quan giúp sức.
cách đây 5 giờ 25 phút -
Thủ tướng Malaysia cho biết nhà chức trách đang tìm cách lần theo dấu vết của chiếc máy bay bị mất tích ở hai khu vực chínhTừ biên giới giữa Kazakhstan và Turkmenistan đến phía Bắc Thái LanTừ cực Nam Indonesia đến phía Nam của Ấn Độ Dương
Theo VOA
Phát hiện chấn động dưới đáy biển có thể liên hệ tới máy bay Malaysia mất tích
14.03.2014
Thông báo được đăng tải trên trang web của Đại học Khoa học-Kỹ thuật Trung Quốc hôm 14/3 là một trong những thông tin mới nhất trong nỗ lực quốc tế truy tìm chiếc Boeing 777 sau khi máy bay này mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu và biến mất khỏi màn hình radar sáng sớm ngày 8/3, mang theo 239 người.
Các khoa học gia Trung Quốc nói các tín hiệu họ thu được từ 2 trạm quan sát địa chấn ở Malaysia dường như cho thấy đã có một chấn động nhẹ xảy ra dưới biển khoảng 2:55 sáng ngày 8/3 ở vị trí cách mũi Nam của Việt Nam chừng 150 cây số.
Họ nói đây là vùng không có hoạt động địa chấn, cho nên xét về thời điểm và vị trí của sự kiện, có thể liên hệ tới chiếc máy bay Malaysia mất tích. Chấn động này xảy ra khoảng 85 phút sau khi chiếc máy bay MH370 mất liên lạc với trạm kiểm soát và tại địa điểm cách nơi mà người ta nghe thấy tín hiệu từ máy bay lần cuối cùng chừng 116 cây số về hướng Đông Bắc.
Nguồn: Reuters/Xinhua