CSVN chính thức trả lời báo cáo viên LHQ về các vụ đàn áp PGHH, Dương văn Mình, Mennonite Bình Dương và chùa Liên Trì
adminbasam – 13/06/2015 – Defend the Defenders 12-06-2015 – Người dịch: Trang Thiên Long
- Liên quan đến Phật giáo Hòa Hảo
Rõ ràng là những thông tin này không được kiểm chứng và ngụy tạo. Chính quyền sở tại của VN chưa nhận được bất kỳ đơn thư khiếu nại về những trường hợp đã nêu ra liên quan đến Bùi Văn Trung, Nguyễn Hoàng Nam, Bùi Thị Diễm Thúy… Về vụ Nguyễn Bắc Truyển, thông tin méo mó và không chính xác. Thực tế, có thể lấy vụ ngày 5/11/2014 làm thí dụ. Nguyễn Bắc Truyển đã gặp và nói chuyện với ông tham tán LSQ Pháp tại tpHCM một cách tự do. Sau cuộc gặp này, ông Truyển và viên tham tán đã xâm nhập vào nhà của người hàng xóm, chụp hình những người trong nhà mà không có sự đồng ý của họ. Bằng hành vi này, ông Truyển và vị tham tán đã vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và quyền bất khả xâm phạm nhà của họ. Người dân trong khu phố chứng kiến hành vi này, đã gọi chính quyền sở tại đến xử lý hành vi vi phạm của ông Truyển và vị tham tán (tương tự như trường hợp người dân của đất nước khác gọi điện cho các cơ quan bảo vệ khẩn cấp tìm sự giúp đỡ khi nhà họ bị xâm nhập bất hợp pháp hay hỏa hoạn…) Rõ ràng là không hề có những tình tiết như viên tham tán “bị tấn công và bóp cổ” và không ai bị bắt hay bị đánh đập.
- Liên quan đến một số người trong cái gọi là “tổ chức Dương Văn Mình”
Thông tin nói rằng chính quyền địa phương quấy nhiễu, đe dọa, hay trừng phạt những ai đã hợp tác với Báo cáo viên LHQ về tự do tôn giáo là không đúng và ngụy tạo. Tất cả thông tin liên quan đến vài cá nhân như Mã Văn Pa ở Cao Bằng, Lý Văn Dũng, Đào Đình Hoàng ở Tuyên Quang, Hoàng Văn Làu ở Bắc Cạn là vô căn cứ và không kiểm chứng. Về tổ chức Dương Văn Mình: tháng 12/2000, Dương Văn Mình dụ dỗ người dân, hầu hết là sắc tộc thiểu số vùng núi, lợi dụng sự thiếu thông tin và thiếu hiểu biết để truyền bá mê tín, khai thác lòng tin của họ để lừa đảo hay dụ họ thực hiện các hoạt động gây rối trật tự công cộng hay làm ảnh hưởng đến đời sống người khác. Dương Văn Mình cùng với vài thành viên, đe dọa, ngăn cản trẻ em trong khu vực đến trường, ngăn cản công dân, học sinh nhận hổ trợ từ chính quyền và các tổ chức xã hội. Thực hiện hành vi quấy nhiễu, kích động và xúi giục chia rẽ trong cộng đồng dân cư và phá hoại tinh thần đoàn kết trong các nhóm sắc tộc. Bất chấp luật pháp quốc gia và các quy định luật pháp sở tại, “tổ chức Dương Văn Mình” thành lập những khu vực nhằm giám sát đi lại và gặp gỡ tự do của những ai mà tổ chức này quản lý. Trước đó, năm 1990, Dương Văn Mình bị tòa án nhân dân tỉnh Hà Tuyên (bây giờ là Tuyên Quang) kết án 5 năm tù giam vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, truyền bá mê tín với mực độ nghiêm trọng. Vào tháng 5/2011, Dương Văn Mình và vài thành viên ép người dân từ bỏ quyền bầu cử và đăng ký vào danh sách không bầu cho quốc hội và các cuộc bầu cử địa phương. Những hành vi phạp pháp của tổ chức Dương Văn Mình đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp, đe dọa an toàn và an ninh xã hội trong khu vực, làm mất lòng tin trong nhân dân. Để bảo đảm an toàn xã hội và an ninh công cộng cho người dân, các cơ quan thi hành pháp luật đã tổ chức các cuộc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và giải thích cho quần chúng trong khu vực về các hành vi phạm pháp của Dương Văn Mình và tổ chức của ông ta.
- Liên quan đến Tin Lành Mennonite Bình Dương
Thông tin liên quan đến nhóm Tin Lành Mennonite là không chính xác và vu khống. Đối với ông Nguyễn Hồng Quang (sinh 1958, hiện đang sống tại D10, KP6, phường Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương) thì ngày 16/6/2014, Nguyễn Hồng Quang đã nộp cho chính quyền đơn thư với nhiều cáo buộc rằng “chính quyền đã đàn áp Giáo hội Tin Lành Mennonite, hủy hoại tài sản giáo hội, tấn công, quấy nhiễu, hay bắt tín đồ vô cớ…”. Chính quyền sở tại đã nhận được đơn thư và sau cuộc điều tra thấu đáo đã kết luận rằng các cáo buộc của ông Quang là vô căn cứ. Ông Nguyễn Hồng Quang đã nhận được thư trả lời của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định và ông đã không hề có phản hồi nào thêm. Thực tế, trong thời gian qua, Nguyễn Hồng Quang thường xuyên tập hợp nhiều người tại nhà riêng của ông, gây ồn ào mất trật tự, làm ảnh hưởng an ninh, an toàn trong khu dân cư, dụ dỗ người dân, kích động thù hằn, chia rẽ, bạo lực và truyền bá thông tin vu khống về hình ảnh kinh tế xã hội của đất nước. Chính quyền sở tại đã nhiều lần nhắc nhở ông Quang và yêu cầu ông không được lập lại các hoạt động gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thay vì tuân thủ yêu cầu của chính quyền địa phương, ông Quang kích động tín đồ thách thức và chống lại những người đang thi hành công vụ. Vì vậy, chính quyền sở tại đã tiến hành kiểm tra hành chánh tại tư gia của ông Nguyễn Hồng Quang vào các ngày 9/6/2014 và 11/11/2014, và đã phát hiện nhiều vi phạm, bao gồm không tuân thủ thủ tục đăng ký tạm trú, không tuân thủ báo cáo lý lịch người tạm trú mà chính quyền đã yêu cầu. Trong thời gian kiểm tra, nhiều người đã bị tra vấn để báo cáo theo luật định nhưng không ai bị bắt. Cáo buộc rằng 76 người đã bị đưa về đồn công an mà không có lý do, hay 20 người bị đánh đập đến nỗi cần điều trị là hoàn toàn vô căn cứ và không thật.
- Liên quan đến giải tỏa và đền bù Chùa Liên Trì
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là dự án đô thị quan trọng của TpHCM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm các tiện ích và dịch vụ công chất lượng phục vụ người dân. Theo quy định của dự án này, Chùa Liên Trì tại phường An Khánh, quận 2, TpHCM nằm trong khu giải tỏa cùng lúc với các mồ mã và nhà cửa của cư dân. Theo thủ tục và lộ trình giải tỏa đền bù, Ủy ban Đền bù của Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã nhiều lần thảo luận với trù trì chùa Liên Trì, HT. Thích Không Tánh, trong tinh thần thiện chí và hợp tác, về tái bố trí chùa đến một khu vực mới lớn hơn và tốt hơn, nhưng không đạt kết quả. Báo cáo nói rằng không có đất đền bù cho chùa là không đúng. Thực tế, Ủy ban đền bù giải tỏa đã đề nghị bồi thường cho chùa một khu đất rộng 609.72 mét vuông tại phường Cát Lái, quận 2 và cung cấp tất cả phương tiện cần thiết để thực hiện di dời dễ dàng và chi trả thêm 1.6 tỷ đồng (tương đương 80 ngàn đô la) cho tái xây dựng chùa mới… Chính quyền địa phương cũng lấy 100 triệu đồng (tương đương 5 ngàn đô la) từ ngân sách để bảo đảm chùa có điều kiện tốt nhất hoạt động mà không bị ảnh hưởng bởi quy định chung. Hiện tại, Ủy ban đền bù giải tỏa khu đô thi mới Thủ Thiêm và các đại diện của chùa Liên Trì vẫn còn đang thương thảo giải quyết. Vì vậy, thông tin trong báo cáo về giải tỏa và phá hủy chùa Liên Trì trước ngày 30/9/2014 là một cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ. Đọc báo cáo chính thức yêu cầu nhà cầm quyền VN trả lời các vụ đàn áp tôn giáo (bản tiếng anh). Đọc VN chính thức trả lời báo cáo viên LHQ về các vụ đàn áp tôn giáo (bản tiếng anh).