Vấn Đề Khả Thi Của Chánh Sách Mỹ Donald Trump

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vấn Đề Khả Thi Của Chánh Sách Mỹ Donald Trump

A.- Những điều tổng quát:

Sau khi đắc cữ nhiệm kỳ Tống thống thứ 45 của Hoa Kỳ, ông Donald Trump tuyên bố 2 chủ trương căn bản trong chánh sánh mới của ông là: Đối nội Đoàn kết quốc gia và Đối ngoại là Luật Ban Giao Sòng Phẳng.

1.- Vấn đề đối nội đoàn kết quốc gia: Đó là việc nội trị, hay, dỡ, thành công hay thất bại đều do bản lãnh của của chánh quyền đương nhiệm. Trước năm 1975 vì chánh quyền thời đó quá tự tin, xem thường Phong trào Phản chiến chống chiến tranh Việt Nam nên không kịp thời giải quyết ngay từ khi phong trào nầy còn trong trứng nước, để cho đến khi phong trào nầy lớn mạnh một cách nhanh chóng, vượt khỏi tầm tay thì chuyện đã rồi, cho nên bị thảm bại trong chiến tranh một cách nhục nhã lần đầu tiên kễ từ ngày lập quốc, điều đáng nói là sự thảm bại nầy lại ở tại một chiến trường nhỏ bé trên một tiểu quốc là Việt Nam mới quả là đáng nhục.

Vừa mới đăng quang xong, chánh quyền Donald Trump phải đối diện khó khăn ngay với bao nhiêu thử thách và sự chống đối của nhóm đối lập, kỳ thị. Tuy nhiên, do kinh nghiệm máu xương và những bài học chua cay từ các phong trào phản chiến trước đây, tân chánh quyền Donald Trump với một bộ tham mưu kiệt xuất, rất có thể hóa giải được tận gốc rễ tất cả những khó khăn trước mắt hiện nay để tiến tới việc đoàn kết quốc gia một cách tương đối hữu hiệu và những trở lực như những phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam trước đây sẽ không còn có dịp xãy ra một lần nào nữa.

2.-. Vấn đề đối ngoại: Nhiều người cho rằng chánh sách đối ngoại của tân Tổng thống Donald Trump là một chánh sách tự cô lập, làm cho nước Mỹ sống một mình, không chơi được với ai trên trường quốc tế. Cứ xem lời tuyên bố minh bạch và thẳng thắn, rõ ràng của ông Trump chúng ta sẽ thấy không phải như vậy:

“Chúng ta sẽ giao hảo với bất cứ quốc gia nào muốn giao hảo với chúng ta. Chúng ta sẽ tạo quan hệ tốt đẹp với họ.
…..
Tôi cũng muốn nói với thế giới rằng, cho dù chúng ta đặt quyền lợi của nước Mỹ lên hàng đầu, chúng ta cũng sẽ đối xử với các nước khác một cách bình đẳng. Chúng ta sẽ tìm những mẫu số chung, phát huy những điểm tương hợp, tránh những xung khắc”.

Thật rõ ràng, chánh sách đối ngoại nầy là cốt ý tìm một sự sòng phẳng của Mỹ trên trường ban giao quốc tế đối với mọi quốc gia, tránh việc Mỹ phải tốn kém quá nhiều cho những quốc gia khác lợi dụng, ngồi không hưởng lợi. Điều nầy thật đúng, đâu có gì sai trái trong vấn đề ban giao, chỉ trừ một số quốc gia mà trước nay vốn quen ngồi không hưởng lợi, giờ đây tự nhiên sanh ra hụt hẫng khiến cho một số người không tự chủ, đâm ra nổi bi quan. Làm sao có thể hiểu khác được những ý nghĩa trong câu tuyên bố trên chỉ trừ những thành phần có thiên kiến, đối kháng một chìu và ác ý.

Vì là sự ban giao sòng phẳng cho nên vấn đề phải hiểu là tùy theo gốc độ, tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà đối xử vì nhiều quốc gia giàu nghèo, mạnh yếu khác nhau cho nên không thể đem việc Mỹ đối xử với Trung Cộng hay với Nga Sô mà đối xử y như thế đối với Phi Luật Tân, Mã Lai, Miên, Lào hay Việt Nam.

Một thí dụ cụ thể: người có tiền dư ăn, dư để có thể xuất ra một số tiền nào đó tặng không cho một số gia đình nghèo khổ, hay tặng không cho một tổ chức từ thiện bất vụ lợi nào đó mà họ không cần phải cân nhắc, nhưng cũng với số tiền đó mà đưa vào công việc trao đổi làm ăn với bất cứ ai thì điều kiện trước tiên được đạt ra là vấn đề sinh lợi cho cả đôi bên, phải tính toán sao cho được sòng phẳng. Thiết nghĩ vấn đề sòng phẳng trong sự ban giao có lẽ không có gì khác hơn và cũng không có gì thiết thực hơn như vậy nếu muốn hợp tác làm ăn hưởng lợi với nhau được bền bỉ, được lâu dài.

B.- Thực tế của những giải pháp:

1.- Với Liên Hiệp Quốc: Cơ quan đa quốc gia nầy rất tốn kém mà phần đóng góp của Hoa Kỳ là nhiều nhứt, mà những hoạt động của tổ chức nầy thường không hữu hiệu, chỉ có tiếng nói chớ không có nhiều thực chất, thậm chí còn có vẻ bạc nhược. Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế xử vụ kiện của Phi Luật Tân, theo luật Biển Quốc Tế đã bác bỏ Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn của Trung Quốc, trong khi đó Bắc Kinh luôn luôn chống lại phán quyết nầy mà không chứng minh được bất cứ một điều gì chứng minh được chủ quyền của mình. Trước vấn đề nầy, Liên Hiệp Quốc chỉ lên tiếng chiếu lệ rồi im lặng luôn, xem như bất lực mặc dầu Trung Cộng là một thành viên của tổ chức mình.

2.- Những thành viên của Liên Hiệp Quốc: Những quốc gia thành viên muốn được hưởng lợi ngoại giao, đều đã nghiên cứu kỹ lưỡng Bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc, chấp nhận rồi mới xin gia nhập, nhưng khi đã vào rồi thì phải tuân thủ tất cả những điều khoản đã được ghi trong bàn Hiến Chương. Vậy mà những quốc gia vi phạm nhân quyền, chà đạp tôn giáo như Trung Cộng, như Việt Nam, rõ ràng là vi phạm Hiến Chương, vậy mà Liên Hiệp Quốc vẫn tỏ ra bất lực, làm ngơ không có bất cứ một hành động chế tài nào đáng kễ như khuyến cáo, như khai trừ.

Các nước như Trung Cộng, như Việt Nam, v.v… không thể nại lý do về quan niệm nhân quyền của Liên Hiệp Quốc khác với nhân quyền của họ để từ chối thi hành những điều khoản về nhân quyền, về tôn giáo mà bản Hiến Chương của Liên Hiập Quốc đã qui định. Nếu không đồng ý với những điều khoản được ghi trong bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc thì đừng xin gia nhập vào và nếu đã gia nhập vào rồi mà thấy những điều khoản như vậy không phù hợp với quan niêm của quốc gia mình thì tự động rút lui ra khỏi tổ chức,  không thể đứng một chân trong, một chân ngoài như vậy để hành xử theo ý riêng của mình, điều mà người ta có thể kết tội là đứng trên luật pháp.

Một tổ chức quốc tế bất lực, không hữu hiệu như vậy, Đừng nói Mỹ mà ngay cả Ông Tổng thống của Phi Luật Tân còn phải khinh thường thì huống gì ông Tổng thống Mỹ muốn cứu xét lại sự đóng góp, thâm chí còn có thể rút chân ra khỏi tổ chức nầy để tránh phải chi phí một số tiền quá lớn một cách vô ích. Điều nầy, theo công tâm mà nói thì không có gì sai trái nếu Liên Hiệp Quốc không có biện pháp nào để cải tổ sao cho việc làm của họ từ nay sẽ được hữu hiệu hơn.

3.- Rút chân ra khỏi Hiệp ước thương mãi xuyên Thái Bình Dương (TPP): Trong những quốc gia ký kết được có chân trong hiệp ước nầy, không phải tất cả đều giống nhau mà sự giàu nghèo, mạnh yếu giữa họ rất khác nhau xa, như Nhựt Bổn khác với Việt Nam, như Đại Hàn khác với Mã Lai, v.v…vì vậy, quyền lợi của mỗi nước đều khác nhau mà trong TPP thì quy định chỉ có một hướng, thích hợp với quốc gia nầy mà có thể không thích ứng được với quốc gia kia, vì vậy nếu TPP được áp dụng sẽ khó đạt được hữu hiệu đều cho mỗi hội viên. Thái độ rút chân ra khỏi TPP nếu thật sự xãy ra của ông Trump, xét cho cùng không hẳn là giải pháp xóa bỏ luôn mà vấn đề được đặt ra là sự tiếp cận lại từng quốc gia một để giải quyết song phương sao cho hợp lý, được sự thỏa thuận đối với từng quốc gia một trong vấn đề thương mại có lợi cho cả đôi bên, thay vì áp dụng chỉ có một quy luật chung, không bảo đảm được sự bền vững.

4.- Vấn đề Biển Đông: Mỹ xoay trục về Biển Đông là lợi ích quan trọng của họ, vì vậy, mặc dầu phản bội đồng minh Việt Nam trong chiến tranh trước năm 1975, nhưng Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ vẫn luôn luông duy trì sự có mặt thường trực của họ ở Châu Á Thái Bình Dương. Không cần nói đến vấn đề bảo vệ cho ai, việc Mỹ tuyên bố cứng rắn trong sự đối đầu với Trung Cộng cả về mặt kinh tế lẫn quân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nếu thật sự xãy ra, thì tự nó sẽ đem lại lợi ích lớn lao chẳng những cho những quốc gia trong vùng mà còn tránh được những tai họa lớn lao sau nầy cho cả nhân loại một khi Bắc Kinh đủ mạnh, ngang hàng hay gần ngang hàng với sức mạnh của Mỹ để thựa hiện giấc mộng bành trướng đế quốc của bọn người Đại Hán.

5.- Những lời tuyên bố của ông Tân Ngoại Tưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson có thể thực hiện được và sự thực hiện tới mức độ ra sao?: Ông Tillerson tuyên bố:

“Chúng ta sẽ phải gởi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng trước hết phải đình chỉ việc xây dựng các đảo và thứ hai là không được phép tiếp cận những hòn đảo nầy”.

Lời tuyên bố nầy quả đúng là một hành động chiến tranh thật cần thiết để tái tạo trật tự và hòa bình trong tương lai cho vùng Châu Á Thái Bình Dương, ngăn chận sự hung hăn của bạo quyền Bắc Kinh và đánh tan giấc mộng xâm lăng ngàn đời của bọn người Đại Hán. Lẽ dĩ nhiên là cuộc chiến nào cũng phải tiêu hao và đổ máu, nhưng có lẽ thà phải chịu một lần như vậy để tránh những thảm trạng chắc chắn sẽ xãy ra cho nhân loại trên toàn thế giới.

Bắc Kinh hiện đang giận dữ một cách điên cuồng vì những lời tuyên bố nầy cộng với thái độ thù nghịch rõ ràng của ông Donald Trump, dĩ nhiên Tập Cận Bình sẽ đem hết sức lực ra biểu dương để diệu võ giương oai, vừa hăm dọa, vừa muốn làm nản lòng Hoa Kỳ và nhân dân Mỹ. Thấy như vậy, nhiều người đâm ra bi quan, lo ngại thế chiến sẽ xãy ra làm tan nát cả thế giới. Thật ra, không chắc gì phải bi quan đến như thế.

6.- Những điều dự đoán và kết luận : Nếu như Hoa Kỳ quyết tâm tiến hành những điều mà ông ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố thì việc trước tiên là Hoa Kỳ sẽ dựa theo Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ngày 12/7/2016 để  điều động các hạm đội của họ đến bao vây, cô lập các đảo trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đã và đang xây dựng, và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các việc xây dựng đồng thời rút lui tất cả nhân sự ra khỏi các đảo đó.

Chắc chắn là phía Trung Quốc sẽ không tuân hành, tất nhiên các hạm đội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bao vây chặt chẽ các đảo, đồng thời ngăn cản tất cả các tàu hải quân và tàu đánh cá nào của Trung Quốc muốn vào tiếp cận với các đảo. Trong hoàn cảnh căng thẳng tột độ đó, rất có thể xãy ra những cuộc đụng độ và chạm súng để thử lửa.

Với sức mạnh quân sự hùng hậu của Mỹ trên biển Thái Bình Dương, và trong hoàn cảnh bị cô lập tư bề giữa Ấn Độ, Nhựt Bổn, Nam Hàn và sự bất động của Nga vì Nga đang ngã theo Mỹ, tin chắc rằng Tập Cận Bình, nếu khôn ngoan sẽ tự biết mình lâm trận là mang về thất bại vì một mình không thể nào chống lại một tập thể hùng mạng đang bao vây, cho nên có thể họ Tập sẽ không bao giờ dám mở mặt trận lớn trên biển Đông và biển Hoa Đông với Mỹ, do đó, sau khi đem hết sức lực ra thị oai mà không mang lại kết quả như mong muốn, họ sẽ cuốn cờ rút lui, bằng ngược lại, Đại chiến sẽ xãy ra và nước Tàu sẽ chìm trong khói lửa, nát tan như Nagasaki và Hirosima của Nhựt Bổn trong hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Hy vọng chắc rằng Tập Cận Bình và tập đoàn Bắc Kinh sẽ không bao giờ dám liều lĩnh và ngoan cố đến mức như vậy.

Dù cho trường hợp nào xãy ra, dù Mỹ hành động chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ, nhưng tự nó cũng sẽ có ảnh hưởng lớn lao và trực tiếp đối với những quốc gia trong khu vực. Dự đoán rằng sau những biến cố nói trên, xã hội Trung Quốc sẽ vô cùng bất an, thậm chí còn sẽ bị hỗn loạn và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh chưa chắc gì lo nổi cho số phận của họ được an toàn, cho nên chắc chắn rằng vấn đề “Môi hở răng lạnh” của họ đối với đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không còn cần thiết nữa cho nên sẽ buông tay và câu châm ngôn “Bốn tốt, Mười sáu chữ vàng” sẽ trở thành vô nghĩa, Tập đoàn Việt cộng dĩ nhiên sẽ không còn điểm tựa để sống còn, cho nên nếu họ không tự giải thể để đào thoát thì cũng sẽ bị nghiền nát bởi sức mạnh của toàn dân vì lúc đó là thời điểm thuận lợi nhứt để toàn dân vùng dậy bẻ gãy xích xiềng nô lệ mà bạo quyền Việt cộng đã trồng lên đầu, lên cổ cả dân tộc từ hơn nửa thế kỹ qua, để giải phóng đất nước, quang phục lại quê hương.

Chánh sách Mỹ của ông tân Tổng thống Donald Trump rõ ràng là một tín hiệu báo trước cho cả thế giới và nhứt là Trung Cộng và những quốc gia quanh vùng phải chuẫn bị để đón nhận một sự thay đổi lớn lao cho mình và tiếp nhận sự tái lập trong sáng của trật tự thế giới, xóa sổ cuồn vọng xâm lăng muôn đời của bọn người Đại Hán và sòng phẳng với nhau giữa mỗi quốc gia trong mọi giao dịch để cùng nhau hưởng lợi và cùng nhau phát triễn cho được bền vững, lâu dài, nếu như chánh quyền của ông Donald Trump thật sự có quyết tâm và thật sự dám làm những điều đã nói.

Thanh Thủy (30/01/2017)