Vatican coi việc can-thiệp quân-sự vào Irak là cần-thiết – Nhữ Đình Hùng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vatican coi việc can-thiệp quân-sự vào Irak là cần-thiết – Nhữ Đình Hùng

Đức ông Silvano Tomasi.Hình trên site Radio Notre Dame 

Kể từ thập-niên 60, Vatican chống-đối một cách mạnh mẽ việc giải-quyết các tranh-chấp bằng quân-sự. Nhưng ngày thứ bảy mùng 09 tháng tám vừa qua, người ta ghi nhận một sự thay đổi quan-trọng, đó là việc quan-sát-viên thường-trực cũa Toà Thánh tại Liên-Hiệp-Quốc, Đức Ông Silvano Tomasi, đã tuyên-bố một cuộc can-thiệp quân-sự vào Irak là ‘cần-thiết trong lúc này để chặn bước tiến của quân djihadistes tại Irak’. Đức ông Tomasi cũng coi là phải cấp bách làm thế nào để những nước cung cấp võ-khí và tài-chánh cho quân djihadistes bị ló mặt và ngừng cách hỗ-trợ này.

Cùng lúc đó, Giáo Hàng François trong bài giảng ngày chủ nhật cũng yên cầu ‘một giải-pháp chánh-trị hữu-hiệu để tái lập lại luật-pháp ở Irak. Ngài cũng cho biết một đặc-sứ của Giáo Hội, Hồng Y Fernando Filoni, được gởi sang Kurdistan  nhằm bày tỏ tình liên-đới với dân chúng địa phương. Đức Hồng Y Fernando Filoni từng là khâm-mạng toà thánh tại Bagda vào năm 2003, Ngài có một sự hiểu biết sâu rộng về Irak.

 

 Hồng Y Fernando Filoni và Giáo Hoàng François

(http://fr.radiovaticana.va/news/2014/08/12/lenvoy%C3%A9_personnel_du_pape_senvole_mardi_pour_lirak/1104412)

Vị-thế truyền thống của Giáo Hội Thiên Chúa là hiếm khi thừa nhận tính cách chính-đáng của việc can-thiệp bằng quân-sự. Nhưng, Giáo Hoàng Jean-Paul II vào ngày 01.01.2000 đã nói rằng ‘khi mà nhân-dân dân-sự có hiểm tai bị gục ngã và khi những nỗ lực về chánh-trị và những khí-cụ phòng vệ không bạo lực đã không có một kết quả nào cả, là điều chánh-đáng, và coi cả là nhiệm-vụ, phải dùng đến những sáng-kiến cụ-thể để tước vũ khí kẻ gây hấn. Dâu sao, những sáng kiến này phải được giới hạn trong thời-gian, có những mục tiêu rõ ràng, được thực hiện trong sự tôn trọng đầy đủ công-pháp quốc-tế, được bảo-đảm bời một thẩm-quyền được thừa nhận ở mức siêu quốc-gia (supranational) và chẳng bao giờ theo hoàn toàn lý lẽ của vũ khí’

Tuy nhiên, lời phát-biểu của Đức Ông Silvano Tomasi, hẳn là phải có thảo-luận trước với Toà Thánh, đã có thể được coiu như Vatican đồng thuận cho việc can-thiệp quân-sự vào Irak.

Cùng lúc,trong ngày thứ ba 12.08.2014, Vatican cũng yêu-cầu những nhà lãnh-đạo hồi-giáo lên án ‘không mơ hồ’ sự dã man của Nhà Nước Hồi Giáo (EIIL), co rằng (không có một lý lẽ nào,và chắc chắn là không một tôn giáo nào, có thể chứng tỏ việc này’. Hồng Y người Pháp, Jean Louis Tauran, đã liệt-kê các tợi ác này như việc chặt đầu, treo cổ các xác chết ở những nơi công cộng, đóng đinh trên thập tự, bắy các phụ nữ và thiếu nữ thuộc bộ tộc Yazidis và thiên-chúa giáo như là chiến-lợi-phẩm…Tất cả những tội ác này đã ‘lăng mạ cực kỳ nghiêm-trọng đối với nhân-loại và đối với Thượng Đế’..(Về tội ác của djihadistes, xem link duới đây:

http://www.lepoint.fr/video/video-irak-des-images-inedites-au-coeur-des-troupes-de-l-ei-12-08-2014-1853204_738.php#xtor=CS3-190  )

Từ lâu nay, Vatican ta thán việc một số đối thoại viên  người hồi-giáo đã có sự im lặng đối với chủ thuyết khủng bố hồi giáo chống thiên-chúa-giáo, hoặc có những tuyên bố nhu nhược hay mơ hồ Trong một tuyên bố của hội đồng giáo hội về việc đối thoại giữa các tôn-giáo, hội đồng đã yêu cầu việc ‘đồng thanh lên án những tội ác này không một chút mơ hồ nào’ vì việc thiếu sự lên án sẽ dẫn tới sẹ ‘mất tin tưởng’ trong cuộc ‘đối thoại giữa những tôn-giáo đã được kiên nhẫn theo đuỡi từ nhiều năm qua’, sự mất tin tưởng vào những tôn giáo, tín đồ và các giáo chủ. ‘Tình hình bi thảm của những người theo đạo Thiên Chúa, những nguời dân Yazidis và những cộng đồng tôn giáo và sắc tộc thiểu số ở Irak đòi hỏi phải có một vị thế rọ rệt và can đãm về phiá những người có trách nhiệm của các t-n giáo, nhất là người hồi giáo, những người dấn thân vào cuộc đối thoại giữa các tôn giáo’. Các nhà lãnh đạo các tôn giáo cũng được kêu gọi làm áp-lực với các chánh-quyền (để trừng phạt những tội ác, tái lập tình trạng pháp-trị trên mọi lãnh thổ… nhắc nhở các tín đồ việc tài trợ và trang bị vũ khí cho quân khủng bố về măt đạo đức là đáng bị lên án. Tuyên bố này cũng ca ngợi việc Nhà Nước Hồi Giáo bị phần lớn các định chế tôn-giáo và chánh trị hồi giáo lên án.

Đây là lần đầu tiên một cơ quan thuộc Giáo Hội Vatican  đưa ra một thông cáo có tính cách cứng rắn và mẵc dù có sự phân biệt giữa các nhà nước theo hồi giáo và ‘Nhà Nước Hồi Giáo ‘ EIIL, khó có thể nghĩ là giữa đôi bên khôn có một rạn nứt.

Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/12.08.2014

Nguồn: