Vành đai và Con đường của Biden cần mở rộng về phía Đông.
Hành lang Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu mới do Mỹ dẫn đầu sẽ chỉ đáng tin cậy và có ý nghĩa nếu nó được mở rộng tới sân sau của Trung Quốc
EFRAIM INBAR – Ngày 29 tháng 9 năm 2023
Tàu chiến Luyang III Trung quốc vượt trước Khu trục
USS Chung- Hoon của Mỹ.
Hình ảnh được chụp từ boong tàu Khu trục Mỹ ở eo biển Đài Loan
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 9/9 ở Ấn Độ về mộtkế hoạch đầy tham vọng về hành lang giao thông nối Ấn Độ với Trung Đông và cuối cùng là châu Âu có thể thay đổi trò chơi trong thương mại toàn cầu.
Hành lang đường biển và đường sắt sẽ bao gồm Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốcẢ Rập Thống nhất, Israel, Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác trong G20.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định hành lang ở Ấn Độ -Trung Đông- Châu Âu sẽtrở thành nền tảng của thương mại thế giới trong những thế kỷ tới và lịch sử sẽ ghi nhớ điều màẤn Độ ghi nhận.
Thật vậy, dự án này được hình thành trong cuộc họp diễn đàn I2U2 của Mỹ, Israel, UAE vàẤn Độ (tháng 9 năm 2022). Ở Ấn Độ, được gọi là “Bộ tứ phương Tây”.
Hành lang đường sắt và vận chuyển sẽ tạo điều kiện cho thương mại lớn hơn và các đối tác khác giữa các quốc gia, bao gồm các sản phẩm năng lượng và hợp tác kỹ thuật số. Con đường Mỹ đề xuất, mang lại cho Ấn Độ vai trò quan trọng, có ý định đưa Delhi đến gần Washington hơn trong bối cảnh nước này đang cạnh tranh với Trung Quốc.
Chúng ta ghi nhận ngay tức khắc hành lang này có thể là một trong những đối thủ đầy tham vọng đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường của chính Trung Quốc, luôn tìm cách kết nối nhiều người trên thế giới với nền kinh tế của quốc gia đó.
Thông báo này được đưa ra vào thời điểm Washington đang khuyến khích Ả Rập Saudi bình thường hóa quan hệ với Israel – một mối liên kết quan trọng để cho phép hành lang này vươn tới Địa Trung Hải trên đường tới Châu Âu.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trước đây đã thảo luận về khả năng xây dựng một tuyến đường sắt nối Israel với Ả Rập Saudi qua Jordan. Có rất nhiều trở ngại trong việc thực hiện viễn ảnh này của Mỹ, nhưng họ có thể vượt qua nhờ ngoại giao khéo léo và tiền bạc.
Tuy nhiên nếu mục tiêu của Mỹ là tránh né ảnh hưởng của Trung quốc thì hành lang cần được mở rộng về phía Đông.
Hành lang nhắm về phía Tây đã quên lãng các đồng minh quan trọng của Mỹ như Hàn quốc, Nhật Bản, Singapores, Đài Loan và Thái Lan. Những quốc gia này rất cần thiết trong cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa Mỹ và Trung quốc.
Tất cả đều nhắm tới xuất khẩu và phụ thuộc năng lượng vào Trung Đông. Họ có thị trường lớn ở Châu Âu. An ninh và Thịnh vượng của họ phụ thuộc vào sự sẵn sàng và khả năng của Mỹ trong việc bảo đảm quyền tự do trên các tuyến đường hàng hải ở phía đông Ấn Độ.
Hơn nữa đấu trường chính trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Việc mở rộng hành lang về phía Đông có thể rất quan trọng đối với các quốc gia như Úc và Philippines, Indonesia và Việt Nam, những nước ủng hộ có tiềm năng. Một số trong đó là những quốc gia dân chủ xứng đáng được Mỹ bảo vệ và rõ ràng đứng về phía Mỹ.
Việc mở rộng hành lang tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bắt chước chiến lược ngăn chặn của George Kennan được đưa ra vào năm 1946 để chận đứng chủ nghĩa bành trướng của Nga. Cánh phía Đông của hành lang có hai điểm thắt chặt là eo biển Malacca và Đài Loan. Điểm nổi bật của thương mại thế giới là đi qua hai eo biển theo cả hai hướng. Cả hai tuyến đường thủy này đều được công nhận là một trong những kênh vận chuyển bận rộn nhất trên thế giới.
Hình ảnh eo biển MALACCA
Khoảng 25% tổng lượng dầu vận chuyển bằng đường biển, chủ yếu từ Trung Đông đến Đông Áđi qua các eo biển này. Điều đáng chú ý là Châu Á, đặc biệt là Đông và Đông Nam Á từ lâu đã được coi là trung tâm sản xuất của thế giới. Một số lượng lớn hàng hóa sản xuát được chuyển về phía Tây.
Bất kỳ hành lang thương mại nào cũng cần được bảo vệ về mặt quân sự. Mỹ phải kiểm soát cả hai eo biển thông qua các đồng minh và sức mạnh hàng hải của chính mình. Điều này đòi hỏi Mỹ phải thành lập sức mạnh quân sự để duy trì tự do hàng hải dọc hành lang mở rộng. Số hàng hóa không bị gián đoạn từ Châu Âu và Trung Đông đến Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương là điều rất quan trọng.
Chỉ một nước Mỹ có thể cung cấp an ninh cho các tuyến đường thương mại mới có thể bảo đảm an ninh cho các đồng minh và các quốc gia bảo vệ mình với sự nghiêm túc của Mỹ trong việc giúp đỡ trường hợp có sự xâm lấn của Trung Quốc. Mỹ có một số thỏa thuận ngoại giao và quân sự để đáp trả sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Ví dụ, đối thoại An ninh Tứ giác (QSD), thường được gọi là QUAD, là cuộc đối thoại an ninh chiến lược giữa Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Điều ít được biết đến là Quan hệ đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong việc nâng cao nhận thức hàng hải (IPMDA), một bộ phận của Bộ Tứ, nhằm giám sát hoạt động quân sự và đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc.
Trong lĩnh vực tình báo, Mỹ là thành viên của Liên minh tình báo “Ngũ Nhãn” bao gồm Australia, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh.
Tất cả các thỏa thuận phải được kết hợp trong việc mở rộng hành lang phía Đông.
Tuy nhiên, cả hai cánh của hành lang đều dễ bị kẻ thù can thiệp. Iran có thể hành động chống lại thương mại tự do ở hành lang phía Tây. Họ đã làm như vậy bằng cách tấn công ngay cả các tàu của Mỹ ở vùng lân cận Ấn Độ Dương, cũng như sự hiện diện của họ ở Yemen cũng đang đe dọa.
Tương tự, Trung Quốc hành động mạnh bạo ở Biển Đông và đe dọa xâm chiếm Đài Loan. Việc tiếp quản eo biển Đài Loan sẽ làt chiến lược tác động đáng quan tâm.
Mỹ cần chứng minh cho các nước thấy rằng nếu tiếp cận thân mật với Trung Quốc là không khôn ngoan.
Ở Trung Đông, các quốc gia chính trị chống Mỹ như Iran, Syria và thậm chí cả Chính quyền Palestine, vốn đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, phải nhận thấy rằng Bắc Kinh không phải là đồng minh đáng tin cậy.
Minh chứng tốt nhất là phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trước những thách thức của Iran. Ngược lại, cả Trung Quốc và Nga đều không thể phát triển sức mạnh ở Ấn Độ Dương, điều này báo hiệu rằng Trung Quốc không thể bảo đảm an ninh cho họ.
Tổng thống Biden sẽ được nhiều người nhớ đến nếu khả năng viễn kiến chiến lược của ông, được chứng minh bằng hành động mở rộng hành lang Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu, dẫn đến việc thiết lập một phần mở rộng phía Đông.
Efraim Inbar là chủ tịch Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem . Các vấn đề nêu trên sẽ được thảo luận tại hội nghị ở Jerusalem vào ngày 7 tháng 11. 2023
Hoàng Đình Khuê lược dịch.