Ván cờ tập trung quyền lực và tương lai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một đảng nắm toàn bộ quyền lực từ nhà nước đến xã hội chính thức xác lập huý kị những gì mà họ cho là thuộc về xã hội tư bản. Với những quyết sách mạnh mẽ ấy, ông Trọng như muốn tuyên bố, đảng của ông ấy không chấp nhận để ai nắm giữ ngọn cờ đổi mới từ đảng của ông ấy. Theo vậy, có thể đồng chí X là một trường hợp ông Trọng nhìn thấy nguy cơ ngọn cờ có thể sang tay kẻ khác.
Thực sự có tình đồng chí trong đảng? Ảnh: internet |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tham dự và phát biểu ở hội nghị chính phủ trực tuyến. Xu hướng tập trung quyền lực đang diễn ra với mật độ dày, khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang vỡ thế, cải cách chính trị còn loay hoay.
Tập trung về nhà Đỏ
Thực chất ở Việt Nam, Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo quốc gia. Chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng… sau khi được Quốc hội bầu, lại “sinh hoạt” ở BCT hàng tuần. Tập trung chính sự về lại Nhà Đỏ là cách nói của dân Hà Nội khi đảng tái lập Ban kinh tế, Ban nội chính.
Hiến pháp 2013 với những nội dung tiến bộ theo hướng khẳng định các quyền tự nhiên của con người đã như bị xao nhãng ngay sau đó. Các dự án luật đáp ứng quyền tự do lập hội, biểu tình… tiếp tục là món nợ dài hạn.
Chính quyền không ngần ngại ứng xử cứng rắn, ngay cả khi nó hàm chứa khả năng lâm vào những rắc rối đối ngoại. Được coi là một nhà lý luận bảo thủ, ông Nguyễn Phú Trọng tỏ rỏ quan điểm bảo thủ của ông một cách nhất quán.
Đã xuât hiện ngày một nhiều hơn các bất bình, phản kháng. Có những cá nhân bằng cách lập luận đã thực hành thành công các quyền con người, quyền công dân. Ở nhiều nơi người dân triển khai các hình thức phản kháng từ ôn hoà cho tới bạo động. Có những vụ phản kháng đã đặt pháp luật và chính quyền vào thế bị động, lúng túng. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là những bài có thể tiêp cận đươc hàng tuần.
Vụ phản kháng của bà con xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội được chính các đảng viên kỳ cựu thực hành hẳn bài học sử dụng bạo lực quần chúng của đảng. Gần đây là “phong trào tiền lẻ” do bất bình của giới tài xế về công trình BOT thu phí vô lý đã sử dụng chính công cụ hợp pháp đấu tranh trực diện nhưng ôn hoà với chủ đầu tư và nhà chức trách.
Đó là chuyển động tiên liệu cho nhà nước một khi treo quyền của dân, ở một mức bột phát nào đó tự thực thi quyền của mình, thì nhà nước áp đặt ý chí của mình chỉ có con đường chống lại, đàn áp nhân dân.
Tập trung quyền lực đến mức như vậy nhưng ông Trọng vẫn chưa đẩy công cuộc chống tham nhũng có những chuyển động. Nhất là trong các vụ án lớn, vẫn chưa xác định được hành vi tham nhũng ở cấp cao.
Vũ khí dư luận xã hội
Dư luận xã hội là công cụ đắc dụng trong một thể chế thiếu pháp quyền. Nó đã được sử dụng như một vũ khí oanh tạc, sau khi đông chí X được nhân cách hoá. Cuộc đấu sát thương là kiểm điểm trong BCT, đa số tán đồng với quan điểm TBT cần xử lý trách nhiệm đồng chí X. Nhưng bất ngờ với chính tổng bí thư, trung ương đã không ủng hộ ông. Dư luận xã hội về phe nhóm đồng chí X đã bị chia rẽ, chưa tạo ra được áp lực thay đổi, vì chỉ khi một dư luận xã hội chuyển hoá thành công luận thì mới tạo được ra sức ép ấy.
Đó có lẽ thế cờ mà trong nhiều năm tương quan chính trị của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ít có thay đổi. Một người chịu trách nhiệm chỉnh đốn đảng lại được hình dung khá đậm nét là nhà lãnh đạo có tư duy bảo thủ.
Một người dễ tạo dấu ấn đổi mới được cộng đồng quốc tế doanh nhân ủng hộ lại thấy nhiều dấu hiệu khác thường nhờ tham nhũng.
Nhân dân cân nhắc dành ưu tư đổi mới vì thực ra nếu có ai phải đổi mới nếu không là đảng. Dân gian cũng diễn đạt lựa chọn của mình một cách đơn giản “có làm, có ăn, ăn được, làm được”.
Chính sự phân hoá trong chọn ưu tiên đã dẫn đến kết quả ai cũng đồng tình chống tham nhũng nhưng ai cũng đang chờ ai đó hành động.
Các siêu vụ án ở các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hãy còn rối ren trong mớ bòng bong nhóm lợi ích, nhưng một uỷ viên Bộ chính trị đương nhiệm đã bị tước bỏ chức vụ để qui án.
Trong vụ việc ở lãnh đạo Đà Nẵng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như chạm được lòng tin của người dân khi xử lý kỉ luật thẳng tay một “con ông cháu cha”. Chế độ “con vua làm vua” nở rộ trong độ 10 năm gần đây đang bị lưỡi hái “chống suy thoái” đưa lên đoạn đầu đài. Sau Nguyễn Xuân Anh là Lê Hoài Bảo, “cậu ấm” giám đốc sở kế hoạch Quảng Nam của cựu bí thư tỉnh này, ông Lê Phước Thành, rồi phó chủ tịch Thanh Hoá “nâng đỡ” không minh bạch với một người đẹ cũng bị xử lý…
Ván cờ chuột và bình
Từ việc bốc dỡ không ngần ngại các “đường dây” tiền – quyền không ngần ngại chuyện vỡ bình. Đến việc gỡ bỏ tập quán chuyện đã rồi trong việc xem xét trách nhiệm chính trị của quan chức. Cho đến khởi động tiến trình xem xét, xử lý một tệ nạn trong đảng là bố trí cất nhắc người nhà, người thân, cánh hẩu.
Có thể thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tìm cách xử lý vấn đề trong khuôn khổ nguyên tắc: vấn đề dù có phức tạp tới đâu vẫn được xử lí là vấn đề cụ thể; xử lí vấn đề phải bảo đảm quyền lực tập trung nơi đảng. Chống tham nhũng là phần chính yếu trong cuộc đấu tranh nội bộ chỉnh đốn đảng. Để bảo đảm mục tiêu đó, ông Trọng không ngần ngại siết chặt kỉ luật, cho dù phải viện đến các quan niệm bảo thủ nhất.
Trung ương đưa ra nghị quyết 27 điều đảng viên không được làm. Bộ chính trị qui định những hành vi đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, xã hội dân sự… là những điều đảng viên không được ủng hộ.
Một đảng nắm toàn bộ quyền lực từ nhà nước đến xã hội chính thức xác lập huý kị những gì mà họ cho là thuộc về xã hội tư bản. Với những quyết sách mạnh mẽ ấy, ông Trọng như muốn tuyên bố, đảng của ông ấy không chấp nhận để ai nắm giữ ngọn cờ đổi mới từ đảng của ông ấy. Theo vậy, có thể đồng chí X là một trường hợp ông Trọng nhìn thấy nguy cơ ngọn cờ có thể sang tay kẻ khác.
Hãy nhìn thực tế chỉ đạo chống tham nhũng trong những biến đổi của nó. Công luận trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh theo từng mức độ phát triển luôn bám sát không gian nhận thức: thao túng quyền lực đã diễn cấp lãnh đạo cao nhất; tình trạng xài hoang nguồn lực doanh nghiệp nhà nước và tài nguyên quốc gia để củng cố quyền lực phe nhóm; những nhân tố phong trào chủ yếu là cán bộ đoàn thăng tiến trong quá trình lãnh đạo chính trị và tình trạng con ông cháu cha chia chác chiếc ghế đặc quyền.
Chính khuôn khổ nhận thức này, một mặt làm phân hoá nội bộ “ta” đẩy mũi dùi phẫn nộ của công chúng khỏi sự tập trung vào hệ thống; mặt khác tạo lập một nghị trình dự kiến mà nhiều phần cuộc chống tham nhũng phía sau đã làm theo. Công luận về vụ việc Trịnh Xuân Thanh đã giúp ông Trọng tạo ra cục diện hoàn toàn thay đổi. Ván cờ truy nã Trịnh Xuân Thanh thực chất là cú điểm danh “ai là ai” trong chính lực lượng mà ông Nguyễn Phú Trọng mỏng thao lược và ảnh hưởng hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Bộ trưởng Tô Lâm trong chức trách của mình đã tìm ra một cách xử lý còn để lại một chút rắc rối.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang được hình dung như một “nhân vật công an” tiêu biểu trong một bộ máy lãnh đạo quốc gia. Trên cương vị đứng đầu nhà nước, tướng Trần Đại Quang là người chỉ đạo giải quyết rắc rối ngoại giao cỡ sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông lại là bộ trưởng công an khoá trước, người được đồn đoán đã giới thiệu vào giờ chót để ông Đinh La Thăng đường bệ bước vào Bộ chính trị, dù đã có một tá hồ sơ cho thấy ông Thăng liên quan đến bê bối ở tập đoàn dầu khí và liên đới với các sai phạm của Trịnh Xuân Thanh. Theo thông lệ ông Trần Đại Quang phải là người có ý kiến chấp thuận hay không giải pháp bắt cóc.
Cuộc bắt cóc Trinh Xuân Thanh về tự thú là một giải pháp chính trị vãn hồi uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ là một trong những lần phản công hiếm hoi của “phe” tham nhũng từ sau khi cuộc đấu tranh này được triển khai. Nhưng có lẽ “phe” nào cũng biết thực chất sự việc Trịnh Xuân Thanh bất chấp luật pháp quốc tế ra đầu thú là kết quả điểm danh “ai là ai” từ sau khi ông Trọng cắt đặt ông Tô Lâm làm bộ trưởng công an.
Cải cách và quyền lực công an
Bộ công an trong tổ chức quyền lực của Việt Nam là một lực lượng do trực tiếp tổng bí thư lãnh đạo và xây dựng nhiều thân tín của mình trong lãnh đạo ngành. Tổng bí thư Lê Duẩn gần như chỉ bố trí chiếc ghế bộ trưởng và nhiều thứ trưởng cho những đồng chí thân cận. Dường như từ sau đó chiếc ghế bộ trưởng công an thành thông lệ dành cho người miền Nam và thủ tướng được phân công theo dõi công viêc của ngành này. Thừa hưởng di sản này, thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng bố tri nhân sự lãnh đạo ngành là những người tâm phúc. Trung tướng Võ Viết Thanh, trung tướng Nguyễn Tấn Dũng, trung tướng Trương Hoà Bình là những gửi gấm của thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bộ máy hết sức quan trọng này.
Nhưng dù có là thân tín với ai thì phẩm chất chuyên nghiệp của lực lượng này là sự tuân thủ. Điều đó được nhấn mạnh trong ý nghĩa một cán bộ công an ít thích hợp với các vị trí chính trị đòi hỏi nhiều về khả năng thích ứng và đổi mới. Những thảo luận công khai ở diễn đàn hội đồng nhân dân TPHCM trong việc bầu ông Võ Viết Thanh, một trung tương công an, làm chủ tịch UBNDTP trước đây ít nhiều đã phản ánh quan niệm đó.
Có lẽ vì vậy mà trước đây, ít có lãnh đạo ngành công an được cất nhắc giữ các vị trí đứng đầu nhà nước hay đứng đầu bộ máy chính quyền địa phương. Những nguyên tắc đúng đắn đó hầu như đã không còn duy trì kể từ sau khi trung tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia BCT, giữ vị trí thường vụ BCT, rồi điều chuyển sang công tác Chính phủ, thậm chí giữ ghế thống đốc NHNN.
Có thể chưa có một quốc gia nào, nhà lãnh đạo chính trị cao nhất xuất hiện trên ti vi quốc gia chỉ đạo cả công việc cụ thể công việc điều tra, và thụ lý xét xử. Đó là một hình ảnh cô đọng mức độ quan trọng của việc xác lập vị trí siêu quyền lực của người đứng đầu đảng nhưng không thể điều động bộ máy có sức mạnh cưỡng chế như công an. Hầu như nền tư pháp với nổ lực cải cách nhiều năm qua hiện không đủ sức xác lập các chúng cứ trực tiếp của các hành vi tham nhũng.
Đã thế, các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài đã nhiều khi biến kết quả chống tham nhũng thành một thực tế hài hước, người ta phải chờ đến khi người chịu trách nhiệm về hưu mới tiến hành được qui trình xử lý trách nhiệm chính trị. Công tác xử lý vì thế chỉ có thể chạm tới khả năng thể hiện ý chí chính trị của lãnh đạo và hầu như không có tác dụng răn đe. Nói cách khác khuôn khổ pháp trị có được từ sự nghiệp đổi mới đã bất lực trước những chuyển biến của tham nhũng.
Nội dung cải cách, trong thực tế của công cuộc cải cách tư pháp, thường không phải là nơi diễn ra cuộc phân hoá thành quan điểm bảo thủ hay đổi mới. Thực tế chính trị ở Việt Nam cũng không xuất hiện rõ phe phái theo quan điểm chính trị.
Chính trị Việt Nam, nhất là chính trị trong đảng, không phân hoá theo quan điểm chính trị, mà chuyển biến theo tương quan thực lực giữa các vị trí quyền lực. Nơi thể hiện rõ nét tương quan ấy là lực lượng công an. Có lẽ bất kỳ một nhà chính trị nào cũng nhìn thấy cải cách chính trị sẽ không thể bắt đầu một khi quyền lực nhà nước có thể biến lệch thành quyền lực công an như hiện tại. Việc tạo ra một công an uỷ theo mô hình quân uỷ là một bước đi quả quyết của ông Trọng dù thuộc cấp có nhiều ngăn cản.
Cải cách chính tri hay chống tham nhũng được tới đâu có lẽ cần quan sát động tĩnh của đảng với chuyển động của bộ máy công an sắp tới.
Tâm Chánh
(FB Tâm Chánh)