CSVN muốn Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong vụ tranh chấp với Trung Cộng
Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu Trung Cộng gần giàn khoan ở Biển Ðông.
Scott Stearns – 09.06.2014
Việt Nam muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp về lãnh hải với Trung Quốc. Nhưng Washington từ chối đưa ra một lập trường về vị trí của giàn khoan dầu của Trung Quốc mà Việt Nam nói nằm trong hải phận của mình. Thông tín viên VOA Scott Stearns tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Việt Nam đã công bố một đoạn băng video cho thấy tàu tuần duyên của Trung Quốc đâm vào một tàu đánh cá của Việt Nam hồi tháng trước ở gần một giàn khoan dầu của Trung Quốc nằm trong vùng Biển Ðông đang có tranh chấp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói đó không phải là sự kiện đã xảy ra.
Trung Quốc nói tàu của Việt Nam đã có hành động khiêu khích trong vụ xung đột ở Biển Ðông.
“Trong vùng biển có liên quan, tàu của Trung Quốc ở thế thủ và tàu Việt Nam ở thế công.”
Việt Nam nói họ muốn chính quyền Obama hành động nhiều hơn để giúp ngăn chặn Bắc Kinh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói:
Ông Bình nói: “Chúng tôi muốn Hoa Kỳ tiếp tục có những tiếng nói mạnh mẽ hơn, cũng như có các hành động thiết thực và mang tính xây dựng hơn để góp phần vào hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực và giải quyết các tranh chấp khu vực thông qua luật quốc tế.”
Nhưng Washington nói sẽ không đưa ra lập trường về việc Hà Nội khẳng định giàn khoan nằm trong hải phận của Việt Nam.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
“Chúng tôi khuyến khích các bên tiếp tục đối thoại với nhau, nhưng chúng tôi sẽ không góp ý về việc phán đoán vị trí và ý nghĩa của vị trí đó.”
Chuyên gia phân tích của Viện Kinh Doanh Mỹ Michael Auslin nói điều đó đặt chính quyền Obama vào một thế bất lợi.
“Khi chính quyền đi đến chỗ nói rằng sẽ không xác định liệu vùng nước này có thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay không, thì có nghĩa là ta đã tiến một bước rất lớn hướng tới việc tự ý từ khước không có tiếng nói nào có thể có trong tình huống này.”
Ông Auslin cho rằng điều đó sẽ được Trung Quốc và các đồng minh của Hoa Kỳ coi là một dấu hiệu rõ ràng là Washington sẽ không viện tới bất cứ một cái cớ nào để can dự vào vụ này.
“Ít nhất ta có thể đặt ra một cơ sở và nói, ‘Phải, đây rõ ràng là hải phận của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng sự giải quyết tùy thuộc vào Việt Nam và Trung Quốc.’ Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không nên chấp nhận điều khá thực tế mà điều mà chính chúng ta quan sát ở mọi hải phận trên khắp thế giới.”
Giáo sư trường American University Hillary Mann Leverett nói nó gây phương hại cho cái được gọi là sự xoay trục các nguồn lực quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ qua châu Á.
“Ðó là điều Trung Quốc muốn chứng minh cho Việt Nam thấy: “Các bạn đang bị đặt dưới áp lực lớn nhất từ trước đến nay, và quốc gia duy nhất mà các bạn có thể kêu cứu sự giúp đỡ nay sẽ không làm điều đó. Các bạn phải làm lành với Trung Quốc đi thôi’” Ðó là điều tôi cho rằng chắc chắn sẽ nằm trong sách lược và vì sao chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy nhiều hơn.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói muốn có quan hệ tốt với Việt Nam nhưng lại nói, ‘có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ’ khi phải đối đầu với điều họ gọi là ‘các hành động khiêu khích’ của Việt Nam.
Việt Nam đã công bố một đoạn băng video cho thấy tàu tuần duyên của Trung Quốc đâm vào một tàu đánh cá của Việt Nam hồi tháng trước ở gần một giàn khoan dầu của Trung Quốc nằm trong vùng Biển Ðông đang có tranh chấp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói đó không phải là sự kiện đã xảy ra.
Trung Quốc nói tàu của Việt Nam đã có hành động khiêu khích trong vụ xung đột ở Biển Ðông.
“Trong vùng biển có liên quan, tàu của Trung Quốc ở thế thủ và tàu Việt Nam ở thế công.”
Việt Nam nói họ muốn chính quyền Obama hành động nhiều hơn để giúp ngăn chặn Bắc Kinh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói:
Ông Bình nói: “Chúng tôi muốn Hoa Kỳ tiếp tục có những tiếng nói mạnh mẽ hơn, cũng như có các hành động thiết thực và mang tính xây dựng hơn để góp phần vào hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực và giải quyết các tranh chấp khu vực thông qua luật quốc tế.”
Nhưng Washington nói sẽ không đưa ra lập trường về việc Hà Nội khẳng định giàn khoan nằm trong hải phận của Việt Nam.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
“Chúng tôi khuyến khích các bên tiếp tục đối thoại với nhau, nhưng chúng tôi sẽ không góp ý về việc phán đoán vị trí và ý nghĩa của vị trí đó.”
Chuyên gia phân tích của Viện Kinh Doanh Mỹ Michael Auslin nói điều đó đặt chính quyền Obama vào một thế bất lợi.
“Khi chính quyền đi đến chỗ nói rằng sẽ không xác định liệu vùng nước này có thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay không, thì có nghĩa là ta đã tiến một bước rất lớn hướng tới việc tự ý từ khước không có tiếng nói nào có thể có trong tình huống này.”
Ông Auslin cho rằng điều đó sẽ được Trung Quốc và các đồng minh của Hoa Kỳ coi là một dấu hiệu rõ ràng là Washington sẽ không viện tới bất cứ một cái cớ nào để can dự vào vụ này.
“Ít nhất ta có thể đặt ra một cơ sở và nói, ‘Phải, đây rõ ràng là hải phận của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng sự giải quyết tùy thuộc vào Việt Nam và Trung Quốc.’ Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không nên chấp nhận điều khá thực tế mà điều mà chính chúng ta quan sát ở mọi hải phận trên khắp thế giới.”
Giáo sư trường American University Hillary Mann Leverett nói nó gây phương hại cho cái được gọi là sự xoay trục các nguồn lực quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ qua châu Á.
“Ðó là điều Trung Quốc muốn chứng minh cho Việt Nam thấy: “Các bạn đang bị đặt dưới áp lực lớn nhất từ trước đến nay, và quốc gia duy nhất mà các bạn có thể kêu cứu sự giúp đỡ nay sẽ không làm điều đó. Các bạn phải làm lành với Trung Quốc đi thôi’” Ðó là điều tôi cho rằng chắc chắn sẽ nằm trong sách lược và vì sao chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy nhiều hơn.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói muốn có quan hệ tốt với Việt Nam nhưng lại nói, ‘có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ’ khi phải đối đầu với điều họ gọi là ‘các hành động khiêu khích’ của Việt Nam.