Vì sao chưa bầu được Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam?
Lê Thúc Anh, nguyên Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, cựu chủ tịch Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam nhiệm kỳ 2009-2014.
Luật sư Lê Công Định – Theo FB Luật sư Lê Công Định – 21/04/2015
Mặc dù Đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã bế mạc hôm nay, nhưng chức danh Chủ tịch vẫn chưa bầu được, vì nhân vật Đãng muốn áp đặt vào ghế đó là Lê Thúc Anh bị các luật sư bất tín nhiệm bằng lá phiếu, dù chỉ nửa vời, của mình.
Nhân vật thứ hai được Đãng cài cắm trù bị cho chiếc ghế đó là Phạm Quý Tỵ, cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp, lại nhận phiếu tín nhiệm quá thấp, nên Đãng đành áp dụng kế hoạch chẳng đặng đừng là chờ Hội đồng Luật sư Toàn quốc bầu sau. Số thành viên hội đồng này ít nên chắc chắn Đãng dễ kiểm soát, thao túng và áp đặt hơn
Chính Luật sư Phan Trung Hoài thừa nhận rằng rất nhiều người quan tâm đến vấn đề tại Đại hội lần này là Hội đồng Luật sư Toàn quốc chưa bầu được chức danh Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thông tin hành lang của các luật sư tham dự Đại hội cho biết chắc chắn ông Phạm Quý Tỵ sẽ được chọn trong cuộc họp sắp tới của Hội đồng Luật sư Toàn quốc, dù vị này bị các luật sư tín nhiệm thấp.
Phạm Quý Tỵ, người đang đứng trong ảnh, cựu Thứ trưởng Bộ Tư Pháp.
Cần lưu ý rằng, cả hai nhân vật Lê Thúc Anh, cựu Phó Chánh án Toà tối cao, và Phạm Quý Tỵ, cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đều là luật sư trên danh nghĩa, tức vẫn có chứng chỉ hành nghề, nhưng chưa bao giờ hành nghề như một luật sư ngày nào, và trở thành luật sư cốt để ngồi vào chiếc ghế do Đãng sắp đặt sẵn nhằm bảo đảm rằng hoạt động chung của giới luật sư phải chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đãng.
Trong khi các luật sư có nhiều kinh nghiệm và đầy tâm huyết với nghề luật sư, luôn nhận được tín nhiệm cao của các đồng nghiệp, thì hoặc bị gạt ra ngoài hoặc chỉ ngồi vào các ghế phó nhằm trang trí cho bộ mặt “dân chủ” của tổ chức nghề nghiệp này mà thôi.
Nhìn các cuộc bầu cử dân chủ trá hình của các Đoàn luật sư tại các tỉnh thành cả nước và của chính Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có thể thấy rằng ngày nào Đãng còn chuyên chế như bấy lâu nay, thì ngày đó mọi cuộc bầu cử đều là hình thức, hoàn toàn thiếu vắng sắc thái tự do và minh bạch thực sự.
Nói rộng ra, Quốc hội, Toà án hay Chính quyền từ cao đến thấp đều chỉ gồm những gương mặt được Đãng cử và chọn cả, dân đi bầu để làm bình phong cho đẹp. Không thể trông mong gì hơn. Cái gọi là bầu cử ở xứ “dân chủ gấp triệu lần” này được mỗi việc là làm tốn tiền và thời gian của thiên hạ, thế thôi!