Tương lai hiệp định TPP và kinh tế Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tương lai hiệp định TPP và kinh tế Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc

(Bài tóm lược nói trên Radio Dáp Lời Sông núi, 2 buổi cuối tháng 12- 16 và đầu tháng Giêng /2017)        

 1.Dẫn nhập: Khái quát TPP

Trong  hơn một tháng qua, khi TT Donald Trump đắc cử, có một số bàn tán rất lớn về số phận TPP. Bởi ví ông Trump muốn rút ra khỏi TPP. Trong khi đó 11 thành viên khác thì rất mong TPP được thi hành. vì các thành viên đều thấy lợi.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hoa kỳ, dù Tổng thống nào, sẽ không bỏ hẳn TPP vì Hoa kỳ dẫn đầu phong trào Toàn cầu hóa kinh tế  trong hơn 50 năm qua và đem đến nhiều kết quả tốt. TPP là một bước mới của phong trào đó trong giai đoạn đặc biệt hiện nay.

Vấn đề nầy quan trọng và  khá phức tạp. Chúng ta cần đặt TPP trong ba cái khung : Khung của chính TPP, khung TPP và kinh tế Hoa kỳ, và khung TPP trong Hội nhập toàn cầu.

Trước hết xin nói vài điểm chánh yếu về bối cảnh và tầm quan trong của TPP:

* Liên minh TPP có 40% tổng sản lượng toàn cầu, 37.7% khối lương mậu dịch thế giới

*TPP là một mô hình Hội nhập mới, là một Hợp tác kinh tế có nhiều tiến bộ và toàn diện .

*TPP đã được thảo luận kỹ lưỡng sau hơn 5 năm đàm phán dưới sự hướng dẫn của Hoa kỳ.

*TPP là một công cụ quan trong chống lại bá quyền hung hăng của Trung quốc hiện nay .

2.TPP và sách lược kinh tế đối ngoại của tân Tổng thống Hoa kỳ

TPP là một mô hình hội nhập và liên minh kinh tế của thế kỹ 21. Nó là một đáp ứng cho một trật tự thế giới mới. Nó không phải được vẽ ra để đáp ứng cho như cầu tranh cữ Tổng thống hay cho bất cứ Tổng thống nào, hay cho một nhu cầu ngắn hạn của Hoa kỳ.

Vì vậy khi tranh cử TT Trump có thể có những lời rất quyết liệt về  TPP. Ông coi TPP là một tai hại hơn là lợi cho Hoa kỳ. Ông chỉ chú trọng các điểm như: Mậu dịch tự do là thêm thất nghiệp công nhân Mỹ. Làm nhiều công ty chuyển ra ngoại quốc nhiều hơn nữa. Làm giá hàng ngoại quốc quá thấp, hàng trong nước không cạnh tranh nỗi. Vậy để cứu vãng tình trạng trên thì phải không thực hiện TPP và cũng như xét lại các Hiệp ước có trước.

Quan điểm nầy có phần nào gần với sách lược “Bảo hộ mẩu dịch” của đầu thế kỹ 20 trở về trước. Và có phần gần với chủ thuyết “kinh tế dân tộc”. Lấy quyền lợi dân tộc và quốc gia mình trên hết. Các học thuyết về toàn cầu hóa đã từng chứng minh rằng quan điểm nầy không đúng. Mà các nước cần mở rộng, hợp tác sử dụng các ưu điểm để cùng nhau có lợi. Dĩ nhiên khi thỏa hiệp chung đôi khi cũng có vài bất lợi nào đó.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, thi nếu dựa trên những lời quá ngắn gọn khi tranh cử, dựa vào những tiến bộ và cái lợi về Hội nhập kinh tế toàn cầu trong 50 năm qua, và tình hình thực tế trong kết hợp đồng minh chống Trung quốc, thì rất có nhiều khả năng những nhà chiến lược kinh tế Hoa kỳ sẽ đề nghị với Tân Tổng thống Trump xem xét kỹ và điều chỉnh TPP hơn là hũy bỏ hẳn. Vì bỏ TPP có nhiều cái hại hơn cái lợi. Cái hại không phải chỉ kinh tế mà còn các mặt khác như chánh trị, an ninh, và về tình đoàn kết đồng minh.

3.Vị thế và trách nhiệm Hoa kỳ trên thế giới  

Thế giới con người sống rất phức tạp.  Cho nên thế giới nầy phải cần có một hay vài nước có hội đủ yếu tố dể lảnh đao thế giới, để kềm chế một số nước. Diều kiện căn bản là:mạnh về kinh tế, mạnh về quân sự, và mạnh vê hề thống chánh trị. Hoa kỳ tương đối có dủ điều kiện nầy .

Hoa kỳ đã là nước lảnh đạo khối Thế giới tự do từ lâu. Hiệp định TPP là một thể hiện của sự lảnh đạo đó. Hoa kỳ không thể từ chối hay làm suy giảm sự kết hợp và gắn bó đồng minh cùng chung lý tưởng.

Dù có chủ trương nước Hoa kỳ trên hết. Dù trước hết là lo cho dân cho nước mình, nhưng chánh sách đối ngoại Hoa kỳ phải cần có đồng minh. Nhứt là trong thời buổi mà TQ quá hung hăng

Trong nửa thế kỹ Hội nhập kinh tế toàn cầu, với chủ trương mậu dịch tự do  và phát triển đầu tư ngoại quốc, kinh tế thế  gia tăng  rất đáng kể với tổng GDP từ 6000 tỷ (1985) lên 19.000 tỷ (2009). Trong đó Hoa kỳ là nước được hưởng lợi nhiều nhứt. Dĩ nhiên Hoa kỳ cũng có một số bất lợi, nhưng ít hơn. Ngày nay xuất nhập cảng Hoa kỳ chiếm 30% GDP, 50 năm về trước chỉ có khoảng  10%. Theo Viện nghiên cứu Peterson Institute thì TPP có thề mang lại cho Hoa kỳ thêm $78 tỷ mỹ kim /năm.

Dưới mắt một số nhà kinh tế cũng như chánh khách lớn của thế giới như cựu Thủ tướng Lý quang Diệu của Singapore cho rằng: “ Nếu không có Hiệp định kinh tế tự do thì các nước Nhựt, Dại Hàn, Đài Loan và các nước ASEAN sẽ đi vào quĩ đạo kinh tế  TQ, một điều cần phải tránh.”

Cho nên TPP cần nhìn và xét nó trên ba bình diện ba cái khung nêu ở trên. Chớ không thể nhìn đơn thuần kinh tế, nó cần đào sâu và có tính chiến lược. Tóm lại theo đường dài Hoa kỳ, không kể Tổng thống nào, sẽ không thay đổi nhiều về sách lược kinh tế toàn cầu. Chính TT Reagan đã đưa sáng kiến thành lập cơ quan Mậu dịch thế giới (WTO) hồi 1986 trong sự đẩy mạnh toàn cầu hóa.

4.VN cần có Hiệp ước như TPP  

Tới giờ thì chưa rõ chánh sách kinh tế đối ngoại của tân Chánh quyền Hoa kỳ.VN cũng như các thành viên khác tỏ vẽ thất vọng hay ít nhứt cũng lo lắng cho tương lai của TPP.

Vấn đề đặt ra ở đây là TPP sẽ bị Hoa kỳ bỏ hay sẽ sửa một số diểm không quan trọng lắm.

Trước khi xem hậu quả  về hai trường hợp nêu ra cho VN, chúng ta có thể nói, như năm trước tôi đã nói, là Chánh quyền và dân chúng VN cần có TPP.

TPP là cơ hội tốt và đồng thời là thử thách rất lớn cho chánh quyền cũng như cho dân chúng.

TPP giúp kinh tế chung có tiến bộ mà hiện nay có những bế tắc, những suy sụp quan trọng. Các tai hại nghiêm trọng đó là khu vực quốc doanh gây thiệt hại quá lớn. Khu vực tư doanh èo ọt không vững vàng. Nông thôn và nông nghiệp chậm tiến và đầy dẩy khó khăn. Chánh quyền quá tham nhũng và Bộ máy quản lý tồi tệ. Nếu không có một thay đổi mạnh mẽ thì kinh tế VN chẳng những không khá hơn mà còn suy sụp thêm.

TPP là cơ hội là hy vọng cho chánh quyền và người dân VN để có sự “đổi mới” lần nữa mạnh mẽ hơn và tốt hơn..

5. Hại cho VN khi không có TPP

Cách tổng quát, hai nền kinh tế Hoa kỳ và VN không có gì mâu thuẩn quyền lợi và phản ngược nhau. VN có nhân công rất rẽ nhưng trong nông nghiệp hay các ngành kỹ nghệ sơ đẳng không ảnh hưởng tại hại cho công nhân Mỹ, mà còn có lợi cho người tiêu thụ Hoa kỳ.. Nếu chỉ vì hàng hóa TQ tràn ngập vào Mỹ, không đở nổi, cần có nhiều biện pháp với TQ là đúng. Nhưng sức mạnh và khả năng hai nền kinh tế VN và TQ có nhiều điểm khác nhau đối với Hoa kỳ. Hoa kỳ cần xét lại với TQ hơn là xét lại và gắt gao với VN hay hay một thành viên nào của TPP.

Cái hại cho VN tùy thuộc Tân TT Hoa kỳ chủ trương như thế nào về kinh tế quốc tế vì TPP là một phần củ a sách lược nầy. Có thể có 4 trường hợp xảy ra:

*TPP được điều chỉnh và giử gần như mô hình dẫ soạn và ký kết. VN sẽ vẫn được nhiều lợi.

*Sửa lại rất nhiều  thứ mà VN không theo nỗi nhiều. Kinh tế VN sẽ cũng có tiến bộ hơn hiện nay nhưng không như mong đợi. VN sẽ phải cỏn lệ thuộc nhiều ở kinh tế TQ.

*Có thể có một Hiệp ước song phương Mỹ Việt được cải sửa nhiều, Hoa kỳ nhằm nâng dở VN vì VN chịu trong vòng quĩ đạo cũa Mỹ để bao vây TQ. VN sẽ có một số đặc ân hơn từ Hoa kỳ và một số đồng minh khác, về đầu tư về thị trường, về viện trợ.

*TPP không xúc tiến được gần như chết luôn, khi đó VN phải bám theo TQ và lệ thuộc TQ về nhiều mặt. VN sẽ đi vào con đường nguy hiểm. Nhiều xáo trộn chánh trị và xã hội sẽ tăng dưới chế dộ độc tài gian ác nầy. Mặt khác, kinh tế toàn cầu và an ninh khu vực cũng bị ảnh hương tồi tệ hơn.

6.Kết luận: Vài suy nghĩ về tương lai TPP

Phần tóm tắt như trên cũng chỉ là suy đoán về tương lai TPP. Vì TT Trump chưa nhậm chức

Có một điều tôi xin lập lại là dựa vào chính Hiệp định TPP, vào trách nhiệm và vai trò của Hoa kỳ trên thế giới, đặc biệt trong hoàn cảnh phức tạp và nguy hiểm hiện nay tại Biển đông, chúng tôi thấy, cũng như nhiều nhà chiến lược kinh tế, thấy rằng TPP có một số thay đổi hơn là hũy bỏ hoàn toàn. Và chúng ta chờ xem.

Cali December/25/2016.

Nguyễn Bá Lộc