Từ thù chuyển dần tới gần thành bạn

Cac Bai Khac

No sub-categories

Từ thù chuyển dần tới gần thành bạn
Foreign Affairs Tác giả: David Brown; Theo Người dịch: Huỳnh Phan 29-06-2015

 sao Hoa Kỳ đang ve vãn Việt Nam

H1

Nguyễn Phú Trọng đang duyệt đội danh dự hôm 20-12-2014 trong chuyến thăm Bắc Kinh

Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ và Việt Nam tiến gần hơn tới một thỏa thuận chiến lược đặt trên nền tảng là mối lo âu chung về các tham vọng của TC. Nhiều người ở Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ tìm cách biến Việt Nam thành chống lại TC. Nhưng quan điểm đó đảo chiều nhân quả: Chính việc TC tìm kiếm bá quyền trên Biển Đông mới thúc đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam tìm cách khôi phục lại quan hệ còn chấp vá của họ.

Một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Việt Nam nghiêm túc trong tăng cường quan hệ là việc Tổng thống Barack Obama đồng ý gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Washington vào đầu tháng 7. Đó là một điều rất hiếm hoi cho một nhân vật chỉ là lãnh đạo của một đảng có thời gian tiếp xúc tại phòng Bầu Dục, nhưng có một số lý do vì sao Trọng lại đáng để cho TT Obama quan tâm. Quan trọng nhất, tổng bí thư là người đã đích thân đề nghị cho cuộc gặp gỡ này, từ lâu vẫn chất chứa những nghi ngờ về ý định của Mỹ đối với Hà Nội. Và lo âu này, cũng phản ánh ở những người thuộc phe của ông trong Đảng Cộng sản, là trở ngại cuối cùng cho một bán-đồng minh giữa Việt Nam và kẻ thù của mình hơn 40 năm trước.

Những nghi ngờ này đều bắt nguồn từ khuynh hướng tư tưởng của Trọng với tư cách là một chuyên gia về chủ nghĩa Mác-Lênin, vốn làm cho ông phải cảnh giác với các nước dân chủ cùng động cơ của họ và dẫn ông tới việc nghi ngờ Washington có ý định xấu đối với chế độ Hà Nội. Trong những năm qua, Trọng và các đồng minh của ông đã quảng bá một hình ảnh của Hoa Kỳ là kẻ xấu xa và không chú ý đến nhu cầu của Hà Nội. Dù vậy – với tình trạng chia rẽ bè cánh đằng sau bộ mặt đoàn kết của ĐCSVN – chính những người tiến bộ (nói một cách tương đối) liên kết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như có giải pháp tốt hơn cho các vấn đề Việt Nam, Trọng và những người bảo thủ khác vẫn còn nắm quyền điều khiển các cơ quan của đảng cầm quyền. Do đó, họ có thể tìm cách phá hỏng các sáng kiến cải cách mà họ không thích. Họ cũng là những người với những kể lể tiêu cực về Hoa Kỳ.

Bốn mươi năm sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, các kể lể đó vẫn còn khống chế học thuyết của đảng. Cán bộ công an Việt Nam khó có thể kết thành một đoạn văn về Hoa Kỳ mà không có chứa những từ ngữ kiểu như “chặn đứng các âm mưu của kẻ thù” chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa nhân dân. Báo đài của Đảng thường xuyên cảnh báo chống lại “âm mưu diễn biến hòa bình,” ý niệm cho rằng các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam (đặc biệt là những tổ chức được Washington ủng hộ) có ý lật đổ và sẽ châm ngòi những biến động như những cái đã từng lật đổ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.

Về mặt này, Trọng và các đồng minh đã bước sai nhịp với đồng bào của mình và thậm chí với nhiều đảng viên. Công dân Việt Nam thà thấy đất nước mình liên kết với Hoa Kỳ hơn là với TC. Trong sáu năm kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu dọn đường tiến tới quyền bá chủ trên Biển Đông, rất nhiều người trong số khoảng độ ba triệu đảng viên cũng đã kết luận rằng TC vẫn là một mối đe dọa hiển hiện, như thường là vậy xuyên suốt quan hệ của Việt Nam với láng giềng phương Bắc.

Đối với Trọng và các đồng minh, việc tránh vướng mắc với đối thủ TC đồng thời vẫn bắt tay với đối tác TC ở tất cả các cấp chính quyền và các tổ chức của đảng cầm quyền là cách tốt nhất để xoa dịu Bắc Kinh. Quan điểm của họ là lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á khi trồi khi sụt phụ thuộc vào những gì đang làm bận trí Washington, nhưng “Trung Quốc thì luôn luôn ở đó,” một sự có mặt nhức nhối trên biên giới phía Bắc.

Chiến lược đó ngày càng trở thành một điều khó thuyết phục kể từ khi Bắc Kinh đưa ra yêu sách hơn một triệu dặm vuông biển mở, vùng biển trải dài từ bờ biển phía nam TC cho đến gần tới Singapore. Từ năm 2009 vào mỗi mùa khô là TC lại củng cố yêu sách của mình bằng cách phô trương sức mạnh quân sự và bán quân sự của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, khi gió mùa tới, TC chuyển sang cách đàm phán.

Mặc dù các lãnh đạo đảng Việt Nam thường xuyên đi lại Bắc Kinh, hy vọng hàn gắn “mối quan hệ đặc biệt” và “củng cố sự hiểu biết sâu sắc hơn”, hành vi của TC trong những năm gần đây đã khiến ngay cả Trọng cùng các đồng minh ý thức hệ của ông cũng đánh mất niềm tin. Được biết, họ đã sửng sốt trước việc TC triển khai giàn khoan dầu nước sâu hồi năm ngoái vào vùng biển vốn đúng là của Việt Nam theo bất kỳ cách hiểu hợp lý nào của Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc . Không lâu sau đó, Trọng âm thầm cho biết rằng ông muốn đến thăm Washington.

Một lãnh đạo bảo thủ khác, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã đến Washington hồi tháng 3, được biết là để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm sắp tới của Trọng và cũng để đánh bóng tài ngoại giao của mình trước Đại hội Đảng vào tháng 1 năm 2016.

Sau đó, vào đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và người đồng nhiệm Việt Nam đã ký một thỏa thuận tại Hà Nội. Thoả thuận này sẽ làm cho Việt Nam dễ dàng hơn trong việc vượt qua các quy định của Mỹ về việc mua sắm các thiết bị quân sự. Chuyến viếng thăm ngắn của ông Carter diễn ra ngay sau Hội nghị Shangri-La của các Bộ trưởng quốc phòng châu Á, báo hiệu rằng lợi ích Mỹ và của Việt Nam ở Biển Đông tương đồng với nhau.

H1

Ông Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh tại Hà Nội hôm 1-6-2015. Ảnh: HOANG DINH NAM / REUTERS

Đặc biệt, Việt Nam muốn TC ngừng thách thức chủ quyền của mình đối với các mỏ dầu và các đảo nhỏ phía ngoài bờ biển Việt Nam. Phía Hoa Kỳ, Carter đã nhấn mạnh một ngày trước đó tại Singapore, rằng muốn “Trung Quốc đang trỗi dậy” chơi đúng luật. Ông giải thích, Bắc Kinh không thể dựa vào sức mạnh hay các vết thương trong quá khứ, để cho mình được quyền (ngăn cản việc đi qua vô hại, chẳng hạn) đối với những vùng đất mà họ chưa từng sở hữu trong quá khứ đế quốc của mình; và việc bỏ qua khuôn khổ giải quyết tranh chấp do luật pháp quốc tế tạo ra cũng không có lợi cho bất kỳ nước nào.

TC chắc chắn có lưu ý những chuyến viếng thăm này. Khi biết được kế hoạch chuyến đi Washington của Trọng, ngay lập tức Bắc Kinh đã mời Trọng tới thăm. Trọng đã chấp nhận; vì vậy, trong bốn ngày vào đầu tháng Tư, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón Trọng cùng đoàn tùy tùng. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức về các cuộc họp của họ, không có dấu hiệu gợi cho thấy rằng các cuộc đàm phán đã tạo ra bất kỳ kết quả thực chất nào. Chỉ đơn giản là việc lặp lại công thức nhàm chán: lãnh đạo TC Tập Cận Bình và Trọng hứa “cùng nỗ lực kiểm soát các tranh chấp biển và bảo vệ hòa bình và ổn định”.

Chuyến thăm Washington sắp tới của Trọng có lẽ có thực chất hơn. Với Đại hội Đảng có thể là trọng yếu vào năm tới, chính trị Việt Nam đang thay đổi liên tục. Vì vậy, đối với Washington, đây là thời điểm tốt để có một cuộc đối thoại thân mật với Trọng. Với việc tìm cách giải quyết các mối quan tâm thực sự của Việt Nam, TT Obama có thể thuyết phục Trọng (và qua ông mở rộng tới phe cánh) tin rằng người Mỹ có thể là đối tác đáng tin cậy cùng với các lợi ích tương đồng. Đối xử lịch sự với phe bảo thủ của chế độ Hà Nội có thể củng cố con đường dẫn đến sự thân thiện Mỹ-Việt mà cho đến nay cho thấy là khó đạt được.