Vì sao Trung Cộng quyết chiếm cho được ba đặc khu kinh tế của Việt Nam

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vì sao Trung Cộng quyết chiếm cho được ba đặc khu kinh tế của Việt Nam
I. Mở bài
Tàu ngầm Trung Cộng phải dùng thủy lộ ở Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thủy lộ nầy khá an toàn vì bên bìa đông thì có các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây thủy lộ là duyên hải của nước chư hầu là CSVN. Tuy nhiên để cho chắc ăn, Trung Cộng phải chiếm cho được “3 đặc khu hành chánh – kinh tế” của Việt Nam. Đó là lý do mà Trung Cộng nhất quyết giành quyền làm chủ 3 đặc khu ven biển nầy để làm căn cứ hải quân.
Tàu ngầm Trung Cộng từ căn cứ Du Lâm, thuộc đảo Hải Nam, ra biển lớn bằng hai ngõ, qua biển Hoa Đông và qua Biển Đông.
Con đường thông qua biển Hoa Đông thì tàu ngầm Trung Cộng gặp phải những căn cứ quân sự của Mỹ-Nhật ở Yokosuka, những căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, đảo Guam và cả Hawaii nữa.
Con đường an toàn nhất cho tàu ngầm Trung Cộng là qua Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và từ Ấn Độ Dương đi sang Phi Châu, rồi sang Âu Châu để bảo vệ vành đai Chuỗi Ngọc Trai và Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21.
Một chuyên gia Trung Cộng tuyên bố: “Trung Cộng sẽ sớm nhấn chìm kỷ nguyên thống lĩnh biển khơi của Hải Quân Hoa Kỳ”.
II. Trung Cộng quyết chiếm cho được ba đặc khu hành chánh-kinh tế của Việt Nam
1. Nguyễn Phú Trọng bị lòi mặt bán nước vì đã dâng 3 đặc khu cho Trung Cộng 
Nguyễn Phú Trọng đã bí mật dâng cảng Hải Phòng cho Trung Cộng dưới danh nghĩa là đặt cảng nầy vào “Con Đường Tơ Lụa”. Con đường nầy không biết bao giờ mới bắt đầu, không biết bao giờ mới hoàn thành, nhưng trước mắt là Trung Cộng xử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển hàng hóa và mọi thứ đến những tỉnh xa xôi ở phía tây nam như Vân Nam, Quý Châu…
Nguyễn Phú Trọng lại dâng đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) cho quan thầy Trung Cộng. Luật đầu tư chưa có mà dự án đầu tư sắp hoàn thành.
Để che giấu hành vi bán nước, Nguyễn Phú Trọng lại dựng lên một màn lừa bịp trơ trẻn, bằng cách đưa ra Luật 3 Đặc Khu Hành chánh – Kinh tế. Nhưng kẻ gian bị trời hại, người dân biết được âm mưu bán nước nầy nên cả vạn người trên toàn quốc xuống đường biểu tình phản đối, và vạch mặt bọn tôi tớ, tay sai Tàu khựa. Người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở nước ngoài cũng biểu tình ủng hộ người yêu nước quốc nội.
Ông Trọng và Bộ Chính Trị ăn làm sao, nói làm sao khi luật đầu tư chưa ban hành mà chủ đầu tư sắp hoàn thành dự án vào cuối năm nay?
Quý vị lãnh đạo Việt Cộng hãy thành thật khai báo cho dân biết. Và cũng mong ước toàn dân đứng lên hỏi tội những tên Hán ngụy cắt đất dâng biển của cái đảng ác ôn côn đồ Cộng Sản nầy.
Vạch mặt bọn bán nước.
Điều 37. Đấu thầu.
Điều 37 trong Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế qui định, các nhà đầu tư phải nạp đầy đủ hồ sơ, nếu hợp lệ thì được cấp giấy “Đăng ký đầu tư” và phải qua một cuộc đấu thầu công khai và minh bạch.
Thế mà, vì sao Trung Cộng không nạp hồ sơ, không được cấp giấy “Đăng ký đầu tư”, và nhất là không qua cuộc đấu thầu mà lại sắp hoàn thành dự án vào cuối năm nay, 2018.?
Rõ ràng. Không thể chối cãi cái tội bán nước mà còn thêm cái tội gian dối, lừa bịp nữa.
2. Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN giao quyền cai trị đặc khu hành chánh kinh tế lại cho Trung Cộng. 
a. Căn bản pháp lý của Luật Đặc Khu 
Ba điều khoản giao quyền cai trị đặc khu lại cho Trung Cộng:
Điều 59. Chính quyền đặc khu gồm có: Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân.
Điều 60. Hội Đồng Nhân Dân do “cử tri” của đặc khu bầu ra. Không quá 15 ủy viên.
Điều 61. Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân do Hội Đồng Nhân Dân bầu ra, gồm 1 chủ tịch và hai Phó Chủ tịch
Cốt lõi của vấn đề nằm ở điều 60. Chủ yếu là hai chữ “Cử Tri”.
b. Người dân Việt Nam bị đuổi ra khỏi đặc khu vì bị cướp đất. 
Vì nhu cầu xây dựng cơ sở của dự án, người Việt bị đuổi ra khỏi đặc khu sau khi nhận được một số tiền đền bù thiệt hại khá lớn.
c. Người Tàu ồ ạt đến đặc khu. 
Tàu Cộng xây dựng phi trường, nhà ga, kho hàng, các công trình của dự án như: nhà hàng, khách sạn 5 sao, casino, và nhiều cơ sở hạ tầng khác. Tất cả những dịch vụ phục vụ cho du lịch, giải trí, khu đèn đỏ (mại dâm cao cấp hợp pháp) đều do người Tàu đảm nhận. Thế là những làn sóng người Tàu đổ vào đặc khu, mang theo gia đình của họ. Và bịnh viện, trường học, chợ búa …mọc lên.
d. Cử tri bầu Hội Đồng Nhân Dân đặc khu là ai? 
Cư dân người Việt ôm tiền ra đi. Người Tàu ồ ạt đến, và trở thành đa số, và cử tri người Tàu bầu ra 15 ủy viên Tàu khựa trong Hội Đồng Nhân Dân của đặc khu Ba Tàu.
Theo điều 61, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân đặc khu do Hội Đồng Nhân Dân 15 người Tàu bầu ra, cũng là Ba Tàu.
Nghĩa là, Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN giao quyền cai trị đặc khu lại cho Trung Cộng.
Một bộ luật lươn lẹo, gian trá, vòng vo để lừa bịp. Dù cho có, hoặc không có bộ luật, thì Trung Cộng cũng đã chiếm Vân Đồ rồi.
Ngoài ra để giao toàn bộ đặc khu, CSVN còn dâng đất công ở đặc khu và cho hưởng ưu đãi về thuế quan. “Ưu đãi” nói chung chung cho việc miễn thuế.
Bán nước!
e. Ba dự án quan trọng mà Trung Cộng đầu tư ở Vân Đồn 
Chính quyền tỉnh Quảng Ninh cho biết, Trung Cộng chú trọng nhiều nhất về việc đầu tư là ngành hàng không, hải cảng và công nghệ cao.
– Về hàng không
Một đường băng dài nhất Việt Nam, 3,600m, rộng 45m, đã được hoàn tất, cho phép những máy bay lớn nhất thế giới như Boeing 787, Airbus A 350. Một sân đậu máy bay có thể chứa 4 máy bay lớn nhất và hiện đại nhất như Airbus A 231.
Một vùng đất nhỏ như thế đâu cần gì phải có những máy bay lớn nhất thế giới để chuyên chở người và hàng hóa?
Âm mưu của Trung Cộng là dùng sân bay Vân Đồn làm một sân bay quân sự, cho phép đủ loại máy bay chiến đấu lớn nhất, và cả máy bay ném bom hạng nặng, đủ sức đương đầu với Hoa Kỳ, khi mà một trận chiến có thể nổ ra, nhất là đối với bản tánh khó lường của Tổng thống Donald Trump.
– Về hải cảng
Về hải cảng thì phải là một cảng hiện đại nhất, to nhất cho các tàu chiến, tàu ngầm đủ loại neo đậu.
Hàng không và hải cảng như thế thì công nghệ hiện đại mà Trung Cộng sẽ đầu tư là công nghệ gì?
– Về “công nghệ cao” của Trung Cộng
Trang thiết bị công nghệ cao của Trung Cộng còn thua kém Hoa Kỳ và Âu Châu rất nhiều. Mà Vân Đồn cũng không thích hợp để Trung Cộng sản xuất công nghệ cao tối mật để xử dụng hay xuất khẩu. Ở Hoa lục, nhiều nhà máy, hãng xưởng kết hợp với nhau thành một đường dây, một hệ thống để sản xuất. Vân Đồn không có những hệ thống sản xuất đó, bao gồm các chuyên gia cần thiết.
Trên thực tế, “công nghệ cao” là một hình thức tổng quát, mơ hồ để che giấu những thiết bị được dựng lên như: radar, máy móc thu phát sóng vệ tinh, để phát hiện phi cơ, tàu chiến và cả tàu ngầm nữa, máy gây nhiễu phá sóng, và những loại thiết bị quân sự khác…
Tóm lại, Trung Cộng quyết chiếm cho được 3 đặc khu hành chánh-kinh tế của Việt Nam để vừa bảo đảm an toàn cho con đường tàu ngầm ra biển lớn, vừa khống chế khi có một tên đầy tớ cứng đầu, ngang bướng hay nói chính xác hơn là “đứa con hoang đàng” mà có lần Dương Khiết Trì sang bắt đứa con hoang đàng “về nhà”. “Nhà” ở đây là đại gia đình các sắc tộc thiểu số Mãn, Tạng, Hồi, Mông, Việt Nam, mà Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười thỉnh cầu ở Hội Nghị Thành Đô hồi tháng 9 năm 1990.
III . Trung Cộng quân sự hóa các đảo Biển Đông để bảo vệ an toàn thủy lộ của tàu ngầm đi ra biển lớn 
1. Triển khai tên lửa hành trình (Cruise missile)
Trung Cộng đã triển khai tên lửa hành trình HQ.9B và YJ.12B chống chiến hạm trên biển và chống chiến đấu cơ trên trời. Tên lửa được bố trí ở ba đảo nhân tạo là đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), đá Subi (Subi Reef) và đá Vành Khăn (Mischief Reef).
2. Trung Cộng đưa máy bay ném bom hạng nặng ra Biển Đông
Ngoài các máy bay chiến đấu ra, máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất là H.6K đến đảo Phú Lâm (Woody Island), máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y.8 có khả năng chở trực thăng và các loại trang thiết bị hạng nặng khác. Hồi tháng 2 năm 2016, Trung Cộng lắp đặt 2 khẩu đội với 9 giàn phóng tên lửa HQ9 có tầm bắn 200km.
Các nhà chứa máy bay cũng được dựng lên, chứa tối đa 72 chiếc đủ loại.
3. Thiết lập các dụng cụ tác chiến điện tử
Sân bóng đá và bịnh viện ở đá Chữ Thập
Máy gây nhiễu sóng làm tê liệt hệ thống Radar và liên lạc, đồng thời Trung Cộng cũng trang bị hệ thống cảm biến dưới nước để phát hiện tàu ngầm của đối phương. Tại đá Chữ Thập, Trung Cộng biến bãi đá nầy trở thành một trung tâm tình báo bao trùm cả khu vực Trường Sa, bằng cách trang bị những radar có tần số cao để bảo đảm thông tin liên lạc với các lực lượng trong khu vực.
Như vậy, ngoài việc chiếm lĩnh 3 “đặc khu kinh tế” để kiểm soát duyên hải Việt Nam, Trung Cộng cũng đã quân sự hóa Biển Đông để bảo đảm an toàn cho tàu ngầm từ căn cứ Du Lâm ra biển lớn, đối phó với Hoa Kỳ và bảo vệ những căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm trên vành đai gọi là Chuỗi Ngọc Trai.
4. Đá Subi là căn cứ lớn của Trung Cộng ở Trường Sa
Quân sự hóa đá Subi
Hình ảnh do vệ tinh DigitalGlobe chụp được cho thấy có gần 400 tòa nhà độc lập trong đó có nhiều nhà 5 tầng, được xây dựng chắc chắn ở đá Subi. Các chuyên gia đánh giá rằng những cơ sở đó có thể chứa từ 1,500 đến 2,400 binh lính.
Người sáng lập Viện Earthrise Media, Dan Hammer, nói với hãng Reuters rằng, đá Subi được Trung Cộng bồi đắp thành đảo nhân tạo lớn nhất ở Trường Sa.
Đá Subi cũng giống như đá Chữ Thập, đá Vành Khăn, đá Gạc Ma đều có những cơ sở được thiết kế giống nhau, như vị trí phóng hỏa tiễn, thiết bị radar, đường băng, các nhà kho lớn, và ngay cả các sân tập, sân bóng rổ, sân bóng đá.
Vừa qua, phóng viên đài CNN tháp tùng chuyến bay của phi cơ trinh sát P.8A Poseidon, bay vòng qua các đảo nhân tạo như đá Subi, đá Chữ Thập, đá Gạc Ma và đá Vành Khăn, bộ cảm biến của máy bay phát hiện 86 chiếc tàu, bao gồm tàu tuần duyên, tàu chiến và các loại tàu khác ở đá Subi.
Ở đá Chữ Thập, một loạt các nhà chứa máy bay nằm dọc theo đường băng.
Trong suốt chuyến bay chung quanh 4 đảo nhân tạo của Trung Cộng, phi cơ đã nhận được 6 lần cảnh cáo riêng rẻ, nói rằng phi cơ đang ở trên lãnh thổ của Trung Cộng và thúc giục rời đi. “Hãy rời ngay lập tức và tránh xa khu vực nầy, để tránh có hiểu lầm”. Mỹ phản ứng: “Đây là máy bay của Hải Quân Hoa Kỳ, có chủ quyền bất khả xâm phạm, đang tiến hành các hoạt động quân sự hợp pháp, ở bên ngoài không phân của bất cứ một quốc gia nào”.
IV. Tuần tra của tàu chiến Mỹ thật là vô ích
Trung Cộng tuyên bố họ có chủ quyền trên vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông.
Hoa Kỳ tuyên bố họ không can thiệp vào việc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Thế là chỉ trong vòng hai năm, Trung Cộng đã bồi đắp 13Km2 tạo thành những đảo nhân tạo.
Mỹ tuyên bố họ bảo vệ con đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông mà có 60% hàng hóa của thế giới đi qua vùng biển nầy.
Mỹ đã thực hiện những cuộc tuần tra bằng tàu chiến trên vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố họ có chủ quyền, thậm chí tàu chiến Mỹ còn xâm nhập vào vùng biển 12 hải lý của đảo do Trung Cộng quản lý. Trung Cộng không có phản ứng gì, mà chỉ cho tàu chiến bám đuôi tàu Mỹ ở một quảng cách hợp pháp.
Tuần tra thì cứ tuần tra. Bồi đắp thì cứ bồi đắp. Đường anh anh đi. Đường tui tui đi. Đường ai nấy đi. Nước sông không phạm nước giếng.
Mỹ tuần tra để chứng minh rằng thủy lộ nầy là của thế giới, và Mỹ quyết tâm bảo vệ tuyến đường nầy. Mặt khác, Mỹ muốn chọc tức Trung Cộng về việc tuyên bố chủ quyền trên vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông. Nhưng Trung Cộng đã lờ đi vì họ đã có chiến lược gậm nhấm lần lần gồm 3 yếu tố:
1. Tránh đụng độ võ trang càng nhiều càng tốt. Nếu không tránh được thì cuộc đụng độ chỉ có thể thực hiện khi có lợi thế.
2. Bắc Kinh tìm mọi cách chiếm những vị trí quan trọng ở Biển Đông, kể cả việc chiếm lén lút. Nếu không được, thì dùng một cuộc xung đột rất hạn chế.
3. Trung Cộng sẽ dùng những vị trí chiến lược quan trọng đó làm trung tâm hậu cần để triển khai sức mạnh. Vị trí chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông là đá Chữ Thập. Đường băng dài 3,000m, Các cơ sở quân sự hiện đại nhất tốn 11 tỷ USD.
Tuần tra của tàu Mỹ thật là vô ích, vì chỉ có tàu Mỹ thực hiện được việc tuần tra, tàu của các quốc gia khác không dám tuần tra như Mỹ. Và, năm ba tháng mới tuần tra một lần thì chả có ăn nhậu gì cả. Trong khi đó, Trung Cộng ngày đêm bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Khi đã quân sự hóa Biển Đông xong, Trung Cộng đưa người đến sinh sống, giống như ở đá Chữ Thập và cũng giống như ở thành phố Tam Sa trên Hoàng Sa, thì lúc đó Trung Cộng sẽ tuyên bố dựng lên “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ=Air Defense Identification Zone). ADIZ là vùng trời mà các máy bay dân sự, trước khi vào đó phải tuân thủ những yêu cầu của bộ chỉ huy ở dưới đất đặt ra, như phải thông báo vị trí, hình dạng và số của máy bay, thông báo kế hoạch bay, phải duy trì liên lạc hai chiều để làm theo yêu cầu ở dưới đất.
V. Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng
Sơ đồ mô hình “Vạn lý Trường thành dưới Lòng biển” của Trung Cộng. 
Ảnh: Popular Science
Ngày 20-10-2016, nhà báo Pháp Igor Gauquelin đăng trên trang mạng Asialyst, sau khi phân tích những nhận xét của các tướng lãnh và nhà nghiên cứu người Pháp, ông đưa ra kết luận: “Những tranh chấp về lãnh hải chỉ là những “cãi cọ vặt vãnh”. Những tranh giành quyền kiểm soát trên biển để đánh bắt thủy sản và chiếm hữu các mỏ dầu khí, chỉ là thứ yếu.
Trên thực tế, sự thật nằm dưới lòng Biển Đông là những trang thiết bị hiện đại nhất được cất giấu ở đó, tức là những chiếc tàu ngầm.
Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng là hệ thống chống tàu ngầm, bao gồm một mạng lưới tàu ngầm và các hệ thống cảm biến dưới nước, có khả năng xác định vị trí tàu của đối phương. Mạng lưới vô cùng lợi hại nầy làm suy giảm đáng kể lợi thế vượt trội đã có của Hải Quân Hoa Kỳ.
VI. Ý đồ chiến lược của tàu ngầm Trung Cộng
Hạm đội tàu ngầm của Trung Cộng có căn cứ tại Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, gồm có:
5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mỗi chiếc trang bị 4 tên lửa hành trình (Cruise missile). JL.2, có tầm bắn 7,200Km.
82 tàu ngầm chạy bằng diesel-điện trang bị 146 tên lửa chống chiến hạm, 82 ngư lôi (Torpedo. đạn được bắn dưới nước) và 608 thủy lôi (Naval Mine- Mìn thả xuống đáy biển). Hạm đội tàu ngầm thuộc Hạm Đội Nam Hải của Trung Cộng.
Căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam * Hạm đội tàu ngầm Trung Cộng
Tàu ngầm Trung Cộng có hai nhiệm vụ chiến lược:
Ra Ấn Độ Dương để bảo vệ vành đai căn cứ quân sự “Chuỗi Ngọc Trai” và Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 trên biển.
Chuỗi Ngọc Trai & Con Đường Tơ Lụa (màu xanh trên biển. Đỏ trên bộ
a). Chuỗi Ngọc Trai 
Chuỗi Ngọc Trai là một hệ thống căn cứ hải quân thuộc các quốc gia như sau:
1. Căn cứ hải quân ở cảng Gwadar, Pakistan
2. Căn cứ Marao, Maldives (Quần đảo, cách Sri Lanka 700 km. (Dân số 349,106 người)
3. Căn cứ Hambantota, Sri Lanka (Đảo ngoài khơi phía Nam, cách bờ biển Ấn Độ 31km)
4. Căn cứ ở hải cảng Chittagong, Bangladesh
5. Căn cứ ở hải cảng Ile Cocos, Myanmar
6. Căn cứ ở hải cảng Sihanoukville, Campuchia
b). Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 
Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 là khái niệm căn bản do Tập Cận Bình đề xướng để thực hiện “Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương” FTAAP (Free Trade Area of the Asia-Pacific). Có hai tuyến đường, là đường bộ và đường biển.
– Con đường trên bộ
 
Là hệ thống đường xe cao tốc và đường sắt nối liền các quốc gia từ Trung Cộng đi qua Trung Á tiến vào Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhỉ Kỳ và chấm dứt tại thành phố Venice (Ý) của châu Âu.
– Con đường trên biển
 
Bắt đầu từ Tuyền Châu (Phúc Kiến) qua Quảng Đông chạy xuống eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương sang Kenya, Somalia (châu Phi) qua Biển Đỏ (Hồng Hải) vào Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) và cuối cùng cũng đến thành phố Venice của Ý (châu Âu).
Tham vọng của con đường tơ lụa là nối ba châu lục: Á, Âu và châu Phi.
1. Hải Quân Hoa Kỳ đã chận con đường vào Ấn Độ Dương của tàu ngầm Trung Cộng
a. Hải Quân Mỹ chận tàu ngầm Trung Cộng ở cửa ra vào eo biển Malacca. 
Eo biển Malacca & Tàu chiến đấu gần bờ LCS
Con đường duy nhất để tàu ngầm Trung Cộng vào Ấn Độ Dương là eo biển Malacca (Strait of Malacca), thế nhưng Hải Quân Mỹ đã đóng chốt tại cửa ra vào của eo biển nầy bằng căn cứ tại Singapore với bốn chiếc tàu tác chiến gần bờ LCS (LCS=Littoral Combat Ship).
LCS là chiến hạm hiện đại nhất của Hoa Kỳ, khả năng tàng hình rất cao, hỏa lực cực mạnh, tốc độ trung bình 87km/giờ (54mph), tốc độ tối đa là 50 Knot (90Km/giờ). Tàu nầy có khả năng áp sát bờ biển và có thể chạy trên sông vì không xử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển. Tầm hoạt động 6,400Km.
Hai chiếc USS Freedom LCS-1 và hai chiếc USS Independence LCS-2 luân phiên nhau kiểm soát tuyến đường hàng hải huyết mạch từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
2. Mỹ mở rộng hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương để chống hải quân Trung Cộng
Ngày 30-5-2018, Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, (USPACOM=United States Pacific Command) được đổi tên thành Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. U.S. Indo-Pacific Command, viết tắt là USINDOPACOM, mục đích mở rộng phạm vi hoạt động hải quân qua hai đại dương bao gồm 36 quốc gia.
Trước mắt là chống hải quân Trung Cộng ở Ấn Độ Dương.
Đô đốc Philip Davidson, thay Đô đốc Harry Harris, lãnh đạo Bộ Tư Lệnh nầy.
3. Dự án kinh đào Kra để Hải Quân Trung Cộng vào Ấn Độ Dương 
Bị chận đường ở Singapore, Trung Cộng muốn hợp tác với Thái Lan để thực hiện dự án kinh đào Kra. Kinh đào nầy dài 100Km, sâu 25m chi phí khoảng 40 tỷ USD, thời hạn hoàn tất là 10 năm, nhưng Thái Lan gặp nhiều khó khăn nên không biết bao giờ mới khởi công. Với sức ép của ba nước là Indonesia, Malaysia và Singapore, vì họ không muốn Trung Cộng hiện diện ở nơi đó. Hơn nữa, kinh đào Kra chia Thái Lan làm hai phần, 3 tỉnh phía nam có thể bị lọt vào tay nhóm Hồi Giáo ly khai chống chính phủ.
4. Tàu ngầm Trung Cộng khó vượt qua thiên la địa võng của Hải Quân Hoa Kỳ 
Thiên la địa võng là lưới giăng khắp nơi, trên trời dưới đất, mọi ngả mọi phía, khó thoát ra được.
a. Chiến lược bù đắp thứ ba của Mỹ
Chiến lược bù đắp thứ ba (The Third Offset Strategy) ra đời năm 2014, là chiến lược của Bộ Quốc Phòng Mỹ nhằm mục đích duy trì lợi thế tối ưu về quân sự bằng các loại vũ khí mới được tạo ra bởi dòng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, bao gồm vũ khí tự hành, không người lái như các loại robot, và tàu chiến không người lái.
Đặc điểm của loại vũ khí nầy là thu nhỏ kích cở nhưng chứa nhiều dữ liệu hơn, giá tiền rẻ hơn, cho phép sản xuất số lượng nhiều hơn.
Hai loại vũ khí mới nhất của chiến lược nầy là tàu ngầm không người lái chống tàu ngầm và tàu nổi không người lái chống tàu ngầm.
Song song với dòng vũ khí hiện đại nhất nầy, các chuyên gia còn nổ lực nâng cấp lên tầm cao những kỹ thuật đã có như cải tiến và nâng cấp hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) tấn công mặt đất và hỏa tiễn Harpoon tấn công trên biển.
Hỏa tiễn hành trình là hỏa tiễn điều khiển, có thể mang đầu đạn hạt nhân. Đặc điểm của loại hỏa tiễn nầy là có đường bay thấp, tránh bị radar phát hiện. Điểm nổi bật của loại hỏa tiễn nầy là bay theo hình thể của đường bay. Không bay thẳng mà có thể lên xuống, qua lại, cho phù hợp với hình thể của đường bay. Vận tốc cận âm thanh (dưới tốc độ âm thanh). Trong bầu không khí 21độ C (70 độ F) thì tốc độ âm thanh 344m/giây, khoảng 20,640Km/giờ.
Giá mỗi hỏa tiễn Tomahawk là 1.87 triệu USD (2017)
Chiến lược bù đắp thứ nhất ra đời năm 1950 để đối phó với Liên Xô. Thứ hai, ra đời 1980 cạnh tranh với Liên Xô.
b. Tàu ngầm không người lái, vũ khí tối thượng của Mỹ ở Biển Đông
Hai tàu ngầm không người lái
Đặc điểm của loại vũ khí nầy là thu nhỏ kích cở, từ 3m đến 5m, nhưng chứa nhiều dữ liệu hơn, giá rẻ hơn, cho phép sản xuất số lượng lớn hơn. Bộ Quốc Phòng Mỹ đã hoàn tất loại tàu ngầm diệt tàu ngầm Trung Cộng với nhiều kích cở và trọng tải khác nhau. Điểm đặc biệt nhất của loại tàu ngầm nầy là khả năng hoạt động ở vùng nước cạn, một khu vực rất lớn ở Biển Đông, mà tàu ngầm bình thường không thể thực hiện được. Tàu ngầm nầy được xem là một thứ vũ khí tối thượng của Mỹ ở Biển Đông.
Tàu ngầm được trang bị hệ thống SONAR (Sound Navigation And Ranging), là kỹ thuật xử dụng sự lan truyền âm thanh để tìm đường đi chuyển, liên lạc hoặc phát hiện các đối tượng khác ở trên mặt, trong lòng biển hoặc dưới đáy biển. Phóng ra âm thanh và thu lại phản ứng để phát hiện hình thể của đối tượng là gì.
Tàu ngầm không người lái (UUV=Unmanned Undersea Vehicle) có nhiệm vụ chính là săn tàu ngầm, ngoài ra còn có khả năng rà mìn, phá mìn, thu thập thông tin tình báo và giám sát.
c. Tàu nổi không người lái của Mỹ săn tàu ngầm Trung Cộng 
Tàu nổi không người lái Sea Hunter săn tàu ngầm
Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Tiên tiến Mỹ (DARPA=Defense Advanced Research Project Agency) đã đưa ra một vũ khí mới để thực hiện chiến thuật săn tàu ngầm trong lòng đại dương, chống thủy lôi, đó là chiếc tàu nổi không người lái được đặt tên là Sea Hunter (Thợ Săn Biển).
Ngày 7-4-2016, lễ đặt tên và hạ thủy con tàu dài 40m tại cảng Portland, bang Oregon.
Sea Hunter chạy bằng hai động cơ diesel. Tàu nặng 140 tấn bao gồm 40 tấn dầu diesel dành cho hành trình 19,000km trên biển. Tốc độ 50km/giờ (27knots).
Đặc điểm của con tàu là hoạt động hoàn toàn độc lập, không có người lái trên tàu, tự di chuyển hàng ngàn km trên đại dương, thực hiện nhiều nhiệm vụ dài hơi từ hai đến ba tháng.
Giới chức quốc phòng tiết lộ, con tàu giữ đúng luật an toàn giao thông trên biển, có khả năng tránh va chạm với những tàu khác, do hệ thống radar có tên là “Hệ thống nhận dạng tự động” (AIS=Automatic Identification System).
Cũng giống như những phương tiện không người lái khác, Sea Hunter phải có những sĩ quan hải quân điều khiển từ xa.
Vì không chở người nên không gian bên trong tương đối hẹp, chỉ vừa cho những người bảo trì làm việc.
“Trí thông minh” của con tàu hoạt động liên tục trên nhiều nhiệm vụ phức tạp khác nhau. Đặc biệt là tự động giải mã những thông điệp mà đối phương đã mã hóa.
Bên cạnh sứ mạng săn tàu ngầm, Sea Hunter còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như trinh sát, quét thủy lôi và cung cấp quân nhu cho các lực lượng trên biển.
Sea Hunter còn phối hợp với các tàu tấn công ven biển LCS USS Freedom LCS-1 và USS Independence LCS-2.
Sea Hunter trị giá 20 triệu USD. Chi phí duy trì hoạt động từ 15,000 đến 20,000USD mỗi ngày. Trong khi chi phí của các tàu chiến khác là 700,000 USD/ngày.
e. Mỹ phát triển tàu ngầm thành tàu sân bay trong lòng biển
Khi công nghệ dò tìm và chống tàu ngầm ngày càng phát triển, nguy cơ tàu ngầm bị tiêu diệt rất lớn, do vậy Hải Quân Mỹ đang lên kế hoạch phát triển tàu ngầm thành một một dạng “tàu sân bay” trong lòng biển để giành ưu thế về quân sự so với các nước khác.
Ngày 21-2-2015, tạp chí Motley Fool tiết lộ, từ năm 2014 cơ quan DARPA đã đầu tư phát triển một thứ vũ khí mới, kết hợp hai ưu điểm của tàu ngầm và của tàu sân bay. Loại vũ khí nầy rất im lặng và nguy hiểm chết người khi ẩn nấp dưới đại dương như một tàu ngầm, nhưng giống như tàu sân bay là tung ra những đòn tấn công khốc liệt trên bờ, trên biển và cả trên không nữa. Tóm lại, đó là một loại tàu sân bay trong lòng biển
f. Mỹ vẫn còn là cường quốc số một về tàu ngầm 
Trong báo cáo của Bộ Quốc Phòng trình lên Quốc Hội Mỹ, thì Trung Cộng hiện nay có 70 tàu ngầm, trong dó có 6 tàu ngầm hạt nhân, 15 chiếc tàng hình.
Trong khi đó, Hoa Kỳ có 90 chiếc tàu hạt nhân, bao gồm 15 chiếc mang thiết kế lớp Virginia hiện đại nhất thế giới.
Phó GS Toshi Yoshihara của Đại học Hải Quân Mỹ cho biết, ông tin tưởng rằng trong thời gian sắp tới Mỹ sẽ tiếp tục giữ vị thế cường quốc tàu ngầm số một trên thế giới.
g. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Cộng
– Tàu sắt vụng của Ukraina
Tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) do Liên Xô đóng ngày 6-12-1985, mang tên là Varyag, đã bị bỏ xó ở khu bán sắt vụng của Ukraina. Tàu chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và các bộ phận vận hành chính. Tàu được đem ra bán đấu giá và Trung Cộng mua 20 triệu USD. Tàu Liêu Ninh mang theo 26 máy bay chiến đấu J.15 và 24 trực thăng các loại. Trung Cộng cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh dùng để nghiên cứu và huấn luyện.
– Những khuyết điểm bẩm sinh chết người của tàu Liêu Ninh 
* Phi cơ chiến đấu chỉ cất cánh và hạ cánh trong thời tiết hoàn toàn tốt
Máy bay chiến đấu J.15 chỉ có thể cất cánh, hạ cánh trong điều kiện thời tiết hoàn toàn tốt, sóng yên biển lặng. Trái lại, muốn cất cánh được thì máy bay phải tự giảm sức nặng bằng cách loại bỏ các thứ vũ khí như hỏa tiễn, súng đạn…
“Nếu thời tiết xấu, thì chiến đấu cơ J.15 phải “nằm bẹp” và Liêu Ninh cũng bị “bỏ xó”, nhận định của tạp chí Asean Times.
* Liêu Ninh không có máy phóng 
Vì không có máy phóng nên những phi cơ có tốc độ thật cao mới cất cánh được. Trái lại những máy bay báo động sớm, máy bay trinh sát không thể cất cánh được vì tốc độ thấp. Sàn tàu sân bay gồm nhiều kim loại khác nhau, cho nên tự động nứt, bể ra. Giới quan sát cho rằng đó là quả bom định giờ, nổ tung bất cứ lúc nào.
Nhật Bản tuyên bố, họ chỉ cần 30 phút để đập nát tàu sân bay Liêu Ninh.
VII . Nữ hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy đóng ba tàu sân bay hiện đại nhất thế giới
1. Tổng Giám đốc Giao Phan
Ngày 21-7-2017, Tổng thống Donald Trump chủ tọa lễ chính thức đưa hàng không mẫu hạm (HKMH) Gerald R. Ford (CVN-78) vào biên chế của Hải Quân Hoa Kỳ (HQ/HK). HKMH nầy là một trong ba tàu hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đó là những chiếc USS Enterprise, USS Kennedy và USS Gerald R. Ford.
Điều đáng chú ý là vị Tổng Giám đốc chỉ huy đóng ba HKMH hiện đại nhất thế giới là nữ hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa, là bà Giao Phan.
Tổng Giám đốc (Executive Director) Giao Phan cho biết, bà quản lý nhân viên quân sự và dân sự để thực hiện toàn bộ dự án đóng tàu sân bay từ A đến Z.
Bà Giao Phan trả lời phỏng vấn của phóng viên đài VOA: “Cơ quan của tôi đảm nhận toàn bộ các việc để hoàn thành chiếc HKMH, cụ thể là lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa, tóm lại là từ đầu tới cuối”.
Bà Giao Phan chỉ có bằng kỹ sư công chánh (Civil engineer) nhưng nhờ tài năng và phong cách lãnh đạo chỉ huy, nên được giao nhiệm vụ quan trọng nầy.
Sự thành công của HKMH Gerald Ford đã chứng tỏ khả năng của bà.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên An Tôn thuộc Ban Việt ngữ đài VOA, bà cho biết: “Tôi rất hãnh diện và được vinh dự tham gia việc xây dựng HKMH Gerald R. Ford. Đây là cơ hội cho tôi để trả ơn Hoa Kỳ. Cách đây trên 40 năm, cha tôi và bác tôi được HKMH Midway cứu qua đây”.
2. Hàng không mẫu hạm tiên tiến nhất thế giới của Hoa Kỳ
Tổng Giám đốc Giao Phan và tàu sân bay Gerald R. Ford
Tàu Gerald R. Ford dài 333m, ngang 78m, cao 76m. Tốc độ 56Km/giờ. Tầm hoạt động xa không giới hạn, chạy bằng năng lượng hạt nhân, thời gian hoạt động là 50 năm. Máy bay mang theo là 90 chiếc đủ loại, bao gồm máy bay cảnh báo sớm, chống tàu ngầm. Đặc biệt là cặp “song sát”, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5, là F.35C và máy bay không người lái tàng hình X.47B.
Mức độ trung bình có 180 phi xuất mỗi ngày.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có những hệ thống mới mẽ nhất thế giới.
a. Hai hệ thống giúp máy bay cất cánh và hạ cánh.
Hệ thống điện từ (Electro-magnetic Aircraft Launch System) viết tắt là EMALS giúp máy bay cất cánh. Hệ thống hãm đà (Làm giảm vận tốc) Advanced Arresting Gear giúp máy bay hạ cánh.
b. Chiếc Gerald R. Ford có hệ thống phát điện tối cao, gấp ba lần lớn hơn lớp Nimitz. 
c . Gia tăng số phi vụ mỗi ngày. Một ngày và đêm có thể thực hiện 220 lượt cất cánh.
Tuy nhiên HKMH nầy còn có một khuyết điểm quan trọng về kỹ thuật cần phải được chấn chỉnh. Đó là hệ thống EMALS bị rung động đáng kể khi phóng các máy bay F/A-18 Super Hornet và E/A-18 Growler vì hai loại máy bay nầy có mang theo bình nhiên liệu phụ.
VIII. Tổng thống Donald Trump quyết “ăn thua đủ” với Tập Cận Bình
1. Tăng ngân sách quốc phòng tài khóa 2019-2020
Đạo luật NDAA 2019 (National Defense Authorization Act 2019) được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua, đã tăng 20 tỷ USD, nâng ngân sách quốc phòng lên tới 717 tỷ USD trong năm tài chánh 2019-2020.
2. Ba khoản chi tiêu chống Trung Cộng
Đạo luật ghi tổng quát ba ngăn chặn:
– Ngăn chặn các hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của Trung Cộng trong vùng biển Đông Nam Á.
– Ngăn chặn các hoạt động gián điệp của Trung Cộng chống lại Hoa Kỳ và quốc tế.
– Ngăn chặn các kế hoạch của Trung Cộng làm suy yếu Hoa Kỳ.
Như vậy, Tổng thống Donald Trump quyết “ăn thua đủ” với Tập Cận Bình bằng cách ngăn chặn những hành động bất lương của Trung Cộng như, dùng sức mạnh ăn cướp biển đảo, dùng gián điệp ăn cắp khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ và quốc tế, kể cả ăn gian trong thương mại.
Hoa Kỳ vẫn còn giữ vai trò siêu cường số một của thế giới.
IX. Kết luận
Nguyễn Phú Trọng đã dâng cảng Hải Phòng và ba vị trí ven biển để Trung Cộng xây căn cứ quân sự bảo vệ an toàn cho hạm đội tàu ngầm của họ ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, mục đích bảo vệ những căn cứ gọi là Chuỗi Ngọc Trai, đồng thời muốn chứng tỏ hải quân của Trung Cộng là một cường quốc trên biển. Nhưng ý đồ nầy bị Hải Quân Hoa Kỳ phá vỡ. Tóm lại, tàu ngầm của Trung Cộng bị tê liệt vì thiên la địa võng của Hoa Kỳ.
Hải Quân Trung Cộng chưa phải là đối thủ của HQ/HK. Và Tập Cận Bình cũng chưa đủ sức đánh tay đôi với Tổng thống Donald Trump.
Trong luật ngân sách quốc phòng tài khóa 2019-2020 có điều khoản mà Việt Nam có thể có cơ hội giành lại chủ quyền của dân tộc.
“Ngăn chặn các hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của Trung Cộng trong vùng biển Đông Nam Á”
Việt Nam không thiếu nhân tài, không thiếu người yêu nước, mà chỉ thiếu người lãnh đạo chân chính, trái lại thì dư thừa những tên Hán ngụy tay sai của Tàu Cộng.
Qua 4 lần Bắc thuộc 998 năm, đã có những anh hùng dân tộc dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quân Tàu, giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc. Qua 64 năm Bắc thuộc mà hậu duệ của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc dâng nước cho bọn Tàu khựa, thì cũng có thể có những anh hùng dân tộc, ngày xưa áo vải và thời nay có thể là áo trận, với điều kiện là toàn thể binh lính đốt thẻ đảng, tiêu diệt bọn Hán ngụy trong Bộ Chính Trị, giành lại chủ quyền cho dân tộc.
Sau cùng, người Việt hải ngoại cũng tự hào có những hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa như nhà khoa học Dương Nguyệt Ánh và bà Giao Phan, người đã chỉ huy đóng 3 tàu sân bay hiện đại nhất thế giới hiện nay.
19.08.2018