CSVN tìm cách chống đỡ khó khăn kinh tế
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất dây cáp điện tử tại Hà Nội, Việt Nam. Hầu hết các nguyên liệu được sử dụng trong các nhà máy sản xuất là từ TC.
Theo VOA – 07.09.2015
Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chống đỡ các khó khăn vì TC, đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội, phá giá đồng nhân dân tệ trong bối cảnh nền kinh tế nước này suy thoái. Nhưng theo tường thuật của thông tín viên Ralph Jennings, Việt Nam đang thực thi các cải cách lớn, có thể biến nước này trở thành một xưởng sản xuất lớn của khu vực.
Khi TC phá giá đồng nhân dân tệ 3,5% hồi tháng Tám, Việt Nam đã chú tâm ngay lập tức. Cũng như TC, nền kinh tế Đông Nam Á trị giá 186 tỷ đôla này, cũng dựa vào ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, và lĩnh vực này đã tăng trưởng gần 9% năm ngoái. Đồng nhân dân tệ mất giá sẽ khiến các mặt hàng của TC có giá cạnh tranh hơn ở nước ngoài, đẩy các nhà sản xuất vào thế đối đầu với các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối mặt với hàng hóa từ TC tràn vào, trong khi nước láng giềng phương Bắc dựa vào các nước khác để tránh tình trạng nhu cầu sút giảm ở trong nước.
Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư Khách hàng của Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn, SSI, nói rằng thuế thấp cộng với các vấn đề ở trong nước đang chứng kiến ô tô tải và thép TC đổ vào Việt Nam.
“Chúng tôi có chung biên giới với Trung Quốc nên chúng tôi nhập khẩu rất nhiều từ nước này. Vậy nên, nếu kinh tế Trung Quốc suy thoái, tôi nghĩ rằng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc sẽ dễ dàng tràn ngập thị trường Việt Nam.”
Nhân viên hải quan CSVN đứng cạnh hàng hóa của TC tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. (D. Schearf/VOA)
Nhưng Việt Nam cũng tiến hành các biện pháp để giúp các nhà xuất khẩu trong nước. Quốc gia có 89 triệu dân này, với giá trị thông thương hàng năm với TC lên tới 50 tỷ đôla, đã phá giá tiền Đồng hồi tháng Tám.
Ngân hàng Trung ương CSVN trước đó trong năm đã giảm giá tiền đồng hai lần so với đồng đôla nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chứ không phải đầu tư ra nước ngoài.
Việt Nam hiện cạnh tranh với các nước láng giềng Campuchia và Myanmar để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu trên thế giới. Trong khi đó, Philippines đã tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm nay và quảng bá rầm rộ nguồn nhân lực biết tiếng Anh nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới mở nhà máy.
Cũng giống như phần lớn khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình phát triển, Việt Nam cũng đang chật vật tìm kiếm đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu cùa các công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Hồi đầu năm nay, Việt Nam đã khánh thành một nhà ga mới tại sân bay Nội Bài với nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nhằm giảm bớt tình trạng quá tải tại phi trường quốc tế này. Ngoài ra, Việt Nam cũng vay mượn để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Saigon.
Việt Nam hiện cạnh tranh với các nước láng giềng Campuchia và Myanmar để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu trên thế giới.
Với cơ sở hạ tầng được tăng cường và nhân công vẫn tương đối rẻ, Việt Nam cũng hy vọng đầu tư nước ngoài đổ vào sản xuất các mặt hàng giá trị cao sẽ thay thế ngành may mặc. Tham vọng đó sẽ đẩy Việt Nam vào thế đối đầu trực diện với lĩnh vực xuất khẩu của TC.
Intel và tập đoàn điện tử Samsung đã đầu tư hàng tỷ đôla vào Việt Nam kể từ năm 2010, thời điểm được coi là khai mào cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
Kinh tế gia hàng đầu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Sandeep Mahajan, cho rằng Việt Nam đã có một số sai lầm chiến lược.
“Quan điểm chung là Việt Nam nằm trong số các điểm đến thu hút nhiều đầu tư nước ngoài trực tiếp trong khu vực. Cho nên câu hỏi đặt ra là vậy họ sẽ tận dụng tối đa lợi thế đó như thế nào? Có vẻ như Việt Nam lại đang tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.”
Ông Mahajan nói rằng lĩnh vực tư nhân ở Việt Nam cần được tiếp cận dễ dàng hơn với đất đai và tài chính để các công ty địa phương có thể tham gia vào chuỗi cung ứng nhà máy. Những thứ mà họ có thể sản xuất như lốp và đèn pha cho ngành công nghiệp sản xuất ôtô.
Hiện nay các nhà đầu tư từ các nơi khác ở châu Á điều hành phần lớn các nhà máy như vậy và TC bán và cung ứng phụ tùng. Một sự bùng nổ lĩnh vực tư nhân có thể dẫn tới sự thịnh vượng tại quốc gia mà 12% dân số sống dưới mức nghèo khó.
Ông Fabian Knopf, một thành viên cấp cao của công ty tư vấn doanh nghiệp quốc tế có văn phòng ở Hà Nội là Dezan Shira & Associates nói rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện đi trước so với một số các quốc gia đang phát triển khác ở Đông Nam Á.
Ông cho rằng việc Việt Nam cắt giảm 2% thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm sau sẽ giúp thu hút đầu tư.
“Nếu so sánh với Campuchia và Lào, hai quốc gia có nhân công thấp hơn, thì họ không thể cung cấp các dịch vụ cả gói có cùng đẳng cấp như Việt Nam.”
Việt Nam dự kiến sẽ hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do với Liên hiệp châu Âu vào năm 2018, và gia nhập các quốc gia nằm trong Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương với Hoa Kỳ đứng đầu và hiện có tỷ trọng kinh tế chiếm 1/ 3 thế giới.
Cả hai hiệp định đó sẽ cắt giảm thuế tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, và không có sự hiện diện của các đối thủ như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khác.
Cả hai hiệp định đó sẽ cắt giảm thuế tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, và không có sự hiện diện của các đối thủ như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khác.