Tuần lễ bạo động ở VN

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tuần lễ bạo động ở VN
  1. Trang Giáo dục Việt Nam hôm 16/05 đăng tin Campuchia cấm người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ở nước này. Bài báo trích theo tin của hãng Kyodo, Nhật Bản, viết:

    “Khieu Sopheak, người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia cho biết, họ không cho phép bất kỳ người nước ngoài nào biểu tình phản đối nước khác trên lãnh thổ Campuchia: “Người nước ngoài không được phép sử dụng lãnh thổ Campuchia vào các hoạt động có mục đích chống lại các quốc gia khác.”

    “Tuyên bố trên của Phnom Penh được đưa ra sau khi có tin một hội hữu nghị Campuchia – Việt Nam có kế hoạch tổ chức biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh để phản đối các hành động khiêu khích, gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông.”

    cách đây 1 giờ 2 phút từ Giáo dục Việt Nam bình luận về http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Campuchia-cam-bieu-tinh-phan-doi-Trung-Quoc-cam-gian-khoan-981-post144567.gd

  2. tin mới nhất

    Chuyên gia về chính trị Việt Nam, Jonathan London, đang dạy tại Hong Kong, bình luận với BBC Tiếng Trung ngày 16/5:

    “Cuộc chơi được ăn cả, ngã về không ở Biển Đông là rất nguy hiểm.

    Cùng chia sẻ, khai thác thế nào đấy vẫn tốt hơn và thật sự là cần có tính lãnh đạo cao, trí tưởng tượng sáng tạo nữa ở cả Trung Quốc và Việt Nam.

    Tình hình đã căng thẳng và sẽ còn như thế vài tháng nữa thì rất dễ tuột khỏi vòng kiểm soát nếu không ai chịu lui và hai bên tiếp tục tấn công nhau, tấn công thì có phản kích lại và cứ thế…

    Mà không ai muốn chiến tranh cả.

    Bắc Kinh đã và đang thử thách phản ứng của Hoa Kỳ, của Việt Nam.”

    Người Việt Nam hoàn toàn tin tưởng rằng đó là biển của họ và sẽ không khoan nhượng.

    cách đây 2 giờ 11 phút

  3. Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tổ chức duy nhất được Đảng Cộng sản thừa nhận là đại diện cho người lao động, nói các vụ đập phá cơ sở doanh nghiệp nước ngoài là do “một số phần tử xấu” lôi kéo.

    Tổ chức Công đoàn duy nhất được phép hoạt động ở Việt Nam hôm 16/5 đã bàn về các cuộc biểu tình của công nhân.

    Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ, được dẫn lời nói trong các vụ xảy ra ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, có các đối tượng mà ông gọi là “kích động gây bạo loạn, có tổ chức rất chặt chẽ”.

    Ông này cáo buộc những người “kích động” đã chuẩn bị mua cờ, áo “với số lượng rất lớn”, và phát áo cho công nhân.

     

  4. tin mới nhất

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo hôm 16/5 có công điện yêu cầu “bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, doanh nghiệp và cơ quan nước ngoài trên địa bàn”.

    Theo công điện, nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước đã biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là việc làm “chính đáng”.

    Nhưng tại một số tỉnh, thành phố đã có một số người có hành vi “vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta”.

    Ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu “làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân không tham gia tuần hành, biểu tình làm ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị”.

    cách đây 3 giờ 28 phút

  5. Báo chí Trung Quốc yêu cầu Hà Nội phải “chịu trách nhiệm hoàn toàn” cho các vụ “bạo động chết người” ở Việt Nam giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước.

    Truyền thông TQ chỉ trích VN

    cách đây 3 giờ 56 phút
  6. Đài Loan nói hôm 16/5 rằng sẽ phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để hối thúc Việt Nam bồi thường, sau các cuộc biểu tình bạo lực tấn công các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài.

    Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan David Lin tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo với đại diện của Việt Nam tại Đài Bắc.

    cách đây 3 giờ 56 phút

  7. Đoan Trang: Trở lại chuyện bạo loạn ở Bình Dương và các nơi khác đêm 13 và ngày 14/5 vừa qua, trong không khí hoang mang, trên mạng cũng có nhiều lời kêu gọi, nhắc nhở nhau “đừng nói, đừng bàn, đừng dự đoán, đừng đưa hình ảnh, chỉ làm rối tình hình, gây nhiễu loạn thông tin”.

    Thật ra, với một hành động mang tính tập thể (chia sẻ thông tin trên mạng xã hội), sẽ rất khó để ngăn tất cả mọi người tham gia vào hành động đó. Ở đây, chỉ có thể cấm hoàn toàn việc nói, bàn, dự đoán, đưa hình ảnh nếu chặn triệt để Facebook.

    Nhưng đó không phải là một giải pháp khôn ngoan, bởi vì im lặng, giấu giếm thông tin chẳng những không giải quyết được vấn đề mà còn làm mọi việc càng trở nên đáng sợ. Một trong những điều làm con người sợ hãi là sự tù mù, bí ẩn, mưu mô, không nắm bắt được…

    Tất nhiên, khi mạng xã hội cũng trở thành một kênh truyền thông, blogger thành người đưa tin, sẽ không tránh khỏi việc thông tin sai lệch, không qua kiểm chứng, hoặc những bức ảnh bạo lực, đẫm máu, được đăng tải và gây hoang mang dư luận. Nhưng, một lần nữa, chúng ta lại phải tin vào sự sàng lọc của lương tâm xã hội. Cái gì đúng rồi sẽ tồn tại, cái sai sẽ bị thải loại.

    Cho đến giờ phút này, lương tâm xã hội – thể hiện qua những bình luận, bài viết và ảnh trên mạng – vẫn đang hướng dẫn mỗi người tự điều chỉnh: Không cực đoan chống lại tất cả người dân Trung Quốc, không cổ vũ bạo lực và cướp bóc, không kích động chiến tranh, nhưng cũng không chấp nhận đường lối ngoại giao đu dây, kín kín hở hở, coi quốc gia bá quyền phương bắc là bạn vàng, đồng chí tốt.

    Và, hãy bảo vệ quyền lợi của công nhân thông qua những công đoàn thực chất.

    Cuối cùng, vì lương tâm xã hội và cũng để giữ gìn lấy cái xã hội đang hỗn loạn của chúng ta, hãy để tất cả mọi người cùng lên tiếng phản đối bạo lực.

    cách đây 5 giờ 39 phút từ Đoan Trang qua Facebook

  8. Chủ tịch nước đã dành nhiều thời gian trao đổi về những bức xúc, phẫn nộ của cử tri quận 1, TP.HCM trước hành động ngang ngược của Trung Quốc qua việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

    Tuổi Trẻ Online tường thuật Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “khẳng định nguyên tắc đi lại tự do vô hại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì không có vấn đề gì, nhưng Trung Quốc đặt giàn khoan trong phạm vi 200 hải lý là vi phạm và Việt Nam phải đấu tranh”.

    Chủ tịch nước nói “anh (Trung Quốc) phải rút (giàn khoan) trước, nhà của tôi chứ không phải nhà của anh, dứt khoát”.

    Đó là một trong những phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang với cử tri quận 1 (TP.HCM) tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 16/5.

    cách đây 6 giờ 14 phút từ Tuổi trẻ Online bình luận về http://bit.ly/1jBAabx

  9. Luật sư Hoàng Văn Hướng, Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, cho rằng việc nhà nước Việt Nam đứng ra bồi thường cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì đợt bạo động vừa qua là cần thiết nhưng không bắt buộc.

    “Tất cả những doanh nghiệp đó đều là pháp nhân của Việt Nam, tuy là có đầu tư và vốn từ nước ngoài,” ông nói, ” vì vậy khi xảy ra biến cố thì rõ ràng là phải áp dụng pháp luật Việt Nam, phải tìm ra những người gây thiệt hại để bắt đền bù,” ông Hướng nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 16/5.

    “Nếu những người đó không có khả năng đền bù thì mình phải xem xét vấn đề bảo hiểm của các nhà máy.”

    “Nếu nói là chủ thể nhà nước Việt Nam phải đứng ra đền bù cho các doanh nghiệp có pháp nhân Việt Nam thì không có điều luật nào quy định như vậy cả.”

    “Việc đền bù thì không có chế tài nào bắt buộc nhà nước phải làm cả, nhưng đó là vấn đề nhà nước cần quan tâm để đảm bảo quyền lợi giữa các bên được hài hòa.”