Từ Cục R Tới Đại Lộ Champs-Elysée Ở Paris – Nguyễn Thị Cỏ May
Năm nay, Pháp vừa tổ chức Quốc Khánh hằng năm, vừa kỷ niệm 100 năm Đệ Nhứt Thế chiến. Trong lúc kinh tế suy thoái, uy tín lãnh đạo của Ông Tổng thống Hollande chỉ còn 20%, một mức tín nhiệm thắp nhứt chưa từng có trong nền Đệ V Cộng hòa Pháp, Chánh phủ muốn tổ chức Quốc Khánh rình rang để cho dân chúng tạm quên những ưu tư thời cuộc. Mặt khác, Chánh phủ tả phái muốn nhắc lại lập trường cấp tiến là lúc nào cũng đứng về phía nhơn dân bị trị, chống lại áp bức thực dân. Mời đại diện các Quân đội cách mạnh tham dự Quốc khánh là để nói lên tinh thần hòa giải của Chánh phủ xã hội và nhơn dân Pháp. Thất trận, trao trả độc lập cho các nước thuộc địa là vấn đề của các chánh phủ không phải xã hội. Ông Tổng thống Hollande sẽ mời gần 80 quốc gia tham dự lễ 14 tháng 7 trong đó có đại diện quân đội Algérie và quân đội nhơn dân Hà nội tham gia diễn hành (?) bên cạnh quân đội thất trận Pháp đang gây nhiều phản ứng bất mãn từ phía người Việt nam tỵ nạn tại Pháp, một bộ phận lớn dân chúng Pháp và nhứt là Hội Cựu Chiến binh Pháp tuy Chánh phủ giải thích Quốc khánh năm nay đặc biệt đặt dưới tôn chỉ mác-xít “Tình huynh đệ quốc tế” (Fraternité internationale).
Huynh đệ chi binh
80 quốc gia được mời tham dự lễ, nghĩa là 80 quốc gia có dân đã đi lính đánh giặc cho Pháp, chết cho nước Pháp mà không thể từ khước đươc vì đất nước bị lệ thuộc. Riêng Việt nam đã cống hiến cho Pháp 200 000 dân, vừa đi lính đánh giặc, vừa lao động trong các công binh xưởng. Ngày nay, nhiều nắm xương tàn còn nằm rải rác ở nhiều nghĩa địa trên khắp nước Pháp. Riêng trong nghĩa địa Verdun – mặt trận Verdun, Đông-Bắc nước Pháp – còn nhiều ngôi mộ với mộ chí ghi tên tử sĩ Việt nam.
Mỗi quốc gia được mời sẽ gởi một Đại diện Chánh phủ, như Tổng trưởng Quốc phòng, một phái đoàn gồm 3 quân nhơn để một người sẽ cầm cờ quốc gia. Phái đoàn này sẽ không diển hành, mà chỉ tham dự lễ khai mạc. Phái đoàn còn có thêm 4 thanh niên, 2 nam, 2 nữ. Bốn người này sẽ tham dự lễ bế mạc.
Ngoài khách mời là các quốc gia bạn, các nưóc cựu thuộc địa như Algérie, Sénégal, Việt nam, còn có những nước trước kia thuộc phe thù địch với Pháp như Đức, Áo, Thổ-nhỉ-kỳ (La Turquie).
Chỉ riêng sự có mặt của hai nước cựu thuộc địa Algérie và Việt nam là có nhiều tranh cải vì Chánh quyền và quân đội của hai nước này đã không biết tôn trọng Công ước Genève về tù binh. Họ tra tấn, hành hạ dã man tù binh và cả thường dân Pháp khi bị bắt trong chiến tranh giải phóng giành độc lập.
Trong Đệ I Thế chiến, Việt nam bị động viên 43 000 dân, có 1120 người tử trận (Ouest-France, 4/6/2014).
Tưởng niệm 100 năm Đệ I Thế chiến
Ông Tổng thống François Hollande, tự nhận cho khác người là Ông Tổng thống “Bình thường”, đã nghĩ sẽ tổ chức lễ 14 tháng 7 năm nay với thành phần tham dự phải đặc biệt hơn vì đó còn là kỷ nìệm Đệ I Bách niên 14-18. Quốc khánh năm nay sẽ sẽ mang tính quốc tế! Ngày 18/10/2013, ba mươi quốc gia họp nhau thảo luận cách phối hợp tổ chức lễ tại Paris. Họ cũng nghĩ tới những thông điệp sẽ đưa ra ngày hôm đó.
Gần như đông đủ các quốc gia Âu châu đều có mặt trong buổi họp soạn thảo chương trình lễ kỷ niệm, dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Cựu Chiến binh trong Chánh phủ Pháp, Ông Kder Arif, người pháp gốc Algérie.
Số khách sẽ được mời tham dự lễ là 72 quốc gia và 5 lục địa có liên hệ tới cuộc chiến. Họ sẽ có mặt trên khán đài và trên Đại lộ Champs-Elysée, Paris VIII, ngày 14/07/2014 tới đây. Ngoài ra, còn có thêm những quốc gia xa xôi như Tàu, Ấn độ, Phi châu đen và Việt nam cũng sẽ có mặt.
Ông Tổng thống François Hollande hảnh diện vì lễ Quốc khánh 14/07/2014 sẽ diển ra dưới hình thức long trọng của một nghi lễ “quốc tế”. Mà không quốc tế sao đưọc vì có tới 72 nước tham gia thế chiến tham dự diển hành? Ông Tổng thống Hollande cũng nhấn mạnh sẽ long trọng tưởng niệm sự kiện Pháp tham chiến nữa. Và nhơn cơ hội này, Chánh phủ Pháp sẽ mời Tổng thống Đức, Ông Joachim Gauck.
Mùa Hè năm nay, Pháp sẽ bận rộn lễ hội. Lễ kỷ niệm Pháp tham gia Đệ I Thế chiến. Lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày Giải phóng. Nước Pháp ý thức mình nợ những kẻ đã chiến đấu cho mình nên ngày nay tổ chức cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đó. Họ đến từ các lục địa khác nhau để bảo vệ nước Pháp.
Riêng Algérie đã cống hiến cho Pháp 175 000 con dân trong Đệ I Thế chiến và 160 000, trong Đệ II Thế chiến. Hồi đầu năm, Ông Hollande đã tới gìáo đường Hồi giáo Paris để làm lễ tưởng nìệm và tri ân những người dân thuộc địa đã “hi sanh” bảo vệ nước Pháp.
Hình cờ vàng biểu tình.
Phản ứng mạnh
Tuy Chánh phủ Pháp đã bày tỏ lòng biết ơn đối với nước thuộc địa cũ, nhưng Ông Bouteflika, Tổng thống Algérie, vẫn sẵn sàng nhổ nước miếng vào mặt Chánh phủ Pháp mặc dầu ông vừa mới tới Pháp chữa bịnh miễn phí. Dân pháp phản đối lính Algérie diển hành ngày 14/07/2014 vì đó là Quốc Khánh Pháp mà Algérie không còn thuộc Pháp và cũng không phải là nước Pháp. Một kiến nghị phổ biến kêu gọi dân Pháp ký tên phản đối Chánh phủ để cho lính Algérie diển hành trên Đại lộ Champs-Elysée. Cái tựa của bản văn biểu hiện một tinh thần phản đối rất mãnh liệt “Không cho Algérie có mặt ngày 14/07”. Đồng thời một bức thư cũng đã gởi thẳng tới Ông Tổng thống Hollande yêu cầu hủy bỏ chi tiết này.
Ngay lúc vừa nhận được thông tin Pháp sẽ mời bộ đội VC, với nón cối, dép râu, tham dự ngày Quốc Khánh Pháp trên Đại lộ Champs-Elysée, Cỏ May vội viết vài chữ gởi một người bạn thường xuyên sanh hoạt với các Hội đoàn ở Paris, ngỏ ý Cộng đồng Người Việt tại Pháp có thể gặp Hội Cựu Bạn Đông dương (ANAI),
trước kia Tướng Simon là Hội trưởng, để liên hệ với Hội Cựu Chiến binh Pháp, hợp tác cùng can thiệp thẳng với Chánh phủ. Cựu chiến binh Pháp vẫn có lý do để phản ứng vì đồng đội của họ hằng chục ngàn đã bị VC làm tù binh, tra tấn, hành hạ, ngược đải, bất chấp Công ước Gnève. Hai tổ chức ANAI và Cựu Chiến binh Pháp có đủ thế lực để can thiệp. Khi họ can thiệp, chắc chắn Chánh phủ sẽ phải xét lại chương trình.
Năm 1989, Ủy Ban Tố cáo tôi ác Hồ Chí Minh, nhờ sự yểm trợ của hai tổ chức này, can thiệp với Chánh phủ, Thị xã Paris mà Chánh quyền Pháp đã không tới tham dự buổi văn nghệ do Tòa Đại sứ Hà nội tổ chức trong một căn phòng thuê của UNESCO nhơn lể kỷ niện 100 năm sanh của Hồ Chí Minh.
Chỉ vài ngày sau, Bs HCL có thư trả lời cho biết đã cùng với Ông Trần Đình Vỹ, Cựu Đại tá Quân đội Pháp, tiếp xúc nhiều đoàn thể Pháp, có cả Hội Cựu Chiến binh Pháp, để ngăn cản sự hiện diện của VC trên Đại lộ Champs-Elysée.
Hình cờ vàng biểu tình.
Chánh phủ xã hội muốn làm nổi bậc đặc tính “cấp tiến” của mình khác với cánh hữu thường gắn liền với chế độ thực dân trước kia nên muốn nhơn lễ Quốc Khánh năm nay, Chánh phủ nói lời hòa giải với các quốc gia thuộc địa củ, và tri ân với các quốc gia đã tham chiến bảo vệ nước Pháp. Trong lúc đó, dân chúng Pháp khó quên, sau trận Điện Biên phủ, thân nhơn của họ là 7000 binh lính trong số 10 000 tù binh, trong vòng có 4 thháng, chết trong trại giam ở Việt Bắc, vì bị hành hạ, bỏ đói, đau bịnh không cho thuốc men. Đồng thới một số lớn tù binh Việt nam bị bắt trong chiến tranh cũng không được Hà nội trao trả cho Pháp sau Hiệp định Genève. Những ngưòi này bị xem như mất tích.
Một Ông Tướng Pháp cho biết, sau khi có nhiều phản ứng mạnh của dân chúng Pháp trước việc Algérie và Việt nam sẽ gởi đại diện Quân đội tới tham dự Quốc Khánh, Ông Tổng thống Hollande vội tham khảo ý kiến của vài Tướng lãnh. Các Tướng lãnh đều khuyên nên bỏ ý định mời Đại diện Quân đội Algérie và Việt nam diển hành. Nhưng bản tánh của Ông Hollande không dám cả quyết. Ông luôn luôn “oui, mais” nên chưa biết giờ chót sẽ ra sao!
GNPI (Groupement National Pour lIndemnisation des biens spoliés ou perdus)
Tập thể Quốc gia đòi bồi hoàn tài sản bị cướp đoạt hoặc bị mất ở hải ngoại (GNPI) viết cho Bộ trưởng Cựu Chiến binh, Ông Kader Arif, 2 văn thư ngày 3 và 4 tháng 2/2014 yêu cầu Chánh phủ hảy hủy bỏ dự tính mời Đại diện Quân đội Algérie và Quân đội nhơn dân Hà nội tham dự diển hành. Nhưng cả hai bức thư đó, đều bị Bộ Cựu Chiến binh, ngày 30 tháng 04/2014, bác bỏ lời yêu cầu, với lý do «con đường trải qua với kẻ thù hôm qua, nay là con đường hòa giải». Trong lúc đó, Algérie vẫn hát quốc ca, có câu «Này nước Pháp! Nay là thời mà mi phải trả nợ. Mi hãy chuẩn bị đi».
Ở Việt nam, sau Điện Biên phủ, Tướng Giáp tuy không phải là kẻ chiến thắng thật sự ( Tàu chỉ huy và đánh thế Giáp), vẫn chủ trương thanh toán tù binh. Năm 1968, ở Huế, Hà nội lại tiếp tục chánh sách cộng sản thanh toán tất cả những người bị chúng bắt khi tấn công vào Huế nhơn ngày Tết hưu chiến.
Ngày nay, Hà nội vừa kỷ niệm rình rang chiến thắng Điện Biên phủ. Hằng ngày, truyền thông chánh thức vẫn ra rả chống thực dân, chống Mỹ cúu nước, để vinh danh Quân đội nhơn dân anh hùng, đề cao sự lãnh đạo bách chiến bách thắng của đảng cộng sản.
Ai cũng biết trong chánh trị, không có bạn muôn thuở và kẻ thù muôn đời. Nhưng người cộng sản xưa nay, không bao giờ thật sự biết hòa giải. Văn hóa cộng sản là đàn áp và quì mọp.
Năm 1990, Nghĩa Hội Leclerc tổ chức lễ khánh thành ở Paris, có gởi thư mời Tướng Giáp qua tham dự. Tướng Giáp không dám đi, gởi Đại tà Bùi Tín đi thay với bức thư của Tướng Giáp vì sợ trước cựu chiến binh Pháp, ông không thể trả lời đưọc những vụ thanh toán tù binh Pháp sau Điện Biên Phủ.
Sau cùng, người Pháp đang mở ra một họp thư lấy chữ ký một thỉnh nguyện thư gởi thẳng Tổng thống Pháp yêu cầu hủy bỏ ý định mời bộ đội Hà nội và Algérie diển hành.
Cộng đồng người Việt ở Pháp thật tình không có ảnh hưởng. Thường ngày, phần lớn chỉ quen lo chuyện của mình hơn là tham gia vài việc của Pháp mà mình là công dân. Đến khi cần tới Chánh phủ thì mới réo gọi.
Trong vụ tẩy chay sự tham dự của Việt cộng Hà nội, bà con người Việt nam chỉ có nắm đuôi hai hội Cựu Chiến binh và ANAI nhờ can thiệp thì mới có kết quả tốt.
Nguyễn Thị Cỏ May