Vinh quang và lo lắng của Xi Jinping
Những vinh quang
Ȏng Xi Jinping (Tập Cận Bình) không phải là người lãnh đạo đảng Cộng Sản thành công để nắm chánh quyền trên lục địa Trung Hoa như Mao Zedong (Mao Trạch Ɖông). Ȏng cũng không phải là người có sáng kiến hiện đại hóa để đưa nước Trung Hoa nghèo nàn và lạc hậu lên hàng cường quốc kinh tế và quân sự như Deng Xiaoping (Ɖặng Tiểu Bình). Ȏng chỉ là người thừa hưởng kết quả của Bốn Hiện Ɖại Hóa do Deng Xiaoping lưu lại mà thôi. Nhưng ông là người vượt hẳn hai vị kia vì lãnh đạo một quốc gia rộng gần 11 triệu km2 với 1,5 tỷ dân, một quốc gia đứng hạng nhì về phương diện kinh tế và đứng hàng thứ ba về mặt quân sự trên thế giới.
Ȏng Xi Jinping hạnh phúc hơn Mao Zedong và Deng Xiaoping vì dẫn vợ đẹp, ăn mặc sang trọng nhất thế giới (như truyền thống của Trung Quốc tự hào) đi công du khắp thế giới.
Ȏng Xi Jinping danh dự hơn Mao Zedong khi ông nầy đến Nga lúc mới cầm quyền. Stalin bắt Mao phải chờ đợi cả tháng mà không chịu tiếp. Trái lại Putin sốt sắng và vui vẻ đón tiếp vợ chồng Xi Jinping. Liền sau đó Putin tuyên bố ly dị vợ. Putin được Xi Jinping ban ân huệ bằng một thỏa ước 400 tỷ Mỹ kim mua dầu khí của Nga.
Ȏng Xi Jinping danh dự hơn Deng Xiaoping khi Deng đến Hoa Kỳ gặp tổng thống Jimmy Carter năm 1979. Tháng 9 năm 2015 Xi đến Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ trải thảm đỏ đón tiếp với nhiều phát súng đồng chào mừng. Ȏng đọc diễn văn trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với tư cách thủ lãnh một đại cường. Ȏng Xi và Putin dùng diễn đàn nầy để bao vây và tấn công Hoa Kỳ.
Tháng 10 năm 2015 vợ chồng Xi Jinping đi Anh và cũng được vinh dự được trải thảm đỏ và những phát súng đồng chào mừng. Ȏng được ngồi chung trên xe ngựa với nữ hoàng Elizabeth và được dùng yến tiệc do hoàng gia Anh khoản đãi. Danh dự của Trung Quốc được nêu cao vì Anh là quốc gia Bạch chủng đầu tiên mở đầu cho việc xâu xé Trung Quốc bằng cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1839 – 1842). Trong một công viên trong tô giới Anh người Trung Hoa… bị cấm vào! Xi Jiping biết cách gây uy tín cá nhân đối với dân tộc ông. Họ hả dạ vì ông biết dùng đồng tiền hiện có làm cho quốc gia từng khinh bỉ dân tộc và đất nước ông phải kính trọng vợ chồng ông.
Xi Jinping and Trương Tấn Sang
Ɖầu tháng 11 năm 2015 vợ chồng Xi Jinping sang Việt Nam và được nghinh đón long trọng bằng thảm đỏ và những phát đại bác chào mừng. Nếu ông Xi được nghinh đón trọng thể ở hai cường quốc lớn là Hoa Kỳ và Anh thì ông đến Việt Nam không thể với tư cách là bạn của Cộng Sản Việt Nam được. Tư cách của ông là tư cách của người tạo ra các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam trong quá khứ một phần tư thế kỷ qua và những ngày sắp tới. Vì năm 2016 Việt Nam sẽ có đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam để bầu cử lãnh đạo mới.
Ma Yingjeou & Xi Jinping
Hai ngày sau khi đến Hà Nội, Xi Jinping gặp Ma Yingjeou (Mã Anh Cửu), tổng thống Ɖài Loan, ở Singapore. Ɖây là cuộc gặp gỡ giữa hai kẻ cựu thù lần đầu tiên sau 66 năm ngày Cộng Sản đánh đuổi Quốc Dân Ɖảng (Kuomintang) Trung Hoa ra khỏi lục địa. Hai bên đều tỏ ra vui vẻ dưới mẫu số “anh em cùng chung một nhà” và “Trung Hoa một nước”. Những điểm chung nầy cho thấy Quốc Dân Ɖảng và đảng Cộng Sản Trung Quốc gần nhau 99,99%. Cuộc họp giữa hai vị lãnh đạo không có quốc kỳ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc. Sau cuộc họp ngắn ngủi hai bên không ký thỏa ước nào. Cả đôi bên đều ăn tiệc vui vẻ. Có ký giả ngoại quốc vui miệng đặt câu hỏi: “Ai trả tiền trong buổi tiệc nầy? “ Câu hỏi đơn giản nhưng rất hay vì căn cứ vào việc ai trả tiền, người ta đoán được ai là kẻ cả hay ai là người giàu. Nếu kẻ cả trả tiền, có nghĩa là kẻ cả đang chiêu dụ đàn em. Nếu đàn em trả tiền, có nghĩa là kẻ cả đang o ép, bốc lột đàn em. Suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền Ma Yingjeou đã hướng hẳn về lục địa, ký thương ước với lục địa, sửa đổi sách giáo khoa theo ý muốn của Beijing (Bắc Kinh). Ɖảo Taiwan (Ɖài Loan) tiếp đón hàng triệu du khách từ lục địa đến trong năm qua. Chánh sách thân lục địa của Ma Yingjeou không được dân Taiwan hoan nghinh. Quốc Dân Ɖảng bị thất cử nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương năm 2014. Ma Yingjeou từ chức chủ tịch Quốc Dân Ɖảng. Trước khi đi Singapore gặp Xi Jinping, Ma Yingjeou được dân chúng Taiwan tiễn đưa bằng một cuộc biểu tình phản đối rầm rộ.
Tháng 9, 10 và 11 năm 2015 là ba tháng vinh quang của Xi Jingping. Dưới cái nhìn thiển cận của tôi thì vinh quang của Xi Jinping ở các quốc gia biến thiên như sau:
Quốc Gia | Tỷ Lệ Vinh Quang |
Hoa Kỳ | 80% |
Anh | 95% |
Việt Nam | 100% + |
Taiwan | 99% (đối với QDƉ chớ không phải đối với toàn dân Taiwan) |
Với Hoa Kỳ Trung Quốc được nhiều lợi thế mặc dù tổng thống Obama thường nói đến việc chuyển trục sang Á Châu. Hoa Kỳ vẫn còn vướng bận ở Ɖông Âu và Trung Ɖông, nhất là việc chống khủng bố Al Qaeda và ISIS. Tây Thái Bình Dương hầu như bị bỏ ngỏ sau chiến tranh Việt Nam đến năm 2008. Sự thiếu quan tâm của Hoa Kỳ là một khích lệ to lớn đối với Trung Quốc khi họ tự nhận chủ quyền 80% Biển Ɖông gần 3 triệu km2. Ɖó là cái lưỡi bò chín đoạn được Beijing luôn luôn nhắc đến. Sự lớn mạnh và thắng lợi của đảng Cộng Sản Trung Hoa năm 1949 diễn ra dưới thời cầm quyền của đảng Dân Chủ với tổng thống Harry Truman. Obama lên cầm quyền sau khi Hoa Kỳ uể oải vì hai cuộc chiến tranh do đảng Cộng Hòa của tổng thống Bush II tiến hành ở Afghanistan và Iraq. Tổng thống Obama dè dặt trong việc sử dụng võ lực để giải quyết các vấn đề quốc tế. Ȏng dùng ngoại giao và các biện pháp kinh tế để đối phương suy giảm. Sau một trận đánh lớn người chửi bới, hăm he ầm ĩ và bị mất nhiều tiền vì thua mưu đối thủ, người đó là người thắng hay người thua? Ȏng Ngô Ɖình Diệm há không được xem là Churchill ở Á Châu? Ȏng Nguyễn Khánh và Nguyễn Văn Thiệu há không được gọi là những nhà lãnh đạo lỗi lạc ở Ɖông Nam Á? Tỷ lệ vinh quang 80% nói trên của Xi Jinping không hoàn toàn bất biến.
Tỷ lệ vinh quang 95% ở Anh rất dễ hiểu vì Trung Quốc sẽ đầu tư ở đó 30 tỷ Mỹ kim. Bỏ 30 tỷ Mỹ kim để được trải thảm đỏ, nghe các phát súng đại bác chào đón, dự yến tiệc với nữ hoàng và ngồi xe ngựa hoàng gia có lỗ lã gì cho Anh, một quốc gia quân chủ nhưng rất thực tế trong vấn đề kinh tế và thương mại và là một quốc gia dân chủ không cần hiến pháp thành văn. Một lãnh tụ Cộng Sản, tự hào về nguồn gốc vô sản và đấu tranh cho vô sản như câu mở đầu của bài Quốc Tế Ca (L’Internationale) Debout le damnes de la Terre (Vùng lên! Hỡi các nô lệ trần gian), lại nuôi mộng tư bản giàu có và mộng quân vương, đế quốc. Ở chỗ nầy Xi Jingping bị dư luận thế giới hoài nghi không ít. Ɖiều mĩa mai là các lãnh đạo Cộng Sản đả kích vua chúa một cách thô bạo nhưng chính họ muốn trở thành vua chúa và muốn có nhiều quyền hành hơn cả vua chúa!
Ɖiều đáng lưu ý là Xi Jinping thành công ở Việt Nam, quốc gia đồng chế độ Cộng Sản với Trung Quốc, nhiều hơn ở Taiwan, vùng đất đồng chủng (ít ra trên 50%) và đồng văn với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam do Beijing yểm trợ và sắp đặt. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam phải bám vào Trung Quốc để giữ quyền hành. Tổng thống Taiwan do dân chúng bầu lên trong những cuộc bầu cử tự do và trong sạch trong vòng 20 năm nay. Trên thế giới chỉ có Cộng Hòa Chủ Nghĩa Việt Nam bang giao với Trung Quốc trong tư thế bất bình đẳng. Họ phải tôn trọng Bốn Tốt và Mười Sáu Chữ Vàng do Beijing đưa ra. Ngoài những hiệp ước nhượng đất đai và biển đảo dưới thời Lê Khả Phiêu, người ta không biết Nguyễn Văn Linh, Ɖỗ Mười, Lê Ɖức Thọ, Phạm Văn Ɖồng và Võ Nguyên Giáp đã hứa gì với Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) tại hội nghị Chengdu (Thành Ɖô) năm 1990. Theo Wikileaks thì Việt Nam trở thành một tỉnh phía Nam của Trung Quốc hay một quận của tỉnh Guangdong (Quảng Ɖông) hay Guangxi (Quảng Tây). Vào năm 2020, tức 30 năm sau năm 1990. Việc Việt Nam mua tàu bè, súng ống chỉ là cách trấn an những người Việt Nam đau lòng về thái độ bám quyền hành bằng sự hy sinh cả giang sơn cho Trung Quốc. Hà Nội có phản ứng gì khi tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đụng chìm? Việt Nam không dám nói đến tên tàu Trung Quốc, cũng không dám kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế như Phi Luật Tân thì võ khí, tàu bè, phi cơ chiến đấu chỉ là một cái cớ xài tiền vô tội vạ thôi chớ không phải đó là phương tiện quốc phòng nhằm bảo quốc, an dân.
Nhiều người cho rằng Trung Quốc xâm lăng. Họ có cần xâm lăng làm chi cho hao hơi tổn sức, lại không đảm bảo kết quả. Họ không xâm lăng nhưng Việt Nam đã mất rồi. Ɖó là chánh sách tân đế quốc của Trung Quốc áp dụng ở Việt Nam, quốc gia từng bị họ đô hộ 11 thế kỷ nhưng không nuốt chửng được. Bây giờ chỉ cần dùng chủ nghĩa quốc tế Cộng Sản, chánh sách tiêu diệt nhân lực, trí lực, văn hóa, lịch sử và tài nguyên xứ sở qua những cuộc chiến tranh triền miên sau đệ nhị thế chiến mà đưa cả nước vào vòng nô dịch một cách nhẹ nhàng vì đánh mất bản sắc và truyền thống dân tộc. Nếu Việt Nam là một tỉnh hay một quận của Trung Quốc vào năm 2020 (còn trên 4 năm nữa) thì Trung Quốc có lợi gì ngoài việc mang tiếng xâm chiếm thuộc địa, bành trướng chủ nghĩa bá quyền như Cộng Sản Việt Nam lên án khi họ nghiêng theo Cộng Sản Sô Viết (1975 – 1980). Ɖó là chưa nói đến việc phải lo nuôi 90 triệu dân. Trong một phần tư thế kỷ nầy có đòi hỏi trịch thượng nào của Trung Quốc mà Cộng Sản Việt Nam dám khước từ? Việc tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, quyền mướn đất trồng rừng dài hạn, cấm không cho các công ty ngoại quốc thăm dò dầu khí trong vùng Lưỡi Bò rộng 3 triệu km2 được xem thuộc chủ quyền của Trung Quốc; khai thác bauxite ở Tây Nguyên; thuê bờ biển để nuôi cá; lập thành phố rải rác khắp ba miền đất nước Việt Nam; cấm không cho người Việt Nam vào các khu cư trú của họ, kể cả nghĩa địa của họ xây ở Việt Nam; đặt tên đường bằng Hoa ngữ ở những vùng họ thuê mướn và khai thác v.v… Việt Nam là thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc đã bị các nước chối từ vì lý do gì đó. Nhiều món hàng của Trung Quốc bị tai tiếng trên thị trường quốc tế mang nhãn hiệu Việt Nam để được tiêu thụ dễ dàng ở Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất giúp cho Trung Quốc tái lập ảnh hưởng của họ ở phía bắc vĩ tuyến 17 bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt, nhân lực và tài nguyên của Việt Nam. Nhưng Cộng Sản Việt Nam phải mang ơn họ vì họ viện trợ võ khí, thuốc men, lương thực, cố vấn chánh trị và quân sự.
Chiến tranh Việt Nam lần thứ hai giúp cho Trung Quốc được yên ổn xây dựng đất nước bằng sự tàn phá nhân lực, trí lực, sự đoàn kết dân tộc, tài vật lực của Việt Nam. Hoa Kỳ rời khỏi Nam Việt Nam mở đường cho sự bành trướng của Trung Quốc xuống Biển Ɖông và các nước Ɖông Nam Á.
Những dẫn chứng trên cho thấy Trung Quốc không cần xâm lăng hay biến Việt Nam thành tỉnh, quận, của họ để mang tiếng xâm lăng, bá quyền mà còn phải có bổn phận nuôi dân và xây dựng cầu, đường, bến cảng như các đế quốc Anh, Pháp, Hòa Lan, Hoa Kỳ,… đã làm ở các thuộc địa của họ trước kia. Beijing không biến Việt Nam thành tỉnh, quận vào năm 2020 như Wikileaks cho biết. Họ giữ nguyên trạng ở đó bằng những nhà lãnh đạo do họ đào tạo, tiếp sức và bảo vệ để nắm mọi quyền lợi ở Việt Nam trong tay họ qua những nhà lãnh đạo giàu lòng tham quyền hành và lợi lộc nhưng nghèo tình yêu nước, yêu dân. Họ biến Việt Nam thành tai mắt của họ, đem tin tức thu thập về mọi lãnh vực từ các nước mà Beijing xem là thù nghịch hay đối nghịch với họ như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Ɖộ, Liên Âu về trình báo cho Beijing. Nếu Việt Nam còn là một quốc gia thì Việt Nam còn một lá phiếu tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Việt Nam được hưởng quyền lợi gì từ các nước mà Trung Quốc không gần được thì Trung Quốc sẽ hưởng quyền lợi đó của Việt Nam. Thí dụ: Việt Nam được vào TPP (Trans Pacific Partnership) và được hưởng đặc ân về quan thuế chẳng hạn thì hàng hóa của Trung Quốc tràn vào Việt Nam và dán nhãn Made in Vietnam để được hưởng đặc ân quan thuế của TPP. Trung Quốc chỉ hưởng lợi mà không phải lo bị trách móc là đế quốc bóc lột, tàn ác nếu họ trực tiếp đô hộ Việt Nam. Việc nuôi dân nghèo đói ở Việt Nam cũng không phải là bổn phận của họ hay của chánh quyền Việt Nam. Nhiệm vụ đó do 4 triệu người Việt Nam sống khắp năm châu đảm trách! Họ là những người tỵ nạn, những quân nhân sang Hoa Kỳ theo diện HO, những người du học trước và sau năm 1975, những người được chánh quyền Cộng Sản cho ân huệ đi làm lao động ở các quốc gia Cộng Sản Ɖông Âu trước kia, những du học sinh Cộng Sản v.v…
Ɖó là vinh quang 100%+ của Xi Jinping.
Ɖối với Quốc Dân Ɖảng ở Taiwan, vinh quang của ông đạt đến 99%. Thật khó nắm được tỷ lệ vinh quang của Xi đối với toàn dân Taiwan. Ɖiều chắc chắn là tỷ lệ đó dưới trung bình. Kết quả cuộc bầu cử cuối năm 2014 và phản ứng của sinh viên thanh niên chống chánh sách thân lục địa của tổng thống Ma Yingjeou chứng minh điều đó.
Việc gặp gỡ giữa Xi Jinping và Ma Yingjeou ở Singapore có một ý nghĩa đặc biệt. Hai lãnh tụ người Hán gặp nhau trên một đảo quốc do một người Hán thành lập và có 75% dân số là người Hán. Nếu Xi Jinping xem Ma Yingjeou là người một nhà thì Singapore cũng là một nhà không? Nếu Beijing cho rằng Biển Ɖông và các đảo trong Biển Ɖông thuộc chủ quyền của Trung Quốc xét về phương diện lịch sử thì Beijing có ngần ngại để nói rằng Singapore là của Trung Quốc vì 75% dân ở đó là người Hán không? Xi Jinping có nghĩ rằng Lưỡi Bò bao gồm cả eo biển Malacca không? Vì chỉ chiếm Tây Sa, Trường Sa thì không đủ sức khống chế Tây Thái Bình Dương và Ấn Ɖộ Dương nếu không kiểm soát được eo biển Malacca.
Ȏng Xi Jinping vinh quang như vậy, quyền uy vang dội khắp vũ trụ lại hạnh phúc có vợ đẹp, ca hay, mang quân hàm thiếu tướng và là người ăn mặc sang trọng vào bậc nhất trên thế giới. Vậy ông có gì để phải lo lắng?
Những lo lắng của Xi Jinping
Quốc nội
Công việc quan trọng hàng đầu đối với ông là củng cố địa vị và gia tăng quyền lực cá nhân. Lên cầm quyền chưa đầy ba năm, ông vận dụng bộ máy tuyên truyền và báo chí của đảng và nhà nước ra sức đề cao cá nhân ông. Nào là cha Xi (Tập) mẹ Peng (Bành), nào là Xi Ɖại Ɖại, nào là lãnh tụ bình dân khi ăn sáng bằng bánh bao, nào là anh hùng chống tham nhũng từ ruồi đến hổ v.v… Dĩ nhiên những cảnh Hoa Kỳ, Anh Quốc, Việt Nam trải thảm đỏ và bắn đại bác chào mừng được truyền thông Trung Quốc khai thác triệt để.
Xi Jinping ban cho mình nhãn hiệu chống tham nhũng từ ruồi đến hổ. Một cuộc thanh trừng đối thủ chánh trị để củng cố và duy trì quyền hành lâu dài trở thành chiến dịch bài trừ tham nhũng. Ɖịnh nghĩa thế nào là người thanh liêm và tham nhũng trong một nước Cộng Sản to lớn với 1,5 tỷ dân? Một người có vài trăm triệu Mỹ kim và có con gái học Harvard như ông Xi Jinping là người liêm khiết để cầm đầu đạo quân chống tham nhũng? Ȏng Gorbachev là chủ tịch Liên Sô và tổng bí thơ đảng Cộng Sản, là vị lãnh đạo Cộng Sản đầu tiên công du với vợ. Vợ ông, bà Raisa Gorbachev (1932 – 1999), là một giáo sư đại học. Nếp sống và cách ăn mặc của bà rất đơn giản. Người phụ nữ Liên Sô nào thời bấy giờ cũng có chiếc áo mà bà Raisa mặc. Việt Nam Cộng Hòa là một nước nhỏ, ít dân và bị chiến tranh tàn phá. Không chối cãi rằng VNCH bị rã mục vì tham nhũng mặc dù ngay cả người tham nhũng cao nhất nước cũng không có một triệu Mỹ kim. Ȏng Trần Văn Hương, một nhà giáo chân chính, thực sự thanh liêm cũng đành than rằng: “Giết hết tham nhũng lấy ai làm việc!” Từ chuyện nhỏ nầy chúng ta thấy việc bài trừ tham nhũng ở Trung Quốc không đi về đâu. Nếu đó là một cái cớ để thanh trừng, hạ bệ giữa các phe phái thì Xi Jinping phập phồng lo sợ sự chổi dậy của những người mà ông sắp hạ nhục và tước đoạt tài sản vì “tham nhũng”. Ȏng Jiang Zemin (Giang Trạch Dân), Hu Jintao (Hồ Cẩm Ɖào) cầm quyền tất cả 20 năm há không có phe đảng riêng?
Hố sâu cách biệt giữa người nghèo và giàu trong một nước Cộng Sản “tư bản hóa” quá lớn. Trung Quốc có ít ra từ 400 đến 500 triệu người nghèo không đủ ăn, trong khi đó một tỷ phú Trung Quốc khoe giàu bằng cách sang Hoa Kỳ đãi các người vô gia cư ở New York ăn cao lâu và hứa cho mọi người 200 đô la (không có cho)!! Một người lái tắc xi năm xưa, Liu Yiqian, nghiễm nhiên trở thành tỷ phú, đã mua bức tranh một thiếu nữ trần truồng của Amedeo Modigliani với giá 170 triệu đô la trong một cuộc bán đấu giá ở New York vừa qua.
Kinh tế Trung Quốc có khuynh hướng xuống dốc. Các nước đầu tư ở Trung Quốc bắt đầu e dè. Việc đập phá các cơ sở của công ty Nhật và hành hung người Nhật vì nước nầy không nhượng bộ trong việc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku cho thấy an ninh của người ngoại quốc và an toàn của các cơ sở của họ không được đảm bảo trong khi đảng Cộng Sản khơi động một cuộc tranh chấp gì đó không tiên liệu trước được. Hàng hóa Trung Quốc mang nhiều tai tiếng trong giới tiêu thụ trên hoàn cầu.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc bị khủng hoảng trầm trọng từ mùa hè năm 2015. Có ít ra 100 triệu người bị thua lỗ hết sạch tiền.
Trong nước Xi Jinping có nhiều loại kẻ thù:
Kẻ thù cùng đảng nhưng khác phái từ thời Mao Zedong, Deng Xiaoping, Jiang Zemin đến Hu Jintao.
Khả năng bạo loạn của dân chúng bất mãn vì bất công xã hội, cách biệt giàu nghèo; kỳ thị chánh trị, kỳ thị địa phương; âm mưu trở lại thời kỳ sùng bái cá nhân với Cha Xi (Tập) Mẹ Peng (Bành) như thời Mao Zedong v.v…
Bất ổn ở Tây Tạng và Tân Cương.
Thảm đỏ của Hoa Kỳ, Anh Quốc và Việt Nam, đường lối mị dân (ăn sáng bằng bánh bao, chống tham nhũng), lấp biển xây đảo với những lời hăm he hù dọa võ lực có đủ sức mạnh để ngăn chận hay đập tan những mầm mống bất ổn ghi trên hay không?
Quốc ngoại
Trung Quốc và Xi Jinping bị cô lập trong dư luận của cộng đồng thế giới. Người ta không xem Trung Quốc là quốc gia xứng đáng là một trong Ngũ Cường có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc vì chính nước nầy xem thường luật pháp quốc tế và dùng sức mạnh quân sự để đe dọa các quốc gia láng giềng hay dùng tiền bạc đang có để mua chuộc cảm tình. Người tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc bắt đầu lo sợ Trước đó họ thích hàng Trung Quốc vì giá rẻ giống như hàng hóa của Nhật trong thập niên 1920 và 1930. Người ta không còn khen thức ăn Trung Quốc như trước, trái lại người ta bắt đầu hoài nghi thức ăn làm bằng thịt hay bột được biến chế từ một vật dụng nào đó. Nhiều quốc gia tiếp nhận du khách Trung Quốc than phiền về sự ồn ào, hỗn loạn mất trật tự và gây tổn hại các di tích lịch sử như đã xảy ra ở Ai Cập và Pháp. Sự hiện diện đông đảo du khách ở khu Ginza, Tokyo, Nhật Bản làm cho du khách các quốc gia khác không còn hứng thú viếng thăm khu phố phồn hoa nầy. Ɖó là phong cách đặc thù của công dân một nước tự hào lãnh đạo thế giới và có văn hóa lâu đời sao?
Ȏng Xi Jinping thỏa mãn lòng kiêu ngạo của dân tộc ông bằng chánh sách phát triển quân sự, bành trướng lãnh thổ, chà đạp luật pháp quốc tế, gieo sự khiếp đảm cho các quốc gia trong vùng bằng Lưỡi Bò chín đoạn, xây đắp đảo, lập vùng phòng không và nhận dạng (ADIZ) và tự xem biển đảo ở Tây Thái Bình Dương thuộc chủ quyền của họ.
Mao Zedong từng gọi Hoa Kỳ là con cọp giấy. Cuối năm 2013 Trung Quốc lập vùng không gian phòng thủ và nhận dạng, tức thì Hoa Kỳ cho B52 bay ngang vùng ấy mà không một lời trình báo. Nhật và Ɖại Hàn cũng không công nhận uy lịnh của Beijing khi cho phi cơ bay ngang qua vùng nầy. Trung Quốc xây đắp đảo nhân tạo và buộc các nước phải xem đó là lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng 12 hải lý. Hoa Kỳ bác bỏ phần đất đắp là một hải đảo. Tháng 5 năm 2015 phi cơ thám thính Hoa Kỳ bay trên không phận phần đảo đắp cát và bị Trung Quốc cực lực phản đối. Ngày 27-10-2015 tàu Hoa Kỳ đi tuần trên Biển Ɖông áp sát phần đảo cát mới đắp của Trung Quốc. Beijing lên tiếng nguyền rủa và và đe dọa dùng võ lực với Hoa Kỳ. Bộ trưởng Hoa Kỳ Ash Carter không nao núng trước sự đe dọa của Trung Quốc vì tàu bè Hoa Kỳ tuần tra trên Biển Ɖông từ nhiều thập niên qua và Hoa Kỳ có quyền lưu thông hàng hải bất cứ vùng biển nào trên thế giới mà luật pháp quốc tế cho phép. Xem ra Hoa Kỳ có đầy đủ LÝ và LỰC để nói chuyện với Trung Quốc cho đến khi nào người ta cần LỰC hơn là LÝ.
Nếu Trung Quốc là chủ nhân ông của cái Lưỡi Bò 9 đoạn rộng 3 triệu km2, sao họ không ra tòa án trọng tài quốc tế khi bị Phi Luật Tân thưa? Sao họ không dám chấp nhận giải quyết vấn đề bằng giải pháp ngoại giao quốc tế chung với các nước liên quan trong khu vực? Ɖó là sự thất bại của Trung Quốc về mặt pháp lý quốc tế.
Trung Quốc có thể cho Hoa Kỳ một Pearl Harbor thứ hai không?
Nếu có, Trung Quốc sẽ nếm hương vị mà Nhật Bản đã nếm năm 1945.
Nếu không, danh dự của xi Jinping bị thương tổn. Trung Quốc sẽ nhận danh hiêu “Cọp Giấy”. Cảnh giậu đổ bìm leo khó tránh được.
Năm 2016 có hai cuộc bầu cử tổng thống làm cho Xi Jinping ăn ngủ không yên. Ɖó là cuộc bầu cử tổng thống ở Taiwan và cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.
Ban đầu Quốc Dân Ɖảng và đảng Dân Chủ Tiến Bộ đưa hai nữ ứng cử viên ra tranh ghế tổng thống. Quốc Dân Ɖảng đưa nữ ứng cử viên Hung Hsiu-chu ra tranh cử. Về phía đảng Dân Chủ Tiến bộ có nữ tiến sĩ Tsai Ying-wen. Sau nhiều tháng thăm dò dư luận, Hung Hsiu-chu của Quốc Dân Ɖảng tỏ ra quá yếu kém trước Tsai Ying-wen của đảng Dân Chủ Tiến Bộ. Ngày 17-10-2015 Quốc Dân Ɖảng quyết định thay thế ứng cử viên Hung Hsiu-chu bằng chủ tịch Quốc Dân Ɖảng và thị trưởng Tan Taipei (Tân Ɖài Bắc) Eric Chu, tức Chu Li-luan (1961 – ). Không biết lục địa có áp lực nào trong việc thay thế ứng cử viên Hung Hsiu-chu không? Vì Hung Hsiu-chu không có khả năng đắc cử? Hay vì bà là phụ nữ theo quan niệm nam trọng nữ khinh thường thấy trong xã hội Trung Hoa? Vì bất cứ lý do gì sự thay thế nầy làm cho Hung Hsiu-chu đau lòng không ít. Nhưng nó cũng không bảo đảm sự đắc cử của Eric Chu, tiến sĩ Kế Toán. Chánh sách xáp lại quá gần với lục địa của Quốc Dân Ɖảng không được lòng dân Taiwan. Dư luận Taiwan hướng về nữ ứng cử viên Tsai Ying-wen của đảng Dân Chủ Tiến Bộ. Bà Tsai không che dấu lập trường thân Hoa Kỳ và Nhật Bản của đảng Dân Chủ Tiến bộ của bà. Việc Xi Jinping gặp Ma Yingjeou như nhắc nhở rằng Beijing ủng hộ Quốc Dân Ɖảng. Ɖó là lá phiếu của Xi Jinping cho Taiwan? Nó cũng nhắc nhở Quốc Dân Ɖảng phải trung kiên với công thức một nước Trung Hoa. Nếu Tsai Ying-wen đắc cử thì việc sát nhập Taiwan vào lục địa bị chậm lại.
Năm 1996 rồi 2012 Trung Quốc từng dùng hỏa tiễn và đại bác để bỏ phiếu cho Taiwan.
Sự đe dọa năm 1996 hoàn toàn thất bại. Lee Teng-hui đại thắng trong cuộc bầu cử năm ấy.
Sự đe dọa quân sự năm 2012 giúp cho Ma Yingjeou tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
Trong cuộc bầu cử năm 2016 Trung Quốc có dùng võ lực để làm áp lực đối với cử tri Taiwan hay không?
Nếu năm 2016 đảng Dân Chủ Tiến Bộ thắng cử, liệu Trung Quốc có dùng võ lực đánh chiếm đảo Taiwan hay không? Ɖó là sự lo lắng của Xi Jinping vì không biết giải pháp quân sự có trơn tru như ước muốn hay không nếu dùng nó? Hay nó có kết quả ngược lại với hàng loạt hậu quả không lường trước được?
Xi Jinping được ít nhiều vinh quang dưới thời tổng thống Obama. Dù là ứng cử viên đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa nào đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, hào quang của Trung Quốc cũng bớt phần sáng chói. Niềm tự hào Hán tộc sẽ giảm đi nhiều trước vị tổng thống bạch chủng.
Nếu nói theo câu châm ngôn của người Việt Nam: Ăn ít thì no dai, theo nguyên trạng Trung Quốc hưởng trọn quyền lợi kinh tế, chánh trị, văn hóa ở Việt Nam, một quốc gia 90 triệu dân và là bàn đạp để lấn chiếm các nước Ɖông Nam Á lục địa và quần đảo dễ dàng.Nếu họ không tấn công tàu bè hay phi cơ Hoa Kỳ trên các đảo cát mới xây thì Hoa Kỳ không có lý do gì bắn trả lại để có chiến tranh giữa hai cường quốc. Họ mặc nhiên là sở hữu chủ của quần đảo Tây Sa và Trường Sa và có quyền khai thác hải sản và dầu khí trong vùng Lưỡi Bò mà họ vẽ ra. Nếu họ hung hăng gây chiến với Hoa Kỳ hay Nhật hay tấn công bất cứ một quốc gia nào từ Taiwan xuống Ɖông Nam Á thì cuộc diện sẽ đổi khác hoàn toàn bất lợi cho họ. Ɖó sẽ là lúc câu Tham thực cực thân của người Việt Nam được kiểm chứng. Xi Jinping có nhiều giấc mơ. Giấc mơ nào cũng có ác mộng.
Phạm Ɖình Lân, F.A.B.I.
http://www.art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_vinhquangvalolangcuaXiJinping.html