Ukraina và Syria giống nhau ở điểm nào?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ukraina và Syria giống nhau ở điểm nào?

©Photo:EPA

Đọc bài bình luận này buồn cười khó tả, luận lý của cây viết độc tài Nga ngây ngô, tệ hại hơn cả lũ dư luận viên csvn. Ban Biên Tập

Theo Tiếng nói nước Nga – 27-2-2014

Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Ukraine gợi cho chúng ta nhớ lại một số sự kiện “Mùa xuân Ả Rập”, đặc biệt là trong vấn đề phương Tây đóng vai trò như thế nào trong cả hai trường hợp này.

Trong thực tế, có đặc điểm gì chung giữa tình hình Ukraine và trong thế giới Ả Rập hay không? Sau đây là ý kiến của quan sát viên Evgeny Yermolayev:

“Người chỉ ra liên hệ song song giữa những gì đang xảy ra ở Ukraine và trong thế giới Ả Rập, đặc biệt là ở Syria, không ai khác hơn là Tổng thống Obama. Trong chuyến thăm gần đây tới Mexico, ông Obama tuyên bố rằng vấn đề ở đây là việc thực hiện nguyện vọng của nhân dân Ukraine và Syria muốn được hưởng quyền tự do chủ yếu và các quyền cơ bản. Những quyền cụ thể nào được đề cập ở đây, tổng thống Mỹ hoàn toàn không nêu rõ. Chúng ta sẽ thử phân tích để tìm hiểu chuyện này.

Nếu chúng ta nói về tình hình ở Ukraine, rõ ràng nước này còn xa mới là lý tưởng, ngay cả trước khi Tổng thống Yanukovych bị truy đuổi khỏi Kiev. Người dân Ukraine sống trong nghèo đói, đặc biệt là ở phía tây đất nước, quê hương của phần đông lực lượng đối lập đến Kiev để biểu tình. Không phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các chiến dịch biểu tình ở Ukraine đều được tổ chức vào mùa đông. Vào những lúc khác, hầu hết nam giới Tây Ukraine bận làm thuê theo mùa ở các nước khác, kể cả ở Nga.

Ở các khu công nghiệp phía Đông Ukraine, tỷ lệ thất nghiệp không cao. Nhưng tiền lương quá thấp, các khoản bảo hiểm y tế xã hội lại còn ít hơn nữa. Tất cả điều này trái ngược với mức sống của doanh nghiệp và tầng lớp thượng lưu chính trị cả phía Đông lẫn phía Tây, những người đua nhau xây dựng cung điện ngoại ô sang trọng. Tất nhiên, sự bất công xã hội này khiến nhiều người bất mãn.

Tuy nhiên, về hình thức thì ở Ukraine có rất cả các thuộc tính của một nền dân chủ. Trong nước có đủ loại đảng phái, từ cực đoan cho đến siêu cánh tả. Về thủ tục bầu chọn tổng thống Yanukovych năm 2010, các quan sát viên bao gồm quan sát viên châu Âu và Mỹ đều không có điều gì phàn nàn.

Vì vậy, lý do để Mỹ và châu Âu hỗ trợ cuộc đảo chính ở Ukraine không phải là sự quan tâm đến nền dân chủ. Ông Yanukovich đại diện cho tầng lớp thượng lưu Ukraina ôn hòa, theo đuổi chính sách trên cơ sở cân bằng giữa châu Âu và Nga. Ngược lại, đối thủ của ông tuyệt đối tập trung vào lợi ích của Berlin, Paris và Washington. Và nếu các nước phương Tây thực sự quan tâm đến dân chủ ở Ukraine, họ sẽ phải nói với những người Ukraina mà họ đỡ đầu rời đường phố để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc bầu cử mới. Nhưng có khả năng phe đối lập Ukraina lại sẽ bị thất bại trong cuộc bầu cử tiếp theo. Vì vậy, trong việc lựa chọn giữa dân chủ và lợi nhuận, Mỹ và châu Âu đã quen chọn lợi nhuận và từ bỏ các nguyên tắc dân chủ.

Những điều tương tự như vậy cũng đã xảy ra ở Syria, nơi mà châu Âu và Mỹ chỉ quan tâm đến việc dùng vũ lực để đem chính quyền lực đến cho những kẻ biết vâng lời. Đó chính là điều giống nhau giữa tình hình Syria và Ukraina – và đây chính là điều mà tổng thống Barack Obama nói đến khi so sánh hai nước hoàn toàn khác nhau.

Một người khác tham gia chương trình của chúng tôi, chuyên gia Victor Nadein – Raevskii lại có ý kiến như sau:

“Phương Tây xây dựng công nghệ để tổ chức cái gọi là “cuộc cách mạng màu”. Công nghệ ấy đã được thử nghiệm ở các nước Liên Xô cũ – ở Gruzia, Kyrgyzstan và Ukraine. Sau đó được áp dụng ở Trung Đông trong cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập” và bây giờ công nghệ này đang trở lại Ukraina.”

Bản chất của công nghệ này là hỗ trợ đối thủ của chế độ cầm quyền, bằng bùng nổ chiến tranh thông tin và kích động mâu thuẫn nội bộ. Để lọt vào “danh sách đen”, không nhất thiết phải là kẻ thù của dân chủ. Ngược lại, ở các nước độc tài, thậm chí không thể thực hiện âm mưu một “cuộc cách mạng màu.”

Do đó, dấy lên bạo loạn ở các nước Ả Rập tương đối ôn hòa, kể cả Syria, cũng như trong một nước hậu Xô Viết khá dân chủ, phương Tây thực sự đóng cửa con đường Trung Đông tiến tới dân chủ. Dường như họ muốn nói với các nhà lãnh đạo bảo thủ địa phương rằng: hãy xem những gì mà dân chủ đã mang lại! Hãy làm bạn với phương Tây, và hãy lãnh đạo đất nước như trước đây, không cần bầu cử và các đảng phái chính trị. Do đó, hành vi hiện tại của phương Tây là tội ác lớn nhất đối với nền dân chủ.