Văn Hóa Việt Nam và Những Khác Biệt

Cac Bai Khac

No sub-categories

Văn Hóa Việt Nam và Những Khác Biệt

I.- Văn hóa: Nói về văn hóa thì ai cũng biết là trên thế giới, mỗi quốc gia đều có một nền văn
hóa riêng tùy theo hoàn cảnh địa dư nơi họ sống và cũng tùy theo phong tục tập quán từ đời đời
truyền lại, vì đã quá quen thuộc với họ trong cuộc sống hàng ngày nên được xem là chân lý bất
biến của họ. khó có thể thay đổi được theo trào lưu dù là trào lưu văn minh, đến nổi nhà khoa
học gia nguyên tử Albert Einstein đã phải thốt ra câu: ” Đập vỡ một nguyên tử không khó bằng
phá vỡ một thiên kiến”.
1.- Những khác biệt: Trên căn bản đó, chúng ta thấy văn hóa Tàu, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Phi
Châu, văn hóa Nam Mỹ, văn hóa Hồi Giáo, văn hóa Âu Châu, văn hóa Bắc Mỹ, văn hóa Úc
Châu, văn hóa Việt Nam, v.v…có rất nhiều điều khác nhau, nên một người Việt Nam nào dó
chẳng hạn, lên tiếng chỉ trích một ông Mỹ có tới 3 đời vợ là thiếu đạo đức là một phán đoán rất
dễ bị sai lầm, thiếu suy xét, vì văn hóa Mỹ và văn hóa cổ truyền Việt Nam về việc nầy rất khác
nhau.
Không nói đâu xa, ngày nay chúng ta vẫn thấy nền văn hóa người Chàm ở Việt Nam, Người Hồi
Giáo ở khắp nơi trên địa cầu, người Phi Châu và nhiều bộ lạc xa xôi khác trên thế giới cũng có
phong tục sống đa thê mà chánh quyền của họ dù có muốn biến cải lại cũng không thể nào làm
được.
2.- Phong tục tập quán của người Việt Nam: Ngày xưa Việt Nam sống theo chế độ Mẫu Hệ,
văn hóa về tình nghĩa vợ chồng của phong tục, tập quán cồ truyền Việt Nam là rất tôn trọng sự
chung tình, nhứt là đối với người phụ nữ, nhưng vì sống trong thời kỳ phong kiến, kễ từ khi nước
mình bị Triệu Đà ( 207-111, trước Tây lịch) xâm lăng lập nên Nhà Triệu, họ đem áp dụng chế độ
Phụ Hệ của người Tàu sang nước ta, không còn xem trọng người phụ nữ, cho người đàn ông
được quyền có nhiều vợ, người phụ nữ thì tuyệt đối chỉ có một chồng, nên mới có câu:
” Trai được quyền năm thê, bảy thiếp còn gái chính chuyên chỉ có một chồng”.
Luật vua là vậy, rất nghiêm khắc và rất bất công, nhưng về phong tục tập quán, người dân Việt
Nam ở những làng mạc xa xôi, những vùng nông thôn ít bị kiểm soát của chánh quyền, người
dân vẫn bảo vệ được nền văn hóa cổ truyền của mình, dù trải qua suốt mấy ngàn năm dưới thời
kỳ phong kiến, đã âm thầm truyền miệng nhau qua câu nói:
“Luật vua thua Lệ làng” với quan niệm, gia đình một vợ, một chồng là một gia đình có nếp sống rất hạnh phúc qua hình ảnh rất thân thương, rất chân thật, một cuộc sống êm đềm, không bon chen, đồng vợ, đồng chồng, chí thú làm ăn mà mọi người có thể nhìn thấy được bất cứ ở đâu suốt từ Nam chí Bắc qua
câu ca dao:

“Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.

Chúng ta rất tự hào về điều nầy vì đất nước chúng ta không bị người Tàu, người Pháp đồng hóa
theo phong tục tập quán của họ, dù mấy ngàn năm bị người Tàu đô hộ và một trăm năm bị người
Pháp cai trị.

3 Nhưng đó là một thứ văn hóa đặc biệt riêng của dân tộc mình, dù là rất tự hào, nhưng chúng ta
không thể đứng trên quan điểm đó để có những lời phỉ báng hay nhục mạ được những người của
những dân tộc khác không giống như mình.

II.- Tiên học Lễ, hậu học Văn: Ngày xưa, khi mới bắt đầu bước chân vào ngưỡng cửa Tiều
Học, đã thấy có hàng chữ rất Văn Hóa, viết chữ lớn trên giấy treo trên tường đề: “Tiên Học Lễ,
Hậu Học Văn” để dạy học trò ngay từ lớp học vỡ lòng là phải biết trọng Lễ Nghĩa, trong gia đình
phải biết kính trọng Cha Mẹ, lễ độ, nhường nhịn những người lớn tuổi hơn mình.

Trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị (Lớp 2 ngày nay) có bài học thuộc lòng đầu
tiên để dạy học trò phải ráng ghi tâm khắc cốt như sau:
Khuyến Hiếu Để:
Cha sanh, Mẹ dưỡng,
Đức Cù Lao lấy lượng nào đong
Thờ Cha Mẹ phải hết lòng
Ấy là chữ Hiếu dạy trong luân thường.
Chữ Để nghĩa là nhường,

Nhường Anh, nhường Chị, lại nhường Người Trên

Ghi lòng, tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền con em.

Bởi vậy, người nhỏ tuổi mà có những lời nói hàm hồ đối với những người lớn tuổi hơn mình đều
bị xã hội đánh giá là vô lễ, là thiếu giáo dục dù người lớn tuổi đó có những hành động mà mình
xem là bất xứng.
Ví dụ như những chữ Mất Dạy, Vô Lễ, Hỗn Hào chỉ dành cho người lớn tuổi “mắng* đứa trẻ hay
nghịch ngợm, phá phách làng xóm và vô lễ đối với người lớn chớ không ai có học mà dám nói
những chữ nầy đối với người lớn tuổi hơn mình vì rất dễ bị hiểu ngược lại.
Bởi vậy, trong vấn đề lễ nghĩa và phong tục, tập quán của người Việt chúng ta chỉ thường nghe
thấy câu ” Kính lão đắc thọ” chớ chưa bao giờ nghe một người trẻ tuổi thốt lên chữ “Mất dạy”
đối với những người lớn tuổi, đáng bậc đàn anh hay đáng bật cha chú của mình, mà nếu quả thật
họ có những việc làm sai trái mà mình muốn cảm hóa họ thì thông thường người ta chỉ lánh xa
hay làm những điều gì trái ngược với họ để dư luận có thêm điều kiện phán xét.
Trong lịch sử nước nhà , mặc dầu vua Trần Ích Tắc và vua Lê Chiêu Thống có hành động tàn ác,
rước giặc Tàu về xâm lăng nước mình, gieo rắc bao nhiêu là thảm họa, nhưng người ta chỉ nói
những ông vua nầy là những kẻ bán nước, là cổng rắn về cắn gà nhà chớ chưa hề nghe lịch sử và
hậu thế nói họ là những ông vua mất dạy.
III.- Đaọ đức: Trong bài học lịch sử Việt Nam, chúng ta đều biết có 2 nhân vật tiêu biểu nhứt
cho 2 hạng người ở 2 thái cực về luân lý, đạo đức trái ngược nhau, đó là ông Trần Thủ Độ và ông
Chu Văn An.
1.- Ông Trần Thủ Độ: Thái sư Trần Thủ Độ là con người vô cùng tồi bại về mặt luân lý và đạo
đức, bắt buộc người trong hoàng tộc phải lấy nhau, bắt vợ của người nầy gã cho người kia làm

3
đảo lộn luân thường, đạo lý, đồng thời ông còn lập mưu kế giết vua Lý Huệ Tông và dòng họ nhà
Lý, những người thoát chết trong những vụ thanh lọc nầy đều bị bắt buộc phải bỏ họ Lý để đổi
thành họ Nguyễn, một họ của người Tàu.
Con người gian ác như vậy, nhưng lại vô cùng hữu dụng trong thời chiến. Trước hiễm họa bị mất
nước trước sự hùng mạnh của giặc Nguyên xâm lăng, nhà vua lo sợ nên ngõ ý muốn đầu hàng,
ông khẳng khái trả lời:

“Nếu bệ hạ muốn đầu hàng thì hãy chém đầu tôi trước đã”.

Nhờ tấm lòng trung liệt như vậy nên nhà vua mới vững lòng tin, vua quan Nhà Trần gạt bỏ hết
tất cả mọi tị hiềm riêng, đoàn kết, một lòng, một dạ cùng nhau vùng lên, 3 lần đánh bại được giặc
Nguyên, một đoàn quân vô cùng hùng mạnh, bách chiến, bách thắng, tung hoành tàn phá khắp
nơi suốt từ Á sang Âu, giết người man rợ, không chừa bất cứ một ai đến nổi về sau có những lời
mô tả là cỏ còn không thể mọc được dưới gót giày và dưới vó ngựa của họ.
Chỉ có những con người kỳ lạ như ông Trần Thủ Độ mới đáp ứng và xoay chuyển được hoàn
cảnh dầu sôi, lửa bổng ghê gớm như vậy.
a.- Nước Pháp trước đây có ông Napoléon Bonaparte, một ông vua tài ba đã làm nên những việc
phi thường mà người đời khó có ai có thể làm được như lời dẫn chứng của anh Quốc Phùng trên
diễn đàn TĐV ngày 18/8/2024:
“Napoleon thiếu thời và cả lúc trưởng thành cũng là một tay quậy quọt, bồ bịch lăng nhăng phá
làng phá xóm. Nhưng sách lược rửa mặt cho nước Pháp khiến ông trở thành vĩ nhân được nhân
loại truyền tụng”.
b.- Nhà họ Nguyễn: Lịch sử nước ta cũng cho thấy 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và
Nguyễn Lữ vốn xuất thân từ giới buôn lậu chớ đâu phải là những người thuộc giới khoa bảng
thánh hiền, nhưng gặp thời đất nước ly loạn, dân tình khốn khổ kéo dài quá lâu nên họ đã quyết
chí liều mạng dấn thân cứu nước, và họ đã thành công, làm nên lịch sử vẻ vang cho đất nước mà
khó có ai có thể làm được.
Bởi vậy, qua việc làm của những bậc tiền nhân như đã dẫn chứng, chúng ta thấy được những bài
học vô cùng quý giá cần phải được khắc cốt ghi tâm. Đã dấn thân vào làm việc nước mà lòng thì
mang nặng lòng đố kỵ cá nhân, nên luôn tìm cách soi móc đời tư của những người khác đang
tranh đấu mà không muốn nhìn thấy tấm lòng son sắc và những việc mà họ làm có lợi cho đất
nước, cho dân tộc của họ thì quả là điều thiếu xót.
2.- Ông Chu Văn An (1292- 1370): Ông Chu Văn An là một nhà hiền triết, đạo đức, thanh liêm
chính trực vang dội nhứt thời nhà Trần, được người đương thời gọi ông là Người Thầy của Mọi
Thời Đại.
Đến đời vua Trần Dụ Tôn, một ông vua dâm dật, ham mê rượu chè, ăn chơi, cờ bạc bỏ việc triều
chánh, nghe lời đám nịnh thần lộng quyền làm những điều vô đạo nên đất nước loạn ly, loạn lạc
khắp nơi, dân tình khốn khổ. Để cứu nước, ông Chu Văn An dâng sớ lên vua xin xử trãm bảy tên
nịnh thấn đang lộng quyền. Vua không nghe, ông chán nản từ quan, lui về ở ẩn cho tới ngày
nhắm mắt.
Thái độ nầy không hữu dụng khi đất nước bị lâm vào hoàn cảnh loạn ly như vậy, nên đã khiến
cho Nhà Trần suy sụp, bị Hồ Quý Ly soán ngôi vua, lập nên triều đại Nhà Hồ.

4 Lợi dụng sự soán ngôi nầy, lấy cớ muốn giúp cho Nhà Trần được phục hồi lại như xưa, vua Nhà
Minh xua quân sang đánh chiếm nước ta và đặt nền mống cai trị, kéo dài cho đến khi cuộc khởi
nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi thành công hoàn toàn thì nước ta mới lấy lại được nền tự
chủ, nhưng phải chịu sự tổn thất nặng nề về nhân mạng cũng như tài sản vật chất của quốc gia.
Lịch sử đã nói như vậy, tuy nhiên, nếu đổi ngược lại, ông Chu Văn An thay thế vai trò của ông
Trần Thủ Độ, khi vua muốn đầu hàng quân Nguyên, ông Chu Văn An chán nản lui về ở ẩn thì
nước Đại Việt chúng ta thời đó ngay lập tức sẽ bị tàn sát dưới gót giày xâm lược của người
Mông Cổ, chưa chắc gì có nước Việt Nam ngày nay trên bản đồ thế giới.
Và nếu ông Trần Thủ Độ thay thế ông Chu Văn An dưới triều vua Trần Dụ Tôn, dâng sớ xin
chém đầu những tên nịnh thần mà vua không nghe, với bản tánh hung ác, ông rất có thể huy
động toàn dân và quan quân trung thần nổi lên dấy loạn, giết vua doạt ngôi để xây dựng lại thế
hùng mạnh cho đất nước thì chưa chắc Nhà Minh dám mượn cớ vu vơ gì để làm lý do xua quân
xâm chiếm nước ta.
IV.- Kết luận: Xét cho cùng thì mọi hoàn cảnh trong xã hội, người nào việc nấy, dù bản tánh của
con người đó có ra sao đi nữa, nếu họ ở vào vị trí đúng chổ, thích ứng để đối phó đúng mức với
hoàn cảnh, với thời cuộc, thì dù cho công việc có khó khăn đến đâu thỉ việc giải quyết cho vấn
nạn cũng có thể đạt được đến mức thành công.
Cổ nhân ta thường nói:”Cùng tắc Biến, Biến tắcThông”, nhưng chữ “THÔNG” nầy không phải
tự nhiên mà có, không phải khoanh tay ngồi chờ mà có được, trái lại, mà phải có những con
người khác lạ, độc đáo, có quyết tâm, có bản lãnh và chịu dấn thân, dám nói, dám làm, dám đem
hết sức lực và tâm trí của mình ra để phục vụ, để tranh đấu cho đất nước của họ thì mọi vấn đề
dù đang bị bế tắt và khó khăn đến đâu cũng có thể giải quyết và khai thông được cho đến nơi đến
chốn.
Ngược lại, nếu năm 2016, người thắng cử là bà Hill thì đất nước Mỹ sẽ không có gì thay đổi mà
có khi còn tệ hại hơn khi giặc khủng bố càng lúc càng lộng hành, những thảm cảnh như đã xãy ra
ở Bengazy chưa chắc gì sẽ không còn xãy ra nữa ở những nơi khác, nước Mỹ khi đó sẽ bị đưa về
đâu thì chưa biết, nhưng chắc chắn là xã hội sẽ còn tệ hại hơn thời kỳ của người tiền nhiệm.
Thanh Thủy ( 15/9/2024)