Tu chính án 12 – Vì sao Phó tổng thống Mike Pence có toàn quyền quyết định chiến thắng của TT Trump vào ngày 6/1?
30/12/20
Bây giờ Chủ tịch Thượng viện thực sự là Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence – người bạn đồng hành tranh cử của Tổng thống Trump – được xem là “người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ” lúc này! (Photo by Ty Wright/Getty Images)
Vào ngày 6/1, Phó Tổng thống Mike Pence với vai trò Chủ tịch Thượng Viện sẽ thực hiện kiểm đếm và công bố kết quả kiểm đếm phiếu bầu đại cử tri từ các bang trên khắp nước Mỹ. Câu hỏi “Vì sao Phó tổng thống Mike Pence có toàn quyền quyết định chiến thắng của TT Trump vào ngày 6/1?” giờ đây trở thành câu hỏi quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Chúng ta cần làm rõ về quyền lực tối cao của Phó Tổng thống Mike Pence tại phiên họp sẽ đi vào lịch sử bầu cử tổng thống 2020 đầy rẫy gian lận này. Tu chính án 12 (năm 1803) của Hiến pháp Mỹ vĩ đại đã chuẩn bị sẵn cho điều này – cả về luật học và tiền lệ. Đáng ngạc nhiên là chỉ cần một người chứ không phải cả quốc hội là có thể quyết định kết quả bầu cử.
“Những người bỏ phiếu không quyết định gì. Những người kiểm phiếu quyết định tất cả”.
Câu nói này được cho là của Joseph Stalin, mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy ông ta thực sự đã nói điều đó. Tuy nhiên, nó gây tiếng vang lớn. Chắc chắn nước Mỹ đang lâm vào khủng hoảng vì những bất đồng về số phiếu phổ thông.
Nhưng Tổng thống Hoa Kỳ không thực sự được bầu bởi phổ thông đầu phiếu, mà được bầu bởi đại cử tri tổng thống. Một câu hỏi quan trọng lúc này: Ai là người đếm số phiếu bầu của các đại cử tri tổng thống?
Nếu “những người kiểm phiếu quyết định mọi thứ”, như Stalin nói, thì đây là câu hỏi quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Lập luận về Hiến pháp
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định việc bầu cử Tổng thống. Điều khoản kiểm soát là Tu chính án thứ 12, trong đó nêu rõ rằng: “Chủ tịch Thượng viện, trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các giấy chứng nhận và các phiếu bầu, sau đó sẽ được kiểm đếm”.
Điều đó nghĩa là gì?
Trong “Chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống có tranh chấp” (Số 51 Tạp chí Luật Chicago của Đại học Loyola 2018), luật gia Edward B. Foley cho biết cách diễn đạt đặc biệt của câu quan trọng này cung cấp giải thích rằng: “Chủ tịch Thượng viện” có thẩm quyền hiến định độc quyền để xác định “chứng chỉ” nào để “mở” ,và do đó sẽ được tính để “bỏ phiếu đại cử tri” .
Cách giải thích này có thể ủng hộ cho quan điểm rằng: Chủ tịch Thượng viện là quan chức – hoặc quyền lực duy nhất của chính phủ – có vai trò tích cực trong quá trình mở giấy chứng nhận và kiểm phiếu đại cử tri từ các bang.
Theo quan điểm này, Thượng viện và Hạ viện chỉ có vai trò quan sát. Việc bắt đầu và kiểm phiếu được tiến hành với sự “có mặt” của họ — vì lợi ích minh bạch — nhưng hai cơ quan lập pháp này thực tế không thực hiện bất kỳ hành động nào của riêng mình trong quá trình mở và kiểm phiếu này. Tại sao?
Bởi vì theo Hiến pháp, Thượng viện và Hạ viện chỉ hoạt động riêng biệt, với tư cách là các cơ quan lập pháp hoàn toàn riêng biệt. Cả hai cơ quan này không có tư cách hợp hiến để hoạt động cùng nhau như một khối hợp nhất. Vì vậy, họ chỉ có thể giám sát khi Chủ tịch Thượng viện mở các phiếu đại cử tri từ các tiểu bang và công bố việc đếm các phiếu đại cử tri trong đó.
Hơn nữa, cách giải thích này của Tu chính án thứ 12 được củng cố bằng nhận xét thêm rằng: Trách nhiệm quyết định “dứt khoát” những lá phiếu đại cử tri từ mỗi bang – được quyền kiểm cuối cùng – phải được nộp cho một cơ quan quyền lực duy nhất của chính phủ liên bang.
Theo ông Foley, nếu một trong hai cơ quan (Thượng viện và Hạ viện) có thể quyết định theo một cách, trong khi cơ quan kia lại đưa ra kết luận ngược lại, thì chắc chắn sẽ có một bế tắc; trừ khi và cho đến khi chỉ một cơ quan duy nhất được xác định “có đủ năng lực” để giải quyết vấn đề một lần và mãi mãi. Với ngôn ngữ của Tu chính án thứ 12, bất kể những phản đối chính sách tiềm ẩn, không có cơ quan quyền lực duy nhất nào có thể xác định cho mục đích này ngoài Chủ tịch Thượng viện.
Ông Foley không đơn độc trong phân tích này. Một luật gia nổi tiếng khác, John Harrison, đưa ra một trường hợp thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Harrison lập luận trong “Không có ai vì Tổng thống” (16 JL & Pol., 2000), rằng cách hiểu tự nhiên nhất của Tu chính án thứ 12 là trao quyền mở và kiểm đếm cho Chủ tịch Thượng viện.Với ngôn ngữ của Tu chính án thứ 12, bất kể những phản đối chính sách tiềm ẩn, không có cơ quan quyền lực duy nhất nào có thể xác định cho mục đích này ngoài Chủ tịch Thượng viện. (Ảnh: Shawn Thew-Pool/Getty Images)
Ông giải thích rằng Tu chính án thứ 12 quy định rằng với sự có mặt của hai viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả các chứng chỉ từ các đại cử tri. Nhưng như lịch sử cho thấy, có thể có nhiều hơn một “chứng chỉ có mục đích” từ một tiểu bang. Thật vậy, nhiều chứng chỉ có mục đích có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của tranh chấp. Tuy nhiên, các chứng chỉ mà Chủ tịch Thượng viện sẽ mở là của các cử tri, không phải của những người không phải là đại cử tri. Do đó, để biết cần mở chứng chỉ nào, Chủ tịch Thượng viện phải biết nhóm đại cử tri cạnh tranh nào đã được bổ nhiệm hợp lệ.
Luật gia Harrison cho rằng việc đọc hiểu theo ý nghĩa tự nhiên của Tu chính án thứ 12 chỉ ra rằng trong một bối cảnh đặc biệt quan trọng, tranh chấp phải được giải quyết bởi một cá nhân duy nhất. Theo đo, có hai điều rất quan trọng là:
- Cả Hạ viện và Thượng viện đều không được trao bất kỳ quyền hạn nào đối với Chủ tịch Thượng viện khi nói đến việc mở giấy chứng nhận;
- Và Quốc hội – theo luật – không thể kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được cấp [cho Chủ tịch Thượng viện] theo hiến pháp này.
Bây giờ Chủ tịch Thượng viện thực sự là Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence – người bạn đồng hành tranh cử của Tổng thống Trump. Nếu các luật gia nổi tiếng Foley và Harrison đúng, thì ông Mike Pence có thể là người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ lúc này!
Lập luận lịch sử
Tất nhiên, luật hiến pháp không chỉ đơn thuần là vấn đề phân tích ngôn ngữ. Ý định của những người soạn hiến pháp, lịch sử của nước Cộng hòa và cách giải thích của các luật gia trong quá khứ đều có sức nặng.
Nhưng ở đây, cũng có nhiều bằng chứng liên quan đến trường hợp “quyền mở và kiểm phiếu của các đại cử tri tổng thống” của ông Pence. Như luật gia Foley tiếc nuối giải thích:
“Dù cá nhân chúng ta nghĩ gì về lập luận diễn giải này, thì cần phải thừa nhận rằng nó có một phả hệ lịch sử quan trọng. Có những người ủng hộ nó trong những năm dẫn đến cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 1876. Trong cuộc tranh chấp căng thẳng đó, nó đã được các thành viên đảng Cộng hòa viện dẫn một cách thuận tiện, vì Chủ tịch Thượng viện là một trong những người của họ vào thời điểm đó. Sau khi giải quyết được tranh chấp không tốt đẹp đó, lập luận đã được phục hồi lại trong các cuộc tranh luận của quốc hội dẫn đến việc thông qua Đạo luật về Kiểm phiếu đại cử tri năm 1887…”.
Phả hệ lịch sử mà ông Foley đề cập đến là gì?
Biên bản Quốc hội về việc thông qua “Đạo luật về Kiểm phiếu đại cử tri” ghi lại ý kiến của nhiều nhà lập pháp nổi tiếng – những người có quan điểm rằng Chủ tịch Thượng viện là người quyết định việc mở và kiểm phiếu, mặc dù một số không hài lòng về điều đó:
“Chức năng kiểm phiếu được trao cho Chủ tịch Thượng viện; và Điều khoản Cần thiết và Thích hợp không trao cho Quốc hội quyền tự đảm nhận nhiệm vụ – mà Hiến pháp áp đặt cho viên chức đó“. – Thượng nghị sĩ Wilson
“Nếu Hiến pháp được thực hiện… theo ngụ ý công bằng, trao cho Chủ tịch Thượng viện quyền lực và nghĩa vụ không chỉ để mở, mà còn kiểm đếm, các phiếu bầu; thì Quốc hội, bằng điều này hoặc bất kỳ luật nào khác, không thể tước bỏ hoặc chuyển giao cho bất kỳ ‘người hoặc viên chức nào khác’ quyền lực và nghĩa vụ này”. – Nghị sĩ Baker
“Hiến pháp nói rằng ‘các phiếu bầu sau đó sẽ được kiểm đếm’, và nếu quyền này được chuyển cho Chủ tịch Thượng viện, thì điều đó sẽ chấm dứt các câu hỏi liên quan đến kiểm phiếu. Hiến pháp đã giao cho ông ấy toàn bộ quyền lực; và bất kỳ luật nào chỉ đạo ông ấy – sẽ là một sự xâm phạm không đáng có đối với đặc quyền của ông ấy“. – Thượng nghị sĩ Spear
“Quyền quyết định của Chủ tịch Thượng viện trong việc mở giấy chứng nhận cho thấy sự cần thiết của việc sửa đổi Hiến pháp“. – Thượng nghị sĩ Morton.
Ông Foley tiếp tục giải thích: “Do đó, thành viên đảng Cộng hòa có thể chỉ ra phả hệ lịch sử của quan điểm này, nhận xét rằng thành viên đảng Cộng hòa đã đưa ra lập luận tương tự trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 1876, và rằng ít nhất một số học giả luật pháp gần đây đã ủng hộ quan điểm này”.
Trước xung đột lợi ích rõ ràng về “quyền lực của ông Mike Pence” – đồng thời là ứng cử viên tái đắc cử và là trọng tài của tranh chấp bầu cử – những người Cộng hòa này nhận thấy rằng cựu Tổng thốngThomas Jefferson về cơ bản ở cùng một vị trí trong cuộc bầu cử tranh chấp năm 1800, và tuy nhiên Tu chính án thứ 12 đã giữ nguyên quy định này khi Quốc hội viết lại các thủ tục cho Cử tri đoàn sau đó.
Cựu Tổng thống Thomas Jefferson đã rút ra bài học này? Quả thực như thế. Cuộc bầu cử Tổng thống năm 1800 là một cuộc cạnh tranh giữa Jefferson, Aaron Burr, John Adams, Charles Pinckney và John Jay. Ông Jefferson, với tư cách lúc bấy giờ là đương kim Phó Tổng thống, là Chủ tịch Thượng viện khi đến thời điểm kiểm phiếu. Và ông ấy đã đếm các phiếu có lợi cho riêng mình.
Bruce Ackerman và David Fontana giải thích những gì đã xảy ra trong bài báo của họ “Thomas Jefferson tự tính mình vào chức vụ Tổng thống” ( 90 Virginia Law Review 2004, 551-643):
“Thomas Jefferson đã rất năng nổ khi còn là Chủ tịch Thượng viện. Giấy chứng nhận của Georgia – cấp bốn phiếu đại cử tri cho Jefferson – bị khiếm khuyết về mặt hiến pháp, một thiếu sót đã được công bố trên sàn Quốc hội và được các tờ báo hàng đầu đưa tin trong ngày. Để giải quyết mọi nghi ngờ, chúng tôi đã tìm thấy giấy chứng nhận phiếu bầu của bang Georgia trong Kho lưu trữ Quốc gia, và nó thực sự tiết lộ những bất thường nổi bật về hiến pháp…”.
Tuy nhiên, Jefferson đã không bỏ qua việc đếm bốn phiếu đại cử tri của George vào cột của Đảng Cộng hòa, tuyên bố cuộc bỏ phiếu cuối cùng – như thể không có gì sai sót. Nếu lá phiếu của bang Georgia bị loại, cuộc kiểm phiếu… đã có thể thừa nhận cả năm ứng cử viên vào trong Hạ viện… Nếu không có việc sử dụng quyết định quyền lực của mình với tư cách là Chủ tịch Thượng viện, Jefferson có thể không bao giờ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Thomas Jefferson – cha đẻ của bản Tuyên ngôn Độc lập khi ấy đang đảm nhiệm vị trí Công sứ Mỹ tại Pháp, từ Paris đã viết thư cho John Adams rằng: “Đó thực sự là cuộc quần tụ của những người con của Thần thánh”. (Ảnh: Wikipedia)
Hãy xem xét lại điều này: cựu Tổng thống Thomas Jefferson, tác giả của Tuyên ngôn Độc lập, là danh nhân có khuôn mặt được tạc trên núi Mt Rushmore, và là một trong số những tổ phụ lập quốc được tôn kính nhất của nước Mỹ, đã trở thành Tổng thống vì ông ấy sử dụng quyền lực đơn phương của mình với tư cách là Chủ tịch Thượng viện – để mở và tính lá phiếu của tổng thống có lợi cho riêng mình.
Vasan Kesavan, trong “Đạo luật về số phiếu bầu cử có hợp hiến không?” (80 NC L. Rev. 2001-2002), ghi lại một ví dụ khác, trong đó Chủ tịch Thượng viện đơn phương xác định người chiến thắng trong Cuộc bầu cử Tổng thống:
Trong cuộc bầu cử năm 1856, năm đại cử tri của Bang Wisconsin đã không bỏ phiếu vào ngày do luật liên bang quy định vì bão tuyết. Chủ tịch Thượng viện kiểm phiếu đại cử tri của Wisconsin trước sự phản đối của cả Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ được tập hợp trong hội nghị.
Khi Nghị sĩ Lechter phản đối các phiếu đại cử tri của Wisconsin và chuyển sang loại trừ chúng, viên chức chủ tọa (Chủ tịch Thượng viện) chỉ đơn giản nói rằng không có cuộc tranh luận nào có hiệu lực – khi các thành viên kiểm phiếu đang đọc phiếu hoặc thậm chí cả sau khi kết thúc đọc phiếu.
Khi Thượng nghị sĩ Crittenden hỏi viên chức chủ tọa: “Tôi đang hiểu Chủ tịch quyết định rằng Quốc hội, dưới bất kỳ hình thức nào, không có quyền quyết định tính hợp lệ hay không hợp lệ của một cuộc bỏ phiếu, có đúng không?”.
Viên chức chủ tọa trả lời rằng đó là nhiệm vụ hiến định của ông ấy khi thông báo kết quả của tổng số cử tri và rằng việc “có thể thực hiện thêm hành động nào, (hay) nếu cần thực hiện thêm bất kỳ hành động nào, sẽ dựa vào các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, Thượng viện hoặc Hạ viện, trong trường hợp có thể được”.
Một số thành viên của Quốc hội lo ngại rằng quyết định kiểm phiếu đại cử tri của Wisconsin sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm. Hầu hết mọi thành viên của Quốc hội đã phát biểu về chủ đề này – đều đồng ý rằng các phiếu bầu của Wisconsin không nên được tính.
Nhưng kết cục là các phiếu bầu vẫn được kiểm… bởi vì Chủ tịch Thượng viện đã mở và kiểm phiếu. Sự lựa chọn của Chủ tịch Thượng viện có sức mạnh hơn ý chí chung của Quốc hội.
Vào tháng 1 năm 2021, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ được trao các chứng chỉ được niêm phong có chứa các lá phiếu của các đại cử tri tổng thống. Vào lúc đó, việc quyết định chức vị Tổng thống sẽ “nằm trong tay ông ấy”.
Và không có gì ngăn cản ông Pence – dưới quyền được giao cho ông là Chủ tịch Thượng viện – để buộc ông từ chối mở và kiểm đếm các chứng chỉ từ sáu bang tranh chấp. Nếu chúng là chứng chỉ (như hơn 70% thành viên đảng Cộng hòa tin tưởng) từ những người “không phải là đại cử tri được bổ nhiệm” thông qua gian lận bầu cử, thì tại sao ông ấy phải mở và đếm chúng?
Như luật gia Harrison đã lưu ý: “Các chứng chỉ mà Chủ tịch Thượng viện sẽ mở… là của các đại cử tri, không phải của những người không phải là đại cử tri”.
Như vậy, đây được xem là cơ sở để loại bỏ các phiếu đại cử tri bất hợp pháp của các Bang chiến trường.
Cơ sở để loại bỏ các phiếu đại cử tri của các Bang chiến trường
Như đã báo cáo trước đây, do các tranh chấp pháp lý gay gắt về gian lận bầu cử tại các tiểu bang Arizona, Georgia, Michigan, New Mexico, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin, mỗi Bang đã quyết định gửi 2 nhóm đại cử tri – đại diện cho 2 đảng đối lập tới Thủ đô Washington DC. Điều này có nghĩa là Phó tổng thống phải quyết định xem ông sẽ xử lý tình huống như thế nào, khi cả hai phong bì được niêm phong – sẽ được trao cho ông từ bất kỳ tiểu bang nào.Tổng thống Donald Trump chào đám đông khi Phó tổng thống đắc cử Mike Pence xuất hiện cùng ông, trong sự kiện đêm bầu cử của ông tại New York Hilton Midtown vào sáng sớm ngày 9 tháng 11 năm 2016 ở Thành phố New York. (Ảnh của Mark Wilson / Getty Images)
Bầu cử là một quá trình kiểm phiếu cho các ứng cử viên. Chỉ những phiếu bầu hợp lệ, hợp pháp mới được tính. Một phiếu bầu hợp lệ là:
- Được chọn bởi một cử tri đủ điều kiện, được đăng ký hợp lệ theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành;
- Được thực hiện một cách kịp thời, theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành;
- Được thực hiện theo hình thức phù hợp theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành.
Bất kỳ quy trình nào không tuân theo các quy tắc này, thì không phải là quy trình của một cuộc bầu cử. Bất kỳ điều gì thu được từ đó sẽ không thể được coi là kết quả hợp pháp.
Lấy ví dụ, vì bang Georgia đã không tuân theo luật bầu cử do cơ quan lập pháp của bang này thiết lập theo Điều II, Phần 1 của Hiến pháp, nên bang đã không tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống hợp pháp. Do đó, không có “đại cử tri tổng thống” nào được bổ nhiệm ở Georgia. Hơn nữa, “đại cử tri” được “chứng nhận” bởi các tổ chức không thuộc cơ quan lập pháp theo quy trình này – trên thực tế không phải là “đại cử tri tổng thống”. Nhóm “đại cử tri cạnh tranh” (nhóm còn lại trong 2 nhóm) cũng thiếu hụt tương tự, vì không được bầu qua một cuộc bầu cử tổng thống hợp pháp.
Do đó, chủ tọa tuyên bố bang Georgia không được chuyển phiếu của bất kỳ đại cử tri tổng thống nào cho cơ quan này. Georgia đưa ra số phiếu bằng 0 cho ông Donald Trump và bằng O cho Joseph Biden”.
Ngoài ra, Cố vấn Peter Navarro đã có báo cáo đanh thép và công phu, tổng hợp về các gian lận bầu cử tại các Bang. Sáu bất thường bỏ phiếu được xem xét trong báo cáo liên quan đến sáu tiểu bang chiến trường: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin. Các phát hiện nhằm củng cố sự lên án của Tổng thống Donald Trump và nhóm pháp lý của ông “rằng cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 đã bị hủy hoại bởi gian lận tràn lan”.
Sáu điều bất thường bị cáo buộc là:
- Gian lận cử tri rõ ràng;
- Xử lý sai lá phiếu;
- Các lỗi quy trình có thể tranh chấp;
- Vi phạm điều khoản bảo vệ bình đẳng’
- Lừa đảo qua Máy bỏ phiếu;
- Các bất thường thống kê mức độ đáng kể.
Vì nhiều lý do vi phạm khác nhau, cuộc bầu cử tại các bang này không hợp pháp. Do số phiếu của tất cả 7 bang tranh chấp được đăng ký bằng 0, Tổng thống Trump sẽ có 232 phiếu và Joe Biden sẽ có 222. Tu chính án thứ 12 cho biết, “phiếu sau đó sẽ được tính… Người có số phiếu bầu nhiều nhất cho vị trí Tổng thống, sẽ là Tổng thống”.
Nói một cách dễ hiểu, ông Donald Trump sẽ tái đắc cử, vì ông có đa số phiếu đại cử tri thực tế, hợp pháp. Sẽ không cần phải có sự tham gia của Hạ viện để giải quyết một cuộc bầu cử ngẫu nhiên.
Do đó, vị trí của Tổng thống sẽ mạnh hơn đáng kể, bất kể các phương tiện truyền thông lớn có muốn thừa nhận hay không. Có ngôn ngữ Hiến pháp và tiền lệ lịch sử – cho phép Phó Tổng thống của ông ấy quyền đơn phương quyết định kết quả cuộc bầu cử đang tranh cãi này.
Để củng cố thêm cơ sở pháp lý cho “quyền tối cao” của ông Mike Pence tại cuộc kiểm phiếu ngày 6/1/2021; hôm 28/12, Hạ nghị sĩ Louie Gohmert thuộc đảng Cộng hòa đã đệ đơn kiện yêu cầu tòa án trao cho Phó Tổng thống Mike Pence “thẩm quyền riêng” để quyết định sẽ kiểm đếm phiếu bầu từ Đại cử tri đoàn nào.
Trong đơn kiện của mình, Hạ nghị sĩ Gohmert yêu cầu tòa án đưa ra phán quyết về việc liệu “Phó Tổng thống Pence, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện và Chủ tọa Phiên họp chung vào ngày 6/1/2021 của Quốc hội theo Tu chính án thứ 12 – có thể chỉ tuân theo các yêu cầu của Tu chính án thứ 12 và có thể thực hiện thẩm quyền độc quyền và toàn quyền quyết định số phiếu Đại cử tri nào – sẽ được kiểm cho một tiểu bang nhất định; đồng thời phải bỏ qua và không được dựa vào bất kỳ điều khoản nào của Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri – vốn hạn chế quyền hạn độc quyền và toàn quyền quyết định số phiếu của ông Pence – trong đó có thể bao gồm các phiếu bầu từ các nhóm Đại cử tri đảng Cộng hòa từ các tiểu bang tranh chấp”.
Bầu cử Mỹ 2020 là một cuộc chiến đỉnh điểm, trong đó, tại thời điểm này, Phó Tổng thống Mike Pence là người có “toàn quyền quyết định” việc tái đắc cử xứng đáng của Tổng Thống Trump. Hãy cầu nguyện để Phó Tổng thống có thể giữ vững chân lý trước sức ép của tà ác.
Lê Minh – https://www.ntdvn.com/the-gioi/tu-chinh-an-12-vi-sao-pho-tong-thong-mike-pence-co-toan-quyen-quyet-dinh-chien-thang-cua-tt-trump-vao-ngay-61-122759.html
Tài liệu tham khảo
* Ghi chú : Bài viết đang lan truyền trên mạng internet toàn cầu, xin phổ biến với mục đích thông tin. Nội dung bài viết không nhứt thiết thể hiện quan điểm của Website .