Việt Nam và những bê bối chính trị trước chuyến thăm của Donald Trump

Cac Bai Khac

No sub-categories

Việt Nam và những bê bối chính trị trước chuyến thăm của Donald Trump
Gần đây, đã có khẳng định là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tới Việt Nam vào đầu tháng 11 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại thành phố biển Đà Nẵng.
 
Trong khi đó, các chuẩn bị cho cuộc hội họp – có vẻ như cũng có sự tham dự của Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc – đã bị rơi vào tình trạng rối loạn sau khi có tin tức cho biết hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Đà Nẵng phải đối mặt với những biện pháp kỷ luật vì cái gọi là “hành vi sai trái của cán bộ viên chức”.
Tổng thống Trump và đội ngũ của ông đang có rất nhiều vấn đề và hành động cân bằng phức tạp khi đến Việt Nam trước khi dừng lại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Philippines, nơi ông cũng sẽ tham dự cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tình hình ở Bắc Triều Tiên đương nhiên phải đứng đầu chương trình nghị sự, tiếp theo là thương mại vì khu vực này đang cố gắng xây dựng các liên minh mới sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Thoả thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy phiên bản của một thỏa thuận thương mại khu vực trong khi vẫn kềm chế diễn viên nổi loạn trên Bán đảo Triều Tiên.
Đối với các đồng minh Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản, tín hiệu tiếp tục ủng hộ các liên minh an ninh có lẽ nằm ở đầu danh sách mong muốn, nhưng vì thực tế của năm 2017, có thể họ sẽ giải quyết bất cứ vấn đề nào không có tính kích động hoặc ra ngoài kế hoạch đã định. Những kỷ niệm về sự xuất hiện của Trump tại hội nghị thượng đỉnh G7 và G20 hồi đầu năm vẫn còn khá mới mẻ.
Đối với Việt Nam, bất chấp sự thất vọng về TPP, cuộc họp APEC là cơ hội để tiếp tục làm việc trong mối quan hệ với Hoa Kỳ từng bị xem là có bị đảo ngược. Việt Nam, nói cho cùng, là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á.
Và mặc dù vấn đề vũ trang hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã đẩy vấn đề căng thẳng ở biển Đông ra khỏi các tiêu đề, chính phủ Việt Nam vẫn hy vọng Hoa Kỳ có lập trường mạnh mẽ và tiếp tục hợp tác an ninh ngày càng tăng giữa hai nước.
Các quan chức Việt Nam cũng vẫn muốn phô trương Đà Nẵng, thường được coi là “thành phố dễ sống nhất” của đất nước. Trên bờ biển miền Trung Việt Nam, thành phố này thường được coi là một kiểu mẫu về những gì có thể đạt được về quy hoạch và quản lý đô thị. Nguyễn Bá Thanh, nhà lãnh đạo có uy tín trong một thập kỷ cho đến năm 2013, đã giám sát sự phát triển của Đà Nẵng thành một đô thị hiện đại kiểu dáng đẹp như hiện nay. Sau đó, ông được thăng chức lên một vị trí trong chính quyền trung ương tại Hà Nội, nhưng đã chết vì ung thư vào năm 2015.
Rồi thì tin tức cuối tháng 9 vừa qua cho thấy hai nhà lãnh đạo cấp Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Ánh và Chủ tịch UBND xã Huỳnh Dức Thọ, phải đối diện với các biện pháp kỷ luật vì “hành vi sai trái, quản lý kém và không trung thực”.
Thọ đã được bị chính thức cảnh báo từ phía Đảng Cộng sản về các vấn đề liên quan đến những quyết định ưu đãi đất đai dành cho các doanh nghiệp nhất định sử dụng.

Mời xem Video: Hội nghị TW6 ngày thứ 4: Hoàn tất việc bầu Uỷ Viên BCT thay Đinh Thế Huynh và Đinh La Thăng?

 

Lãnh đạo Đảng trẻ tuổi Anh, vẫn đang chờ tin tức về hình phạt cho mình. Ông đã vi phạm các quy tắc bằng việc đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến của cơ quan lập pháp và đã nhận những món quà không thích hợp từ kinh doanh, trong trường hợp này, là một chiếc ô tô và hai ngôi nhà. Sau khi bị công chúng phát hiện và phản đối, ông đã trả lại chiếc xe. Không nói gì về ngôi nhà.
Sau đó, tất cả các viên chức chính phủ trong thành phố bị yêu cầu phải huỷ bỏ bất kỳ chuyến đi nước ngoài nào hoặc phải xếp lại cho đến sau ngày 15 tháng 11, để chỉ tập trung vào việc chuẩn bị cho cuộc họp APEC. Hội nghị thượng đỉnh là một cơ hội hiếm hoi để Việt Nam trở thành trung tâm chú ý của toàn cầu, và các cấp chính quyền phải chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Brett Davis/Forbes

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

(FB Lê Quốc Tuấn)