Vì sao hàng loạt doanh nhân bị bắt?
Việc bắt bớ các doanh nhân không nhằm mục đích trừng trị và các đại gia chỉ là nạn nhân trong cuộc chiến phe phái mà thôi, TS. Nguyễn Quang A nhận định: “Tôi nghĩ rằng việc gọi là triệt hạ sân sau thì cũng có một cái lý của nó, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một lý do phụ mà thôi. Mà lý do thực sự là họ muốn đánh thẳng vào các ông “kễnh”đứng đằng sau đó. Chứ còn các đại gia đó họ chỉ là những kẻ theo đóm ăn tàn bị vạ lây thôi.” Trước các sự kiện quan trọng của Đảng, đặc biệt là vấn đề có liên quan đến vấn đề nhân sự, thì sẽ xảy ra tình trạng bắt một số doanh nhân là sân sau thuộc phe ông nọ ông kia. TS. Phạm Chí Dũng nói: “Việc bắt các doanh nhân không phải là một đòn của Đảng và Nhà nước nhắm vào khối doanh nhân, tại vì chẳng ai đi làm cái trò như thế cả. Mà ở đây, họ chỉ xoáy vào một số ít các doanh nhân nào đó, mà các doanh nhân đó theo dư luận đồn đoán thì họ là sân sau, sân trước của một số chính khách nào đó. Việc đó nó liên quan đến sự kiện về nhân sự, vỉ chỉ có nhân sự mới có thể xảy ra tình trạng bắt bớ như thế này, nếu không vì nhân sự thì chưa chắc có chuyện này. Cho nên dư luận đồn đoán hay các chuyên gia đánh giá thì tôi thấy cũng có lý. Người bên này bắt người của bên kia để tạo ra một cái sức ép, sau đó là một sự dàn xếp trước mắt về nhân sự trong nội bộ. Tới khi không thể dàn xếp với nhau được nữa thì lúc đó họ sẽ làm tung tóe lên, khi đó sẽ là một cuộc chiến công khai.” Trả lời câu hỏi, việc bắt các doanh nhân vào những thời điểm nhạy cảm như thế là sự vô tình hay chủ ý và nhằm mục đích gì? Đây thực chất là việc đấu đá, là vấn đề đã trở thành quy luật và thường xảy ra vào những thời điểm được coi là nhạy cảm. TS. Nguyễn Quang A cho biết: “Việc này tôi nghĩ rằng là hoàn toàn có chủ ý và đã diễn ra khá thường xuyên, lặp đi lặp lại ở VN nhiều lần rồi chứ không phải chỉ đến bây giờ. Chúng ta hãy nhớ lại kể từ vụ MPU18 cũng là đấu đá trên thượng đỉnh, rồi đến các vụ gọi là xôn xao dư luận thí dụ như vụ Bầu Kiên hay vụ ông (Hà Văn) Thắm chẳng hạn. Tất cả đều theo một hình mẫu khá là dễ hiểu.”
Tình trạng trên sẽ xảy ra liên tiếp từ nay cho tới khi công tác nhân sự của Đại hội Đảng XII được các phe phái trong Đảng thỏa thuận ngã ngũ xong xuôi, và đây là điều nguy hiểm. TS. Phạm Chí Dũng ghi nhận: “Các trường hợp Ngân hàng Xây dựng, bà Châu Thị Thu Nga hay ông Hà Văn Thắm… đều liên quan đến thời gian trước các HN quan trọng về nhân sự. Tôi cho rằng đây là một hiện tượng đặc thù về chính trị mới xuất hiện ở VN từ năm 2012 tới nay, với một tần suất tương đối dày đặc. Đây có lẽ là một chiêu thức chính trị mà các chính khách, những người được coi là cầm cân nảy mực và những nhà kỹ trị ở VN sẽ áp dụng từ nay đến Đại hội XII, để họ thanh toán nốt những gì mà họ cần phải thanh toán. Nhưng điều đó hoàn toàn không có lợi gì cho dân chúng cả.” Theo UB Kiểm tra TƯ Đảng cho biết, xung quanh một số nhân vật chủ chốt có vai trò quan trọng trong các quyết sách về kinh tế của Nhà nước hiện nay, đã thấp thoáng sự hiện diện của các doanh nhân. Sự hoạt động của các nhóm lợi ích là sự cấu kết giữa những Doanh nhân với các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt