Uỷ ban Kinh tế muốn sớm có thể chế cho đặc khu kinh tế

Cac Bai Khac

No sub-categories

Uỷ ban Kinh tế muốn sớm có thể chế cho đặc khu kinh tế

22/05/2017

 

Nợ xấu còn cao, chưa được xử lý triệt để còn là gánh nặng của nền kinh tế…

Uỷ ban Kinh tế muốn sớm có thể chế cho đặc khu kinh tế

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

NGUYÊN VŨ 

Nghiên cứu sớm tạo thể chế hình thành các khu hành chính – kinh tế đặc biệt, xây dựng các chính sách mang tính đột phá cho các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Tp.HCM…

Những nội dung này nằm trong số các đề nghị được Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra khi thẩm tra báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của Chính phủ, được Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày trong phiên họp sáng 22/5 của Quốc hội.

Nhiều thách thức

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, Uỷ ban Kinh tế nêu nhiều thách thức.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7%, nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói.

Dẫn con số tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 5,76% so với cuối năm 2016, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần phân tích về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, đồng thời cần tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là thị trường bất động sản phân khúc cao cấp để giảm thiểu nguy cơ về “bong bóng bất động sản” như thời gian trước đây.

Thách thức tiếp theo là thâm hụt ngân sách và nợ công ở mức cao, tiếp tục gây sức ép trả nợ và tạo rủi ro đối với phát triển bền vững của nền kinh tế. Chi đầu tư phát triển từ ngân sách trong 4 tháng đạt mức thấp (19,2%), gây áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm, tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có biện pháp khắc phục – cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Thanh cho biết, có ý kiến cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách theo nghị quyết của Quốc hội do dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 khó đạt 6,7% trong khi thực hiện chi chuyển nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 sang năm 2017 và vốn vay ODA thực tế cao hơn so với dự toán.

Cơ quan thẩm tra cũng nêu thực tế các doanh nghiệp Nhà nước chưa nghiêm túc thực hiện quy định và công bố thông tin của doanh nghiệp. Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này hiệu quả thấp do sự thiếu kiên quyết thực hiện của người đứng đầu doanh nghiệp và tâm lý chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền thống nhất chủ trương thành lập cơ quan đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nợ xấu còn cao, chưa được xử lý triệt để còn là gánh nặng của nền kinh tế, kìm hãm việc giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Dư nợ thuế tuy đã được cải thiện, nhưng còn ở mức cao và chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu nhất là chống chuyển giá tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI – báo cáo thẩm tra nêu.

Cần chính sách đột phá 

Về nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới, Uỷ ban Kinh tế đề nghị quan tâm một số vấn đề sau.

Đầu tiên là đổi mới tư duy cải cách thể chế, thay đổi chính sách mang tính căn cơ, dài hạn như chính sách thu hút FDI có chọn lọc thay vì tận dụng chính sách năng lượng giá rẻ (chỉ khuyến khích ngành thép, xi măng…).

Nghiên cứu sớm tạo thể chế hình thành các khu hành chính – kinh tế đặc biệt; xây dựng các chính sách mang tính đột phá cho các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Tp.HCM.

Theo cơ quan thẩm tra, cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, định hướng chính sách tín dụng tập trung cho lĩnh vực sản xuất, hạn chế tín dụng không bền vững, tín dụng cho vay đầu tư bất động sản, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

Chính sách tiền tệ cần tập trung điều hành theo hướng ổn định lạm phát cơ bản, điều hành tỷ giá ở mức hợp lý, dự báo và xây dựng các kịch bản lạm phát khi tiếp tục lộ trình tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục và các mặt hàng điện, xăng dầu… nhằm thực hiện kiểm soát lạm phát theo nghị quyết của Quốc hội.

Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, kiểm soát và tăng cường kỷ luật ngân sách, giảm bội chi ngân sách, giảm áp lực nợ công, quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay trả nợ nước ngoài, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

Uỷ ban Kinh tế cũng cho rằng phải đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ, giảm tối đa tỷ lệ vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ chi phối.

Kiên quyết xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp, các bộ, ngành trong việc chậm cổ phần hóa.

Rà soát các dự án đầu tư có vốn Nhà nước đã hoàn thành nhưng chưa đi vào hoạt động và có giải pháp xử lý dứt điểm tất cả các dự án thua lỗ kéo dài, báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

vneconomy.vn/…/uy-ban-kinh-te-muon-som-co-the-che-cho-dac-khu-kinh-te-20170..

Yêu cầu khẩn trương có luật riêng cho 3 đặc khu kinh tế
Yêu cầu khẩn trương có luật riêng cho 3 đặc khu kinh tế
BẢO QUYÊN
Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt áp dụng chung cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc…

Đề án đặc khu hành chính-kinh tế phải báo cáo Chính phủ trước 3/4 tới

Đề án đặc khu hành chính-kinh tế phải báo cáo Chính phủ trước 3/4 tới
BẢO ANH
Báo cáo bao gồm đề xuất về cơ chế, chính sách và phải làm nổi bật thế mạnh của từng khu, không cạnh tranh lẫn nhau đảm bảo tính vượt trội…

Chính phủ thống nhất lập 3 đặc khu kinh tế

Chính phủ thống nhất lập 3 đặc khu kinh tế
BẢO ANH
Mỗi đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt lựa chọn phát triển thế mạnh riêng có…