Vì sao thói hung hãn lên ngôi?
Anh Vũ, thông tín viên RFA, 2015-02-28
Những con số khủng khiếp
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong dịp Tết Ất Mùi vừa qua đã xảy ra hàng ngàn vụ bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong nhân dân, làm 6.207 người phải nhập viện do tai nạn đánh nhau, ngày cao nhất với 900 trường hợp và 15 người tử vong. Những con số khủng khiếp đó cho thấy, đây là vấn đề nghiêm trọng của xã hội Việt Nam, vì nó phản ánh một tâm thế rối loạn nào đó của tâm lý đám đông, nó chứa chất những dồn nén không bình thường trong những con người vốn bình thường.
Đúng ra ngày Tết là thời điểm người ta thường nghĩ tới và làm những điều tốt đẹp nhất với những điều kiêng kỵ. Đặc biệt là kiêng kỵ không những không chửi bới nhau mà còn không đánh lộn lẫn nhau. -TS Nguyễn Xuân Diện
Trước thực trạng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu “Phải có giải pháp tổng hợp về vấn đề này. Các đồng chí lãnh đạo địa phương hết sức chú ý hiện tượng này, không thể xem thường” Đánh giá về hiện tượng xã hội mang tính bất thường này, Nhà nghiên cứu Văn hóa – TS. Nguyễn Xuân Diện nói: “Đúng ra ngày Tết là thời điểm người ta thường nghĩ tới và làm những điều tốt đẹp nhất với những điều kiêng kỵ. Đặc biệt là kiêng kỵ không những không chửi bới nhau mà còn không đánh lộn lẫn nhau. Nhưng mà mấy ngày Tết vừa rồi, thì nó lại dồn nén sinh ra nhiều những chuyện ẩu đả đánh nhau đến như thế. Hiện tượng đó cho thấy người dân, mà nhất là thanh niên đã không còn coi cái Tết là một cái gì để hướng đến những điều tốt đẹp, giống như trước đây các thế hệ cao niên nghĩ đến.” Dưới góc nhìn của các chuyên gia tâm lý thì hoàn cảnh xã hội là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý con người, nếu cuộc sống bế tắc, tương lai mờ mịt cũng dễ làm người ta xử sự thiếu lý trí và ngược lại, nếu người ta có những mối quan tâm khác có giá trị cao hơn những hành động đó thì người ta cũng dễ kiềm chế. Chuyên gia Tâm lý Phạm Hiền chia sẻ: “Thực ra đã là người thì không thể nói rằng tôi không hề tức giận, bởi vì nó là cảm xúc của con người. Ai cũng có tức giận, vì mình không phải là gỗ đá hay thần thánh gì cả. Tuy nhiên, hiện tại có 2 cách ứng xử trước sự tức giận của mình, cách thứ nhất có người tức giận thì họ la hét, đập phá hoặc họ cà khịa hoặc đánh nhau để cho bớt cái tức giận đi. Hoặc là những người khác khi tức giận thì họ cố nén, họ kiềm chế cái tức giận vào trong, để rồi cái tức giận ấy âm ỉ, một lúc nào đó nó cũng sẽ bùng lên. Tuy nhiên, cái việc bùng lên đó nó cũng đỡ hơn trường hợp thứ nhất.”
Đáng chú ý, việc đánh nhau trong ngày tết cũng khá phổ biến trong các lễ hội Văn hóa, ví dụ như hỗn chiến kinh hoàng ở Đền Gióng gần đây. Điều gì đã tạo nên những hiện tượng bất thường như thế trong hành xử và tâm lý của đám đông? TS. Nguyễn Xuân Diện giải thích: “Một cái tập tục mà từ ngày xưa để lại các cụ đã bảo “tả tơi xem hội”, thế nhưng mà ở Hội Gióng vừa qua lại không phải như vậy. Mà các thanh niên này đã lợi dụng Hội Gióng đông đúc như vậy để giải quyết các cái hiềm khích với nhau. Đây là một rất điều đáng báo động và như vậy không chỉ riêng cái hội Đền Gióng, tôi nghĩ rằng Hội Xuân này là nơi tụ tập đông người và nơi giao lưu của các nhóm thanh niên khác nhau, kết hợp với rượu, bia và sự khủng hoảng về niềm tin thì chắc chắn còn có xáo động nữa. Cái Hội Gióng chỉ là cái mở màn cho những cuộc ẩu đả trong những ngày hội.”
Nguyên nhân?
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến tình trạng người dân sử dụng bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong dịp Tết rất nhiều như vậy? TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết người dân tự giải quyết mâu thuẫn vì không còn tin vào hệ thống pháp luật và khả năng quản lý, thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chính. Ông nói: “Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”
Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? -TS Nguyễn Việt Hùng
Việc uống rượu bia chỉ mang tính tác nhân, song nguyên nhân chính là hệ quả của sự suy thoái trong giáo dục, văn hóa do không được quan tâm và đầu tư đúng mức. TS. Nguyễn Xuân Diện nhận định: “Nó là sự khủng hoảng của một đám đông khi một tâm lý đám đông bị dồn nén suốt cả năm và nó chờ đến cái dịp Tết thì nó sẽ bùng lên. Và ở đó chứa đựng mọi mâu thuẫn, mà nguyên nhân chính là cả một xã hội bất an, bất ổn. Bắt nguồn là phải từ Văn hóa – Xã hội, chưa có bao giờ mà văn hóa, giáo dục VN lại khủng hoảng như bây giờ và chưa có bao giờ đạo đức xã hội lại báo động như hiện nay.” Theo báo Tiền Phong online, PGS.TS Xã hội học Nguyễn Xuân Mai cho rằng: “Nguyên nhân trực tiếp của bạo lực có thể do nhậu nhẹt tràn lan, tình trạng giáo dục xuống cấp nghiêm trọng… Nhưng có thể còn có những nguyên nhân sâu xa hơn như bất bình đẳng xã hội, năng lực quản trị xã hội, quản lý kinh tế yếu kém. Khi tình trạng bất bình đẳng xã hội về cơ hội và thành quả ngày càng gia tăng, cuộc sống và thu nhập không ổn định, sức mạnh của quyền lực và tiền tài lấn át…, bạo lực có thể là phương cách lựa chọn của một số người trong nhiều tình huống của cuộc sống.” Đây là hệ quả của nhiều vấn đề giáo dục, quản lý nhà nước và kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng chia sẻ: “Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người trong kinh tế thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành thách thức xã hội.” Bạo lực là điều rất xấu, nhưng vì sao nó lại xảy ra rất nhiều trong những ngày Tết – thời gian dành cho sự tốt đẹp và an lành như vậy? Xây dựng một xã hội có đạo đức chuẩn mực, khi đó lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần vào tâm hồn, và hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ trở nên an bình, ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, khi ấy việc sử dụng bạo lực sẽ không còn là điều phổ biến và tràn lan như hiện nay. Đây là điều cả xã hội cần phải suy nghĩ.
– Tổ chức Động vật châu Á: ‘Chúng tôi thất vọng vì lễ chém lợn’ (VnExpress): “Đề xuất xóa bỏ nghi thức chém lợn giữa sân đình của chúng tôi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đa số cộng đồng, nhưng ban tổ chức lễ hội truyền thống làng Ném Thượng vẫn tiến hành. Chúng tôi rất thất vọng”.
Vụ chém lợn, mình “chém” nhát cuối!
Cái xã hội này không biết nó là thứ gì nhưng rõ ràng nó tôn thờ sự giả dối, xem giả dối như điều bình thường, thậm chí cao đẹp. Hai con lợn bị chém được trân trọng gọi là ông, ông ỉ, được vuốt ve sùng bái, được mừng tuổi, được tung hô kính cẩn, sau đó lôi ra sân đình trói căng 4 cẳng chém cái phập đứt đầu máu me văng tùm lum. Hai thái độ, hai hành động trái ngược chỉ cách nhau trong tích tắc. Một cái dối nữa là những người chủ trương chém lợn cứ cố tình ỉm đi sự thực, làm sai lệch lịch sử để tạo tiếng tốt. Nhà báo Dương Phương Vinh (báo Tiền Phong) đã tìm hiểu, thì ra vị tướng Đoàn Thượng mà họ cúng tế ấy là một tướng thời Lý, không chịu đầu hàng theo về Trần Thủ Độ nhà Trần nên tự sát, chứ chả có chống giặc, chống ngoại xâm đếch gì cả. Cứ bảo là cúng thành hoàng lại còn dễ nghe, nhưng họ cố ý mượn cớ chống ngoại xâm thì dễ lừa dối cộng đồng hơn. Chính phủ, chính quyền cũng vớ vẩn, ba phải, nhu nhược. Một mặt thì “Quan điểm của bộ VH-TT-DL là những hủ tục, những trò chơi dân gian kích thích bạo lực thì bộ hoàn toàn phản đối và không bao giờ ủng hộ, chấp nhận những hành động này” (lời ông Phạm Đình Tân, chánh VP bộ), mặt khác án binh bất động, làm ngơ. Có cây roi quyền lực trong tay mà không dám vụt, cũng chả khác gì đám bụt đất ngồi trên bệ, chả được trò trống gì. Đám trí thức già nua thì chán hết chỗ nói. Lại nảy nòi ra ông GS-TS Nguyễn Chí Bền bảo như thế này: “Theo luật pháp, VN chỉ ký công ước quốc tế bảo vệ động vật hoang dã. Mà lợn là vật nuôi nên không nhất thiết cứ thấy nước ngoài chê phản cảm là yêu cầu bỏ”. Mẹ kiếp, ngu như con lợn. Vấn đề ở đây không phải là bảo tồn động vật hoang dã có nguy cơ bị diệt chủng mà là vấn đề tính người, sự dã man của con người. Còn không ít người khác thì lý sự giết heo trong lò mổ có khác gì chém lợn giữa sân đình, vẫn ăn thịt heo mà lại ngoác mồm chê chém lợn… Bọn ngu hoặc cố tình đánh tráo khái niệm đang nhan nhản trong xã hội này. Đó là bi kịch. —- VOA Trà Mi 25-02-2015 Một tập tục văn hóa cổ truyền ở phía Bắc Việt Nam trong dịp Tết nguyên đán đang gây tranh cãi công luận và khơi dậy những chỉ trích mạnh mẽ từ giới bảo vệ động vật tại Châu Á. Bất chấp những lời kêu gọi lẫn phản đối, lễ hội chém lợn truyền thống hằng năm vẫn được tổ chức đúng ngày mùng 6 Tết ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với tham dự của hàng ngàn người. AFP dẫn truyền thông trong nước cho hay đông đảo bà con, chủ yếu là thanh niên, trưa ngày 24/2 vây kín sân đình để chứng kiến cảnh tượng đẫm máu khi dân làng tiến hành nghi thức dùng đao chém 2 con lợn sống bị trói 4 chân để làm cỗ ngọc tế thánh.
Các trang mạng xã hội truyền tay hình ảnh từ báo chí chính thống cho thấy một mâm cỗ được bày trên một chiếc bàn lớn đặt giữa sân đình. Trước mâm cỗ là bức chân dung khổ lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm chiếu đào, và hai con lợn trong hai chiếc xe đẩy nằm dọc hai bên. Sau khi hai con lợn bị hạ thủ, những người tham dự còn đua nhau lấy tiền quết vào các vũng máu tung tóe để gọi là ‘lấy lộc, cầu may.’ Tổ chức bảo vệ Động vật Châu Á cho biết lễ hội chém lợn năm nay vẫn diễn ra bất chấp làn sóng lên án về tính dã man của hủ tục này đã khiến sự phản đối càng gia tăng mạnh mẽ. AFP dẫn lời ông Tuan Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam, nói tiến hành hủ tục chém lợn để giữ gìn tập tục văn hóa là một sự viện cớ và chứng tỏ Việt Nam thiếu luật lệ chống lại các hành vi độc ác đối với động vật. VnExpress ngày 25/2 thuật lời ông Bendixsen rằng đề nghị trước đó của tổ chức ông yêu cầu hủy bỏ nghi thức chém lợn nhận được sự ủng hộ của đa số cộng đồng, nhưng ban tổ chức lễ hội truyền thống làng Ném Thượng vẫn tiến hành, khiến Tổ chức Động vật Châu Á rất thất vọng. Nhiều người cho rằng nghi thức chém giết đẫm máu gây ra hiệu ứng phản cảm và tác động xấu đến tâm tính con người. Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử lâu năm trong nước, đồng ý với nhận định này. Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 25/2 Tiến sĩ Nguyễn Nhã chia sẻ: “Những tục như chọi trâu hay chém lợn đúng là thể hiện sự dã man trước đông người. Con người dù có thể ăn thịt động vật, nhưng không nên làm trò chơi khi giết con vật như vậy. Tôi nghĩ nếu nơi nào còn giữ lại [tập tục này] thì không phù hợp với sự tiến hóa của văn minh hiện nay.” Tuy nhiên, cũng có các quan điểm phản biện rằng nên duy trì những gì thuộc về văn hóa vì đó là những nét bản sắc độc đáo, riêng biệt của từng vùng. Vậy, vấn đề đặt ra là nên hay không nên lưu giữ các tập tục như lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói phong tục tạp quán không nên hủy bỏ, nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với sự tiến bộ, văn minh của nhân loại. “Không phù hợp thì không nên phổ biến thôi. Tôi vẫn tôn trọng những sinh hoạt văn hóa xưa. Nếu giữ được thì làm cách nào để phù hợp với sự tiến bộ văn minh thì tốt hơn. Không nên trở thành trò chơi, nhất lại là chém máu me như vậy rất ghê rợn, thể hiện sự dã man. Lễ hội đó vẫn có thể tồn tại nhưng phải thay đổi một chút cho phù hợp. Đừng để đẫm máu như vậy thì cuối cùng nó chỉ thúc đẩy chém giết.” Tổ chức Động vật châu Á cho biết sẽ tiếp tục vận động xóa bỏ nghi lễ chém lợn dã man này. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam nói không khuyến khích các lễ hội mang tính bạo lực, dã man và kêu gọi dân địa phương giảm bớt tính chất ‘đẫm máu’ của nghi thức chém lợn hiến sinh. Theo báo nhà nước, chính quyền của tỉnh Bắc Ninh 2 năm qua cũng đã đề nghị dân làng Ném Thượng thay đổi tục xưa. Dân làng nói họ có quyền quyết định vì nghi thức này không vi phạm pháp luật, đồng thời yêu cầu tôn trọng ý nguyện giữ gìn truyền thống tổ tiên. Xuất phát từ truyền thuyết rằng tướng Đoàn Thượng khi xưa chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú và chém lợn rừng để nuôi quân, dân làng địa phương hằng năm tổ chức lễ hội hiến tế để ghi nhớ công ơn vị tướng khai hoang mở đất.