Với Chánh Sách Mới Của Tổng Thống Donald Trump Mỹ Tự Cô Lập Hay Hợp Tác Với Thế Giới?
I.- Dư luận của giới truyền thông và thực tế xã hội trong việc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45: Ông Donald Trump, vừa đắc cử làm Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ sau khi vượt qua bao nhiêu thử thách khó khăn ngay từ đầu khi bước ra tranh cử.
Trước ngày bầu cử (08/11/2016), theo dư luận của giới truyền thông được phổ biến rần rộ khắp nơi, thì ông Trump khó lòng vượt qua được những khó khăn trước mặt, thậm chí trong khi cuộc bầu cử đang diễn ra, trên sàn chờ đợi và theo dỏi kết quả từ khắp các tiểu bang gởi về của bà Hillary Clinton thì đèn hoa rực rỡ, pháo bông và thức ăn, rượu champagne sẳn sàng để chuẩn bị ăn mừng chiến thắng, trong khi bên phía ông Trump thì lu mờ ảm đạm, biểu hiệu cho sự bi quan sắp diễn ra. Nhưng kết quả bầu cử đã trái ngược với những gì mà giới truyền thông suy đoán, ông Donald Trump đã đánh bại bà Hillary Clinton và đã thắng cử một cách vẻ vang. Điều nầy đã nói lên được nguyện vọng của người dân Hoa Kỳ và cũng chứng tỏ rằng dư luận của giới truyền thông chưa hẳn là ý nguyện của người dân trong giai đoạn mà Hoa Kỳ phải đối diện với những di sản “chằn ăn trăn quấn” từ việc nội trị cho đến sự bang giao quốc tế của chánh phủ Barack Obama vận hành trong suốt tám năm qua.
Điều nầy đã cho thấy bao nhiêu vấn đề trắc trở trước mắt mà vị tân Tổng Thống nầy không phải dễ dàng tháo gở trong suốt nhiệm kỳ sắp tới mặc dầu đa số người dân Hoa Kỳ ủng hộ ông, chỉ trừ khi nào ông có lòng quyết tâm, có sự quả cảm và chân thành thật sự để thực hiện những điều mà ông đã mạnh dạng vạch ra.
Trước những khó khăn trước mắt đó, liệu ông Trump có thể làm được gì cho nước Mỹ và thế giới được tốt đẹp hơn những vị Tổng thống tiền nhiệm của ông không?
II.- Dọn đường cho một chánh sách:
1.- Nhận diện sơ khởi: Về hình dáng và cách ăn nói thì ông nầy xem có vẻ rất bặm trợn, khinh khỉnh, bạt mạng và bất cần, có thể đó là đặc tính của ông Donald Trump, biểu lộ bản chất của mộtcon người dám làm những điều mình nói.
Tuy nhiên, việc nói và việc làm thường lúc nào cũng có những khoảng cách, vì khi nói để vận động trong cuộc tranh cử chỉ là biểu lộ tư tưởng, lập trường của một cá nhân, nhưng khi được làm Tổng Thống thì việc làm của ông phải tùy thuộc vào Hiến Pháp, vào Quốc Hội. Cho nên mặc dầu đảng Cộng Hòa trong nhiệm kỳ của ông Trump nắm đa số trong lưỡng viện Quốc Hội, nhưng không phải Tổng Thống muốn làm gì cũng được, vã lại, trong lưỡng viện Quốc Hội và trong nội bộ của cả hai đảng, khó tránh khỏi một số đại biểu bị chi phối bởi những thế lực tài phiệt bên ngoài, và giới truyền thông cũng vậy, không phải lúc nào cũng vô tư. Cho nên, có những vấn đề được đặt ra, thấy rất hợp lý, hoàn toàn có lợi cho nước Mỹ mà vì bị những chi phối như vậy, một vị Tổng Thống đương quyền nhiều lúc buộc phải làm ngơ.
Một thí dụ là cách đây mấy năm, TT.Obama có hỏi ông Chủ Tịch (hay Tổng Giám Đốc, không nhớ rõ) của đại công ty Apple, đại khái là từ nhiều năm nay Apple đã đem qua Trung Quốc những việc làm để sản xuất những mặt hàng cho Apple rồi đem trở ngược những mặt hàng đó về Mỹ để bán kiếm lời, công việc nầy đã khiến cho nhiều người Mỹ bị mất việc làm và tiếp tay làm giàu cho Trung Quốc. Ông Chủ Tịch có thể đem những công việc nầy trở lại về Mỹ được không? Ông Chủ Tịch Apple trả lời thẳng thừng là: Không thể được. Ông TT.Obama im luôn.
Ngược lại, theo như cách nói thì chủ trương của ông Trump là không im như ông Obama mà quyết chí phải làm sao đem cho được những việc làm như vậy trở ngược về Mỹ để giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân Mỹ. Có thể xem đó là hành động của một người yêu nước. Để dọn đường đi tới, ngay sau khi vừa được đắc cử, trong một bài diễn văn đầu tiên, ông Trump đã phát biểu:
1.- Đối Nội, ông kêu gọi đoàn kết quốc gia:
“Giờ đã đến lúc chúng ta làm lành vết thương chia rẽ của nước Mỹ. Chúng ta cần ngồi lại với nhau.
Cùng các bạn Cộng Hòa, Dân Chủ, và các nhóm độc lập không thuộc đảng nào, tôi xin được nói đây là lúc chúng ta kết hợp lại để thành một khối độc nhất. Đã đến lúc!
Điều quan trọng mà tôi muốn nói với các bạn rằng, tôi tâm nguyện cùng tất cả các công dân Hoa Kỳ rằng tôi sẽ là Tổng thống không chỉ của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Với một số ít các bạn không ủng hộ tôi trong quá khứ, tôi mong các bạn sẽ hướng dẫn và giúp đõ chúng tôi để chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trong tình đoàn kết”.
2.- Đối ngoại, Ông tuyên bố một câu rất thẳng thắn, rất rõ ràng:
“Chúng ta sẽ giao hảo với bất cứ quốc gia nào muốn giao hảo với chúng ta. Chúng ta sẽ tạo quan hệ tốt đẹp với họ.
…..
Tôi cũng muốn nói với thế giới rằng, cho dù chúng ta đặt quyền lợi của nước Mỹ lên hàng đầu, chúng ta cũng sẽ đối xử với các nước khác một cách bình đẳng. Chúng ta sẽ tìm những mẫu số chung, phát huy những điểm tương hợp, tránh những xung khắc”.
III.– Những quy định vận hành: Đối nội là chuyện nội bộ của mỗi quốc gia, bên ngoài không xen vào được, nhưng vì trên đất Mỹ hiện có rất nhiều màu sắc cộng đồng khác nhau sinh hoạt, như cộng đồng Do Thái, cộng đồng Mễ, cộng đồng Cuba, cộng đồng Hoa Lục, cộng đồng Đài Loan, cộng đồng Hàn Quốc, cộng đồng Việt Nam,v.v… việc nội trị của chánh quyền Mỹ dĩ nhiên là để mưu cầu cho quyền lợi của Mỹ cho nên không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng đến một số quyền lợi của mỗi quốc gia mà cộng đồng mang tên, cho nên, mỗi cộng đồng trên đất Mỹ nếu muốn tranh đấu cho đất nước của mình thì đều phải hành xử bằng cách riêng nào đó để nương theo những việc làm của Mỹ mà vận động sao cho có lợi ích cho đất nước của mình. Được như vậy thì mới mong nhận được những sự trợ giúp hữu hiệu của Mỹ để đất nước mình được cùng hưởng lợi.
Chúng ta đừng quên rằng, trong sự bang giao quốc tế, không có vấn đề tình cảm và cũng không có ý thực hệ nào được coi trọng mà tất cả đều đặt trên cán cân quyền lợi như ông Trump đã phát biểu. Đặc biệt, ông còn phân định rõ quốc gia nào là bạn và quốc gia nào là thù để có những việc hành xử khác nhau trong sự cạnh tranh về quyền lợi. Trên cơ sở đó, ông đã nêu đích danh một số quốc gia tiêu biểu như sau:
1.- Đối với Trung Quốc, ông thẳng thắn nhận định:
” Tàu Quốc không phải là bạn. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Tàu Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi”.
Ông nêu lên tiếp những nhận xét thật xác đáng:
“ Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh.
Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc”….
“Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động”….
” Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay?”
(Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.)
Với những nhận định thẳng thắn như vậy, chắc chắn vị Tổng Thống thứ 45 nầy của Hoa Kỳ sẽ xem Trung Quốc là đối thủ số một, thậm chí còn là kẻ thù số một trên trường quốc tế mà Mỹ nhất thiết cần phải đối phó với lập trường cứng rắn hầu để tái lập lại sức mạnh cả kinh tế lẫn quân sự để xứng đáng là một siêu cường số một lãnh đạo thế giới. Đó là điều quan trọng hàng đầu mà ông Trump chủ trương nước Mỹ phải làm cho đến nơi đến chốn
.
2.- Đối với Nga thì ngược lại, hai bên có vẻ thân thiện nhiều ngay từ khi ông Trump đang còn trong thời kỳ vận động tranh cử và ông Tổng Thống Nga Vladimir Putin là người đầu tiên gởi lời chúc mừng ngay sau khi được tin ông Trump thắng cử.
Cứ theo những nhận định của ông Trump về Trung Quốc, chúng ta thấy ông Trump đã thấy rõ mối hiễm họa của tập đoàn Bắc Kinh mà trước đây đã có những nhận định sâu sắc để cảnh báo của hai tác giả người Mỹ là ông Peter Navarro và ông Greg Autry trong quyễn Death by China như sau:
“qua sự trổi dậy của một lực lượng quân sự viễn chinh năm chiều của Trung Cộng (không, lục, hải, vi tính, không gian) có khả năng rồi đây sẽ tiến hành những tuyên bố chủ quyền phi lý về lãnh thổ khắp thế giới-và chắc chắn cả trong không gian, một ngày nào đó”.
Thật vậy, với sự huy hiếp công khai của Trung Quốc với những nước láng giềng bằng cách giành giựt chủ quyền quần đảo Senkaku của Nhựt ở Biển Hoa Đông và ngang nhiên tự ý vẽ đường lưỡi bò chín đoạn để xâm lăng chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, rõ ràng là Trung Quốc muốn gởi một thông điệp để báo trước, không chỉ riêng cho những nước bé nhỏ như Việt Nam, Phi luật Tân và những nước xung quanh, mà còn có thể nói là một cảnh cáo lớn lao cho toàn thế giới, kễ cả Hoa Kỳ.
Đúng như những nhận xét của hai tác giả quyễn sách Death by China trích dẫn bên trên, nếu Hoa Kỳ và những cường quốc Tây phương không ngăn chận kịp thời, để cho đến khi sức mạnh của bọn Đại Hán nầy tăng dần, đạt đến mức độ bằng hay gần bằng Hoa Kỳ thì lúc đó sẽ không còn cách gì để có thể ngăn chận được nữa.
Với nạn nhân mãn trầm trọng cố hữu cần phải được giải tỏa, lúc đó Trung Cộng sẽ rãi dân của họ tràn ngập khắp mặt đất, và với sức mạnh vũ lực trong tay họ sẽ ngang nhiên mở lại chiến dịch “bạo lực cách mạng” để giết người một cách tàn khốc mà không ai có thể ngăn cản nổi và bọn người Đại Hán sẽ hoàn thành một “Thế Giới Đại Đồng theo Chũ Nghĩa Cộng Sản” do họ lãnh đạo, trong đó, trừ người Tàu theo họ ra, tất cả mọi giống người trên thế giới đều sẽ biến thành nô lệ mà sẽ không bao giờ có thể vùng dậy nổi.
Con cọp Tàu đã bắt đầu vươn vai trổi dậy kễ từ sau cuộc viếng thăm đầu tiên của cố Tổng thống Nixon, sau đó, vì quyền lợi kinh tế, Mỹ và các nước Tây phương tiếp tục mở rộng không gian cho nó mặc sức tung hoành, đến nay thì con cọp nầy đã tạm có đầy đủ nanh vuốt sắc bén để thật sự trở thành mối “hiểm họa da vàng”, đe dọa sự an nguy thật sự cho thế giới thì Mỹ mới giựt mình, bắt đầu tìm cách ngăn chận, chẳng khác nào chờ nước gần đến trôn rồi mới nhãy, cho nên vấn đề không thể giải quyết đơn giản vì nó đã quan hệ chằng-chịt khắp nơi về đủ mọi gốc cạnh vềQuyền Lợi, chỉ trừ có sự Quyết Tâm.
Có lẽ ông Trump cũng nhận thấy rằng Nga là một đồng minh chiến lược của Trung Cộng từ trước đến nay, nếu hai quốc gia nầy cùng hợp tác chặt chẽ với nhau thì sự đối đầu của Mỹ với hai cường quốc nầy sẽ khó khăn và nguy hiễm hơn nhiều, chưa chắc gì trong nhiệm kỳ 4 năm của ông Trump mà có thể giải quyết nổi. Cho nên, cách tốt nhứt là làm cho hai quốc gia nầy phải tách rời ra.
Hiện tại thì Nga không đủ mạnh và không nguy hiễm bằng Trung Cộng nên Mỹ kết thân với Nga không có thiệt hại gì mà còn là cơ hội tốt để hai nước nghi kỵ nhau mà tách rời ra khỏi thế liên minh để Hoa Kỳ rãnh tay đối đầu, triệt hạ kẻ thù số một là Trung Quốc mà ông Trump đã nói rõ trong chánh sách đối ngoại của ông và đồng thời cũng có thể giải quyết được với Nga về những vấn đề Trung Đông được dễ dàng hơn.
3.- Đối với Nhựt: Nhựt hiện tại cũng như Mỹ đều xem Trung Cộng là kẻ thù số một về việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải thuộc quần đảo Senkaku và thường xuyên có những cuộc xung đột nhau trên Biển Hoa Đông. Trước tình thế như vậy, đồng minh gắn bó lâu đời giữa Mỹ và Nhựt xem ra sẽ không thể sút giãm được mà ngược lại. có thể nói là còn có thể thắt chặt nhiều hơn. Cho nên, những cuộc gặp gở và thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Shinzo Abe trong thời gian tới chắc chắn sẽ đạt được những thỏa thuận hợp tác chống Trung Quốc một cách hữu hiệu.
4.- Đối với Nam Hàn: Nam Hàn hiện nay đang ở trong tình trạng cấp thiết hơn Nhựt vì luôn luôn bị Bắc Hàn gây hấn, mặc khác, bà Tổng thống Nam Hàn Park Geun Hye, một đồng minh thân cận với Mỹ đang gặp khó khăn qua vụ một người đàn bà thân thiết với bà lạm dụng quyền lực của bà để làm những điều phi pháp, cho nên để có thể đạt được một thỏa hiệp nhanh chóng với Mỹ về việc bảo vệ Nam Hàn và nhứt là việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ THAAD trên lãnh thổ Nam Hàn như đã được ký kết với Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama trước khi tình huống đối với bà có thể xấu đi, do đó, bà đã vội vàng liên lạc với ông Trump để trình bày sự việc và được ông Trump chấp nhận ngay. Điều nầy cho thấy Tổng Thống Mỹ Donald Trump cũng rất quan tâm đến vấn đề an ninh khu vực trên bán đảo Triều Tiên và Nhựt Bổn. Về vấn đề chia sớt gánh nặng cho những chi phí nầy thì chắc chắn không có gì trở ngại vì đó là quyền lợi chung của các bên, vã lại Mỹ cũng rất cần sự liên kết chặt chẽ với hai đồng minh Nam Hàn và Nhựt Bổn để tạo thế liên minh chống lại Trung Quốc .
Còn việc trợ giúp Nam Hàn để đối phó với lãnh tụ Kim Jong-Un của Bắc Hàn có lẽ cũng là niềm cảm hứng của Trump vì gay mắt trước tay kình địch khó ưa, hứa hẹn sẽ gặp nhau ngoài trận mạc và lần nầy chắc chắn Kim sẽ khó có cơ hội để hù dọa suông như từ trước tới nay.
5.- Đối với Phi Luật Tân: Mặc dầu Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Haye (Hòa Lan) đã ra phán quyết phủ nhận hoàn toàn việc Trung Quốc đòi chủ quyền hơn 80% vùng Biển Đông, tức là Tòa đã xử Phi Luật Tân thắng kiện đối với Trung Quốc, nếu Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino còn đương quyền thì tình thế có thể khác đi, khó có thể tránh khỏi xung đột mà diễn tiến đến đâu chưa có thể biết được, nhưng vì ông Rodrigo Duterte kế vị trước khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài nên tình thế đã thay đổi. Ông Duterte là một nhà độc tài, xử lý rất tàn bạo, bắn giết thẳng tay đối với những người nghiện ngập và những phần tử buôn lậu ma túy mà không cần phải qua sự xét xử của tòa án, cho nên bị Mỹ và thế giới Tây phưong lên án, cho nên, để thăm do mức độ bảo hộ của Mỹ đối với Phi Luật Tân ra sao, ông đã hỏi thẳng TT.Obama là nếu như Phi Luật Tân bị Trung Cộng tấn công thì Mỹ sẽ can thiệp tới mức độ nào. TT.Obama ỡm ờ, trả lời có tánh cách chiếu lệ. Chính vì thế ông Duterte mới tức giận và đổi chiều, chia tay với Mỹ, quay sang quy phục Trung Quốc.
Thật sự mà nói, trong vấn đề giải quyết Biển Đông, TT.Obama tuy luôn luôn cổ vũ phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế và sự tư do lưu thông hàng hải, nhưng việc hành xử để bảo vệ cho những việc đó thì tỏ ra rất nhu nhược, khiến cho Trung Quốc hừng chí, mỗi lúc càng hung hăng, diệu võ dương oai, ra sức lấn ép các nước láng giềng một cách lộ liễu và hung bạo. Thái độ nầy của Mỹ khiến cho các nước đồng minh lúc nào cũng phải lo sợ, e dè vì liên tưởng đến trường hợp khi Trung Cộng xâm lăng đảo Hoàng sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, Đệ Thất Hạm Đội Mỹ nằm gần đó nhưng bất động, để mặc cho hải quân Trung Cộng tự tung tự tác với đồng minh của mình, ngay cả việc cứu vớt nhân đạo đối với những quân nhân trôi dạt trên biển trong lúc đó Mỹ cũng không màng tới mặc dầu chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa hết sức lên tiếng kêu cứu.
Bởi vậy, việc ông Duterte đặt vấn đề với TT.Obama như nói trên chỉ là việc phải làm, điều đáng nói ở đây là với thái độ như thế, TT.Obama đã làm xoi mòn chánh sách chí xoay trục về Biển Đông mà chính ông đã chủ trương.
Riêng ông Duterte, từ bản chất con người cho đến sự phát ngôn và phương cách hành động có vẻ nông nổi và lòn cuối, nịnh bợ Trung Quốc, chắc chắn không qua nổi những con mắt cú vọ của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh và không sớm thì muộn sẽ bị sa lầy trong ván cờ bãi cạn Scaborough và quần đảo Trường sa. Ông Duterte cũng tự hiểu điều đó, cho nên đã tỏ ra hòa diệu với Mỹ khi hay tin ông Trump vừa đắc cử.
6.- Đối với Mã Lai: Mã Lai là một trong những quốc gia bị Trung Quốc lấn chiếm biển trong chánh sách bành trướng của Trung Quốc, nhưng ông Thủ tướng Mã Lai Najib Razak hiện đang bị mất uy tín nặng nề vì có liên quan đến những vụ lem nhem tiền bạc, cho nên tìm cách thuần phục Trung Quốc để có chổ nương thân, tuy nhiên, chưa thấy ông Trump nói gì về xứ sở nầy, có lẽ ông nhận thấy không có gì quan trọng.
7.- Đối với Việt Nam: Đối với Việt Nam, ông Trump lên tiếng chống đối mạnh mẻ, ông cho rằng Việt Nam đã cướp công ăn việc làm của người Mỹ, xin viện trợ, xin đầu tư để lấy tiền của Mỹ nhưng lại thuần phục (làm tay sai) cho Trung Quốc. Ông Trump không chấp nhận thế đu dây nầy của Việt Nam. Thái độ nầy của ông Trump rất chánh đáng, nếu là người Mỹ, chúng ta cũng sẽ không làm khác hơn. Là Người Việt Quốc Gia, chúng ta không nên tự ái, mặc cảm về việc nầy vì thái độ của ông Trump chỉ là đòn giáng lên đầu bọn chóp bu Việt Cộng, hàm ý chỉ cho bọn bạo quyền Việt cộng, vốn là tay sai, là thái thú của tập đoàn Cộng sản Bắc Kinh, đừng hòng chơi trò đu dây như thế đối với ông vì ông không phải là Bill Clinton, không phải là G. Bush, và hơn hết, cũng không phải là Barack Obama.
Nếu muốn thoát Trung, nếu như thấy làm tay sai cho Trung Cộng là hành động bán nước và muốn lấy lại những gì đã mất về tay Bắc Kinh, thì hãy sớm giác ngộ để trở về với dân tộc thì còn có hy vọng được sự giúp đở và hợp tác của Mỹ trên vấn đề Biển Đông.
Bạo quyền Việt cộng cũng cần có ý thức rằng, mặc dù Việt Nam có thế chiến lược lớn, hơn trội Phi Luật Tân, Mã Lai và Bruney trên vùng Biển Đông, nhưng không phải vì thế mà có thể mặc cả đủ điều với Mỹ trong vấn đề Biển Đông vì Luật về Tự Do Hàng Hải đã được Liên Hiệp Quốc quy định, cho nên cách tốt nhứt là đừng tiếp tục chơi trò đu dây, chỉ làm lợi cho Trung Cộng chớ chẳng ích lợi gì cho đất nước Việt Nam.
IV.- Kết luận
Với chánh sách mới như đã giải trình, chúng ta thấy Ông Trump muốn hợp tác với mọi quốc gia trên thế giới một cách sòng phẳng đồng thời ông cũng xác định một cách thẳng thừng Trung Cộng là kẻ thù số một mà Mỹ cần phải triệt hạ.
Để tìm cách giải vây, Tập Cận Bình một mặt tìm cách mua chuộc để lôi kéo về phía Bắc Kinh một số quốc gia để làm đồng minh cho mình, mục đích tạo thế thuận lợi để làm vô hiệu hóa Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Biển Đông. Những lãnh tụ của một số quốc gia nầy vì có vấn đề cá nhân bất ổn nên “yếu tim” như Duterte của Phi Luật Tân, như Najib Razak của Mã Lai, như Hun Sen của Miên, như Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam…cho nên đã dễ dàng bị lôi cuốn vào mưu toan và tham vọng bất chánh của Tập Cận Bình và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh như chúng ta đã thấy trong thời gian qua. Mặt khác, họ Tập cũng đang tìm cách thương lượng với Mỹ để hy vọng xoa dịu bớt căng thẳng được chừng nào hay chừng đó vì ông ta cũng thừa biết là khó qua mặt nổi ông Trump.
Riêng về cá tánh thì ông Duterte của Phi Luật Tân, ông Kim Jong-Un của Bắc Hàn và ông Trump của Mỹ đều là những nhân vật “nẩy lửa ngoại hạng” cho nên dễ kình địch chớ khó đi chung. Tuy nhiên, sự tự do lưu thông hải phận và không phận trên vùng Biển Đông theo luật quốc tế là quyền lợi huyết mạch không chỉ riêng cho Mỹ mà luôn cả cho Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Bruney. Vì vậy, ông Trump không thể ngồi yên để cho Trung Cộng tự do chiếm đoạt Biển Đông một cách bất hợp pháp. Nhưng vì là quyền lợi chung, cho nên trách nhiệm phải là trách nhiệm chung, nên phải cùng nhau thật tâm thảo luận để chia xẻ trách nhiệm sao cho hợp lý tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia để cùng sát cánh trong việc tuần tra, bảo vệ biển chớ không phải giao khoán cho Mỹ một mình phải gánh chịu hết.
Vấn đề nầy không có gì sai mà vội cho rằng chánh sách của ông Trump sẽ làm cho Mỹ bị cô lập, trái lại, đó là lẽ công bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm của những quốc gia liên hệ để có thể dễ dàng thảo luận với nhau hầu đi đến một thỏa hiệp hợp lý cho việc thành lập một liên minh quân sự vững chắc trong vùng.
Với sự quyết tâm của Ông Trump như hiện nay và nếu các quốc gia như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney và luôn cả Nam Hàn, Nhựt Bổn đều nhập cuộc thì cho dù giấc mộng bá quyền của tập đoàn Bắc Kinh có lên tới tận đĩnh đầu cũng sẽ đành ôm hận chớ không bao giờ dám liều mạng và khi đó, dĩ nhiên hòa bình sẽ đến trên toàn vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tập đoàn Việt cộng Hà nội và bọn Việt gian hải ngoại vốn từ lâu đã tiếp tay với bạo quyền Việt cộng để bán nước cho Trung Cộng, có chịu nhận thấy điều đó không? Vì với những diễn biến mới của tình hình chung trên thế giới trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, nếu tập đoàn Việt cộng Hà nội vẫn một mực ngoan cố, không chịu thức tỉnh để trở về với dân tộc thì chắc chắn là nhân dân sẽ tự động vùng dậy để phá xích xiềng nô lệ mà bạo quyền đã dùng nó để áp bức dân tộc từ mấy chục năm qua.
Hãy nhìn tấm gương sự nghiệp và cái chết thê thảm của vợ chồng tên trùm Cộng sản Đông Âu là Nicolae Ceausescu vừa cuồng tín, vừa độc tài, tàn bạo của Romania (Lỗ Ma Ni) năm 1989 mà tự soi lại mình trước khi quá muộn.
Thanh Thủy (18/09/2018)