Vì sao hàng loạt ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên của Đức đều là bác sĩ?
Một số bệnh viện Đức gián tiếp ủng hộ tội ác cưỡng chế thu hoạch nội tạng người của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị phơi bày. (PIERRE-PHILIPPE MARCOU / AFP via Getty Images)
Một quốc gia có hệ thống y tế hàng đầu thế giới như nước Đức, cũng phải chịu dịch bệnh nghiêm trọng như vậy, hơn nữa giới y bác sĩ của Đức liên tiếp nhiễm dịch. Điều này, khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi: chẳng lẽ những bác sĩ người Đức vốn nghiêm cẩn trong nghiên cứu học thuật cũng có mối quan hệ gì với Đảng Cộng sản Trung Quốc?
Theo số liệu thống kê của Berliner Morgenpost, tính đến 19h ngày 20/3 theo giờ địa phương, nước Đức đã có 19.711 người nhiễm viêm phổi Vũ Hán, khiến Đức trở thành quốc gia có tình hình dịch bệnh lớn thứ ba ở châu Âu và thứ năm trên thế giới.
Ngay cả khi Đức có hệ thống y tế xuất sắc hàng đầu thế giới mà Thủ tướng Merkel vẫn luôn tự hào, thì cũng không thể ngăn chặn được sự bùng phát của virus Vũ Hán tại quốc gia này. Điều khiến người ta phải suy nghĩ là hàng loạt các bác sĩ chất lượng hàng đầu của Đức liên tục bị nhiễm virus Vũ Hán.
Những người đầu tiên bị nhiễm virus Vũ Hán ở Đức đều là các bác sĩ
Hiện tại, North Rhine-Westphalia, Baden-Württemberg và Bavaria là ba bang ở Đức đang lâm vào tình trạng dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất. Truy tìm nguyên nhân virus Vũ Hán lây lan ở Đức, người ta phát hiện ra rằng nhiều ca đầu tiên bị nhiễm bệnh ở nhiều bang đều là bác sĩ, và hầu hết họ bị nhiễm bệnh ở bên ngoài nơi công tác.
Bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là North Rhine-Westphalia, chiếm gần 1/3 tổng số ca nhiễm toàn quốc. Bệnh nhân đầu tiên xuất hiện tại bang này vào tối ngày 25/2. Không lâu sau đó, một bác sĩ tại bệnh viện thành phố Mönchengladbach tiếp xúc với bệnh nhân tại một hoạt động lễ hội cũng được chẩn đoán nhiễm virus Vũ Hán.
Ổ dịch virus Vũ Hán nghiêm trọng thứ hai ở Đức, bang Baden-Württemberg, xác nhận ca nhiễm dịch đầu tiên vào cùng ngày 25/2. Bệnh nhân cùng một phụ nữ vừa du lịch từ Ý trở về. Sau đó, người phụ nữ và cha cô cũng được chẩn đoán nhiễm dịch. Người cha là bác sĩ trưởng tại bệnh viện Đại học Tübingen.
Ngày 27/2, bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm virus Vũ Hán tại Hamburg là một bác sĩ nhi khoa của Đại học Hamburg thuộc Bệnh viện Eppendorf. Ông được phát hiện nhiễm bệnh ngay sau khi đi du lịch từ Ý trở về.
Tại ổ dịch nghiêm trọng thứ ba của Đức – bang Bavaria, ngoài 14 nhân viên công ty Webster và người nhà là những ca đầu tiên bị nhiễm bệnh, ngay sau đó xuất hiện ca nhiễm là bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Erlangen. Được biết, bác sĩ này đã bị lây nhiễm từ một đồng nghiệp người Ý tại một hội thảo công tác. Người đồng nghiệp đó sau khi trở về Ý đã được chẩn đoán nhiễm bệnh.
Ca mới nhất nhiễm virus Vũ Hán được xác nhận tại bang Sachsen-Anhalt, cũng là một bác sĩ đi nghỉ từ Ý trở về. Bởi vì ông sống ở Sachsen nên được tính là thuộc bang Sachsen. Ông làm việc tại phân viện Helios, có hợp tác với các bệnh viện Trung Quốc.
NTD Việt Nam ngày 18/3 đã đăng bài viết “Nơi nào kết thân với ĐCS Trung Quốc, nơi đó virus Vũ Hán theo sau”, trong đó chỉ ra rằng dịch bệnh này là nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và những quốc gia, tổ chức, cá nhân có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Và tình hình dịch bệnh hiện tại lây lan trên toàn thế giới đã chứng minh rõ điều đó.
Nơi nào kết thân với ĐCS Trung Quốc, nơi đó virus Vũ Hán theo sau
Các đợt bùng phát nghiêm trọng của dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm nổi bật mối quan hệ của các quốc gia bị ảnh hưởng…
Một quốc gia có hệ thống y tế hàng đầu thế giới như nước Đức, mà phải chịu dịch bệnh nghiêm trọng như vậy, hơn nữa giới y bác sĩ của Đức liên tiếp nhiễm dịch. Điều này khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi chẳng lẽ những bác sĩ người Đức nghiêm cẩn trong nghiên cứu học thuật cũng có mối quan hệ gì với ĐCSTQ?
Việc ghép phổi để điều trị bệnh nhân virus Vũ Hán nghi có liên quan tới thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ
Khi dịch bệnh hoành hành trên khắp thế giới, Trung Quốc liên tục đưa tin đã tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán. Thời gian chờ ghép phổi ngắn, cơ quan nội tạng cấy phù hợp một cách hoàn hảo và nguồn hiến tạng dồi dào, là những điều khiến người ta vô cùng kinh ngạc.
Nghi vấn ĐCSTQ thu hoạch nội tạng để sử dụng cho cấy ghép phổi một lần nữa thu hút sự chú ý của quốc tế. Bà Susie Hughes, Giám đốc điều hành của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép tạng tại Trung Quốc (ETAC), đã trực tiếp đặt nghi vấn: “Nguồn cung cấp các cơ quan nội tạng có được một cách nhanh chóng và phù hợp một cách hoàn hảo này đến từ đâu?”
Kỳ thực, những nghi ngờ về nguồn gốc nội tạng của công nghiệp cấy ghép Trung Quốc không phải bây giờ mới xuất hiện. Từ năm 2000, số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc tăng vọt mạnh mẽ, các nghi vấn về nguồn gốc nội tạng và các báo cáo điều tra khác nhau vẫn liên tục được đưa ra. Chỉ riêng bằng chứng về việc ĐCSTQ cưỡng chế thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm do tổ chức Điều tra Quốc tế thu thập đã có một tập tài liệu dày.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua các bệnh viện và chuyên gia nước ngoài đã gián tiếp hỗ trợ tội ác này của ĐCSTQ, ví như đào tạo bác sĩ cấy ghép nội tạng Trung Quốc, về phương diện này giới y học Đức có tham gia khá sâu.
Vào ngày 20/7/2018, Bộ Ngoại giao Đức lần đầu tiên công bố một tài liệu lên án tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. Tiếng nói của công lý đã vang lên sau hơn một thập kỷ tội ác thu hoạch nội tạng sống bị phơi bày.
Trong hơn thập kỷ im lặng này, nhiều bệnh viện của Đức đã hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện Trung Quốc trong việc cấy ghép nội tạng. Nhiều chuyên gia Đức đã đến Trung Quốc đại lục để truyền đạt kinh nghiệm và thậm chí giúp đỡ ĐCSTQ lên tiếng.
Nhiều bệnh viện Đức bị nghi ngờ có hợp tác với bệnh viện Vũ Hán Đồng Tế
Tổ chức “Điều tra Quốc tế” liên tục theo dõi các tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. Vào ngày 1/3/2020, tổ chức này công bố một cuộc điều tra hàng trăm bệnh viện cấy ghép ở Trung Quốc đại lục trong năm 2019, cho thấy hành vi mổ cướp nội tạng sống vẫn còn tồn tại, bao gồm cả Bệnh viện Đồng Tế ở Vũ Hán. Trong một bản ghi âm điều tra trước đó của tổ chức, các bác sĩ tại Bệnh viện Đồng Tế đã thừa nhận sử dụng nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Cho đến nay, trong số các bệnh viện đối tác ở nước ngoài được liệt kê trên trang web chính thức của bệnh viện, có 7 bệnh viện của Đức. Đó là: Bệnh viện Eppendorf thuộc Đại học Hamburg; Bệnh viện Đại học Wurzburg, bang Bavaria; Bệnh viện Đại học Ulm của bang Baden-Wurtemburg; Bệnh viện Rechts der Isar thuộc Đại học Công nghệ Munich, bang Bavaria; Bệnh viện Delmenhorst, Bệnh viện Bamrbek Hamburg; và Bệnh viện Đại học Y Hannover (MHH).
Trong số các bệnh viện này của Đức, Bệnh viện Đại học Y khoa Hannover, Bệnh viện Eppendorf, Bệnh viện Đại học Wurzburg và Bệnh viện Rechts der Isar, Bệnh viện Đại học Ulm đều có trung tâm cấy ghép tạng. Bệnh viện đại học Ulm vốn cũng có trung tâm như vậy nhưng đã bị bỏ đi do không có đủ số ca ghép vào năm 2011.
Bệnh viện Đồng Tế tại Vũ Hán là một bệnh viện trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung. Nó do một bác sĩ người Đức thành lập tại Thượng Hải vào năm 1900 và sau đó chuyển đến Vũ Hán. Năm 2019, trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Đức – bà Angela Merkel cũng đã đến thăm Bệnh viện Đồng Tế. Ngay trên trang chủ của bệnh viện có đăng bức ảnh chuyến thăm của bà Merkel làm nền.
Trung tâm Tim mạch Berlin đào tạo hàng trăm bác sĩ Trung Quốc
Vào tháng 6/2014, báo cáo của đài phát thanh Tây Nam Đức SWR2 đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ công nghiệp cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, trong đó đã đề cập rằng Trung tâm Tim mạch Berlin có hợp tác với nhiều bệnh viện Trung Quốc. Vào tháng 5/2012, tại một hội nghị phẫu thuật tim được tổ chức tại Thượng Hải, ông Roland Hetzer, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Berlin, cho biết, trong những năm qua đã có 500 bác sĩ Trung Quốc đã tham gia hợp tác với Trung tâm Tim mạch Berlin.
Trên trang web của Trung tâm Tim mạch Berlin, phần giới thiệu lịch sử nói rằng trung tâm đã ký hợp đồng hợp tác với Đại học Thượng Hải vào tháng 11/1999, nội dung bao gồm đào tạo bác sĩ phẫu thuật tim Trung Quốc. Vào ngày 19/4/2000, Viện nghiên cứu tim Trung Quốc – Đức được thành lập tại Thượng Hải.
Ngày 24/7/2019, Trung tâm Dịch vụ Trao đổi Tài năng của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc đăng một bài báo tiết lộ rằng Trung tâm Tim mạch Berlin vẫn đang đào tạo bác sĩ Trung Quốc. Tác giả của bài báo ký tên là Lý Quân (Li Jun), và đơn vị của ông là Bệnh viện Fuwai thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Bài báo viết rằng từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019, tác giả đã đến Trung tâm Tim mạch Berlin để học về gây mê tim mạch. Kết quả điều tra của Tổ chức Điều tra Quốc tế cho thấy Bệnh viện Fuwai thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc bị nghi ngờ tham gia mổ cướp nội tạng sống. Bệnh viện được Bộ Y tế Trung Quốc chỉ định thực hiện thủ thuật ghép tim vào năm 2007.
Trên trang web của Bệnh viện Đông Phương Thượng Hải, vào tháng 3 năm 2014 có đăng một bài báo cho thấy sau khi thành lập Viện nghiên cứu tim Trung – Đức ở Thượng Hải, hàng chục người đã được đào tạo tại Trung tâm Tim mạch Đức và trung tâm đã chu cấp mọi chi phí đào tạo cho các bác sĩ, bao gồm cả chi phí ăn ở. Khi những người này trở về Trung Quốc, họ đảm nhiệm những vị trí quan trọng. Sau đó, các bệnh viện trên cả nước đã thiết lập hợp tác với Trung tâm Tim mạch Đức.
Trong mục ‘Trao đổi quốc tế’ trên trang web của Bệnh viện Đông Phương Thượng Hải, có thể thấy tên của “Viện nghiên cứu tim Trung Quốc – Đức”, nhưng trang web không thể mở được.
Bệnh viện Đông Phương Thượng Hải, còn được gọi là Bệnh viện Đông y của Đại học Đồng Tế. Theo điều tra của Tổ chức Điều tra Quốc tế, bệnh viện này bị nghi vấn đã tham gia mổ cướp nội tạng từ năm 2001 đến 2005.
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Đức hiện đang giữ chức ở Trung Quốc
Ông Björn Nashan, Giáo sư y học của Đức, từng là chủ tịch Hiệp hội cấy ghép tạng Châu Âu, Chủ tịch Hiệp hội cấy ghép tạng của Đức, và là bác sĩ của Khoa Phẫu thuật Cấy ghép tại Bệnh viện Eppendorf, Đại học Hamburg. Hiện tại ông đang xây dựng một trung tâm ghép tạng quốc tế tại Bệnh viện tỉnh An Huy, Trung Quốc (Bệnh viện liên kết đầu tiên với Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc)
Từ năm 2010 đến 2016, ông Nashan làm việc tại Hiệp hội Cấy ghép Đức, trong đó ông giữ chức chủ tịch từ 2013 đến 2016. Vào tháng 10 năm 2017, ông được Bệnh viện tỉnh An Huy mời làm làm Giám đốc Trung tâm Ghép tạng và Phòng thí nghiệm Miễn dịch ghép tạng. Vào tháng 10 năm 2019, ông đã giành được “Giải thưởng hữu nghị của chính phủ Trung Quốc”.
Theo các tin truyền thông vào tháng 1 năm 2018, tầm nhìn của ông Nanshan là biến Trung tâm cấy ghép nội tạng của Bệnh viện tỉnh An Huy trở thành một trung tâm ghép tạng nổi tiếng quốc tế.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Die Welt của Đức vào ngày 10/7/2018, khi các phóng viên đề cập đến việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc liên quan đến các tù nhân chịu án tử hình và tù nhân lương tâm, ông Nashan đã tích cức minh oan cho ĐCSTQ, sử dụng các lý do kiểu thoái thác ngoại giao. Ông trả lời rằng Trung Quốc “đã triệt để thay đổi rồi”. Ban đầu, việc hiến tạng ở Trung Quốc hoàn toàn không có quy chuẩn và chủ yếu sử dụng nội tạng của các tử tù. “Nhưng kể từ năm 2005, đã bắt đầu cải cách, dần dần bỏ cách làm cũ, năm 2015 cấm sử dụng nội tạng của tử tù’….
Tuy nhiên, các chuyên gia nước ngoài chuyên theo dõi vấn đề này nói rằng việc mổ cướp nội tạng sống vẫn tồn tại. Cái gọi là lệnh cấm sử dụng nội tạng của các tử tù thực chất là che giấu tội ác mổ cướp nội tạng sống.
Ngày 10/3/2015, Tổ chức Điều tra Quốc tế đã công bố báo cáo điều tra nhắc nhở cộng đồng quốc tế không nên để ngôn luận ‘cấm sử dụng nội tạng tử tù’ làm cho mê hoặc, không cần chú ý vào vấn đề Trung Quốc có sử dụng nội tạng tử tù hay không, mà cần phải yêu cầu ĐCSTQ cung cấp nguồn gốc cung cấp tạng cấy ghép trong 15 năm qua. Năm 2012, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Đảng Cộng sản Trung Quốc Hoàng Khiết Phu từng thừa nhận rằng trong một năm thực hiện hơn 500 ca ghép gan. Cộng đồng quốc tế nên yêu cầu ông Hoàng cung cấp nguồn gốc thực sự của những người hiến gan.
Tại Trung Quốc, ông Nashan đang tích cực thúc đẩy công nghiệp cấy ghép. Trước khi ông Nashan đến Trung Quốc, truyền thông Đức đã chỉ trích ông, và Bệnh viện Eppendorf liên kết với Đại học Hamburg đã chấm dứt hợp tác với ông.
Các bác sĩ của Đức luôn được ca tụng bởi tác phong nghiêm túc và tay nghề cao, trong xã hội bình thường, bác sĩ là nghề cứu giúp người, việc hợp tác giữa các bệnh viện cũng là nhằm mục đích điều trị tốt hơn cho bệnh nhân và phục vụ xã hội. Ở một đất nước dưới sự cai trị độc đoán của ĐCSTQ, các bệnh viện có thể trở thành nơi xảy ra tội ác, và các bác sĩ có thể biến thành ‘sát nhân áo trắng’. Việc hợp tác với ĐCSTQ, dù là hữu ý hay vô ý, thì thực tế không thể thoát khỏi tội đồng phạm.
Thiên Đạo rất rõ ràng, những nợ máu cuối cùng sẽ tới ngày phải hoàn trả. Bất kể là cá nhân, tổ chức hay quốc gia, nếu có thể kịp thời nhận rõ ra bản chất của ĐCSTQ, tránh xa và rời bỏ ĐCSTQ, sẽ có thể tránh được tổn hại, thoát khỏi bệnh dịch và bước vào một tương lai tốt hơn.
Minh Thanh
Theo Epoch Times