Vòng kim cô thể chế chính trị tai hại thế nào?
Khi trồng cây trên sa mạc, người ta tiết kiệm từng giọt nước. Người Israel họ dùng công nghệ tưới nhỏ giọt để rót nước trực tiếp vào rễ để cây hút nước mà phát triển, nếu dùng công nghệ tưới phun như những xứ khác thì sa mạc hút hết nước của cây. Đấy là cách tưới thông minh, cung cấp cho những nơi cần tránh nước chảy vào những nơi lãng phí.
Đối với nền kinh tế cũng vậy, tiền được ví như nước và nền kinh tế là khu vườn cây. Những doanh nghiệp sản xuất như là những cây xanh cho nền kinh tế, còn những doanh nghiệp bất động sản thì nó chẳng khác nào vùng đất cát trong khu vườn. Nó không phải là nơi sản sinh ra cây tốt trái ngọt cho khu vườn xã hội mà ngược lại, nó lại hút hết nước cần thiết cho cây xanh. Nếu nói ngành sản xuất kiếm tiền bằng cách “làm ra món hàng mới” thì ngành bất động sản chủ yếu kiếm tiền bằng cách “đẩy giá món hàng cũ lên cao để hưởng chênh lệch”. Vì vậy, bản chất của ngành bất động sản là hút vốn của xã hội, nó chỉ làm giàu cho bọn đầu cơ chứ nó không làm giàu cho chất nước. Đất nước nào có nền sản xuất mạnh thì đất nước đó phát triển bền vững, đất nước nào nhìn đâu cũng thấy đại gia bất động sản thì đất nước này phát triển thiếu cân bằng không hề có sự bền vững.
Bản chất của bất động sản là luôn tăng chứ không giảm, vấn đề là nó tăng chậm hay nhanh mà thôi. Nếu một nhà nước điều hành nền kinh tế tốt, thì họ kiểm soát được tốc độ tăng trưởng giá trị bất động sản. Họ sẽ dùng chính sách thuế để làm sao giá bất động sản không vượt xa tốc độ tăng thu nhập của người dân, nhờ đó mà đa phần người dân được an cư và từ đó dân mới lạc nghiệp. Nếu nhà nước điều hành kinh tế kém thì tốc độ tăng trưởng bất động sản nhanh hơn tốc dộ tăng thu nhập trung bình của người dân nói chung, làm cho khả năng sở hữu nhà ở của người dân ngày một xã vời. Khi đó người không thể an cư, và tất nhiênhọ cũng khó mà lạc nghiệp được.
Chính quyền CS Việt Nam là chính quyền điều hành kinh tế trong thế mất tự do. Chính sách kinh tế phải bị giới hạn bởi gọng cùm thể chế chính trị. Chính vì vậy CS không bao giờ thoát khỏi sự yếu kém cố hữu của nó. Nếu nói người Mỹ có thu nhập bình quân của người dân là 62 ngàn đô/người và giá mỗi căn nhà phổ thông khoảng 200 ngàn đô/căn thì giá nhà tính ra cũng chỉ bằng 3 năm thu nhập trung bình của người Mỹ. Còn ở Việt Nam thì sao? Người Việt có mức nhập khoảng 60 triệu/năm mà giá nhà trung bình khoảng 2 tỷ/căn thì nó bằng đến hơn 30 năm thu nhập của người dân. Chính vì vậy đa phần người dân Việt không thể an cư lạc nghiệp được vì nhà cửa giờ đã ở quá xa tầm với của họ. Biệt thự bỏ hoang, dự án bỏ hoang, thành phố ma đầy ra đó nhưng dân thì vẫn không thể mua được nhà. Đấy là do sự yếu kém của ĐCS trong một quá trình dài.
Ngành bất động sản kiếm lời nhanh nên lẽ tự nhiên nó sẽ là nơi hút tiền của xã hội nếu nhà nước bơm tiền kích cầu cho nền kinh tế. Nếu nhà nước tung tiền để cứu nền kinh tế mà để nó chảy vào bất động sản quá nhiều thì việc bơm tiền ấy chẳng khác nào bơm nước vào sa mạc. Loại bơm tiền như “xả nước vào sa mạc” thì nó chỉ tạo tăng trưởng nóng mà thôi. Tăng trưởng nóng rất nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu nhà nước có trách nhiệm thì phải bóp dòng tiền vào bất động sản chứ đừng để nó chảy quá nhiều vào nơi này.
“Kẻ ăn không hết người lần không ra” đó là thực trạng thị trường bất động sản Việt Nam. Nhiều căn nhà được mua với núi tiền rồi bỏ hoang, trong khi đó vô số người dân dù làm lụng cả đời cũng không có căn nhà cấp 4 rẻ tiền để ở. Chính vì vậy, nhà nước cần phải đánh thuế mạnh vào những dự án bỏ hoang, những biệt thự bỏ hoang để hạn chế tình trạng đầu cơ gây lãng phí tiền của xã hội như thế. Được biết, chính sách thuế là một trong những chính sách quan trọng để nắn dòng tiền xã hội đi vào nơi hữu ích giúp cho nền kinh tế phát triển vững bền hơn. Tuy nhiên, ĐCS đang sử dụng chính sách thuế phải nói là rất “u mê”, nó không những không giúp cho sự phát triển đất nước mà còn tạo ra sự bòn rút “lấy nơi khố rách đãi nơi hồng quần”.
Ngày 21/6 trên báo CafeBiz có bài viết “Khó đánh thuế biệt thự bỏ hoang”, bài báo cho biết “Cưỡng chế đánh thuế với nhà bỏ hoang là vi phạm quyền sở hữu của Luật Dân sự”. Không biết luật dân sự bị vướng chỗ nào mà từ năm 2011 cho đến nay chính quyền CS không thực hiện chính sách thuế này được? Tại sao nước khác áp dụng được còn Việt Nam không thể? Nếu vướng luật dân sự sao không sửa phần vướng ấy trong Luật dân sự? Thực ra là CS không muốn sửa chứ chẳng phải không sửa được. Đơn giản là nếu sửa thì sân sau của quan chức CS sẽ thiệt hại. Nói cho cùng, luật cũng bởi con người tạo ra thì tại sao không sửa cho nó đồng bộ? Chẳng qua là các ông CS không chịu sửa.
ĐCS muốn độc quyền cai trị đất nước cũng vì quyền lợi của nó. Tự điều 4 Hiến pháp nó đã nói lên sự tham lam vô biên của cái đảng này rồi. Quyền lợi của nó là tối thượng, nếu có điều luật nào cần cho phát triển đất nước mà bị vướng quyền lợi của đảng thì muôn đời nó không được sửa được. Quyền lợi đất nước phải bị hy sinh để cho đảng ăn ngập mặt. Đấy là bản chất của vòng kim cô thể chế chính trị. Còn CS thì quyền lợi đất nước, quyền lợi nhân dân chỉ là thứ thứ yếu đứng sau quyền lợi đảng. Nguyên tắc này sẽ không bao giờ thay đổi dưới thời CS được, không bao giờ./.
FB Đỗ Ngà
Tham khảo: https://cafebiz.vn/kho-danh-thue-biet-thu-bo-hoang…