Vì sao Sri Lanka rơi vào khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ 1948?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vì sao Sri Lanka rơi vào khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ 1948?

25 tháng 5 2022 – Giá thực phẩm tăng chóng mặt, hàng dài người xếp hàng mua xăng dầu, mất điện kéo dài. Sri Lanka đã rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1948.

Bên cạnh xuất khẩu trà và dệt may, quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào ngành du lịch và nguồn kiều hối. Ngành du lịch Sri Lanka chỉ vừa mới bắt đầu khởi sắc sau các vụ đánh bom chết chóc vào ngày lễ Phục sinh năm 2019 và đợt dịch Covid.

Doanh thu du lịch của Sri Lanka đã sụt giảm 85% so với năm 2018 và lượng kiều hối đã giảm gần 1/3. Thêm nữa, cuộc chiến tranh Ukraine đã khiến Sri Lanka mất du khách từ Nga và Ukraine

Và chiến tranh Ukraine cũng đẩy giá lương thực và nhiên liệu toàn cầu tăng cao.

Sri Lanka có khoản nợ nước ngoài là 51 tỷ USD. Một số khoản nợ là từ các dự án cơ sở hạ tầng lớn đang phải chật vật tạo ra nguồn thu như sân bay do Trung Quốc xây dựng tại quận Hambantota.

Người dân đã bày tỏ sự giận dữ đối với gia tộc quyền lực Rajapaksa. Gia đình này đã nắm quyền chính trị tại Sri Lanka trong 12 năm qua.

Một trong các chính sách được cho đã khiến tình hình thêm tồi tệ là cấm nhập khẩu phân bón hóa học để không bị thất thoát ngoại tệ. Việc này dẫn đến mùa màng thất bát và Sri Lanka phải chi thêm tiền để nhập khẩu thực phẩm.

Lượng dự trữ ngoại hối của Sri Lanka hiện nay gần như đã cạn kiệt và quốc gia này phải dừng thanh toán nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi tuyên bố độc lập.

Sri Lanka hiện đang tìm cách nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Thời gian khó khăn hơn đang chờ đợi đảo quốc có 22 triệu dân này.

Phóng viên Thương Lê từ BBC News Tiếng Việt sẽ giải thích chủ đề này.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-61574797