Từ Canada “Tả” chuyển hướng, đến Anh Quốc ôm chặt Tàu

Cac Bai Khac

No sub-categories

Từ Canada “Tả” chuyển hướng, đến Anh Quốc ôm chặt Tàu
Hà Nhân Văn- Chiến thắng của đảng Tự Do Canada sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Quốc hội Mỹ năm 2016.
Đảng trưởng Tự Do, Justin Trudeau, 43 tuổi, chẳng phải là kẻ kế thừa cha, Pière Trudeau, cựu Thủ tướng Canada nhiều nhiệm kỳ vào thời chiến tranh lạnh và chiến tranh VN, chính dân Canada muốn làm sống lại Trudeau cha vào lúc này.
Lửa chiến tranh Trung Đông và miền Đông Ukraine đang bùng to, ngút ngàn ở Syria. Trudeau cha, một danh nhân thế giới, đã đưa Canada vào một địa đàng hòa bình trong chiến tranh mặc dầu cùng chung một bầu trời với Mỹ. Từ thất bại đầu năm 2011, nay thì sẽ ngồi vào ghế của cha tại nghị viện (House of Commons) lấy lại vai trò lãnh đạo của đảng Tự Do đã thống trị chính trường Canada nhiều năm.
Như chúng ta đã biết, kỳ bầu cử năm 2011, đảng Tự Do đã tụt xuống hàng thứ ba. Như cha già Pière, Justin theo đường lối Trung Tả, truyền thống của Canada (traditionally centre-left nation), thời Trudeau cha, cho nên cũng chẳng khác cho nhiều so với Bảo Thủ Harper, 56 tuổi, thắng một lèo bốn nhiệm kỳ. Justin Trudeau sẽ đưa Canada rút chân ra khỏi máu lửa chiến tranh, từ Syria đến Iraq, Afghanistan… chỉ yểm trợ thôi. Cũng là một loại chiến lược chuyển trục, giữ vững bên đây bờ Tây TBD và Bắc Cực. Canada sẽ thu mình vào nội địa, tuy là một nước dân chủ đại nghị khai phóng, tự do nhất thế giới, Trudeau lại có tham vọng đưa Canada đến một chân trời mới, tiến bộ hơn nữa và công bình xã hội mà Canada lại là một xã hội công bình nhất so với Hoa Kỳ và nhiều nước Tây Bán Cầu và Âu châu. Trudeau con theo dấu chân cha, chắc sẽ không thoát ra cảnh quan đối ngoại “như hình với bóng” với Hoa Kỳ. Trong sự căng thẳng thù nghịch giữa Cuba và Hoa Kỳ, Trudeau cha vẫn trong quỹ đạo chiến tranh lạnh với khối CS Liên Xô, nhưng Canada vẫn nồng ấm với Cuba. Trudeau vẫn là bạn thân của Fidel Castro.
Chắc rằng, tân Thủ tướng Justin Trudeau vẫn một lòng với chính sách chung của Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi về Biển Đông và TBD. Justin Trudeau đặt 2 mục tiêu không khác Barack Obama: 1. Đánh thuế nặng vào ngươi giàu (higher taxes on the wealthy). 2. Trả học phí đại học cho sinh viên (make paying for college), trả hết nợ vay (paying off loans more achievable). Theo chủ tịch “The Canadian Council for the Americcas”, “Canada đang cố tìm cho mình một lối đi trên thế giới và đâu là chỗ đứng, và đâu không còn là chỗ nên đứng, tạm dịch “where its niches are and where its niches no longer are”, nghĩa là Canada sẽ chọn một chính sách đối ngoại mới, nơi nào cần tham gia, can dự, nơi nào không (niche, cái giá để bình hoa, cái kệ đặt tượng). Vấn đề quan trọng khác, rất quan trọng, “kích thích” kinh tế (more federal stimulus spending) để gia tăng việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Có thể nói, chính sách phục hưng kinh tế của Trudeau hao hao như Obama đã thành công. Khi ông vào tòa Bạch ốc ngày đăng quang, tỷ lệ thất nghiệp toàn liên bang đã trên 10% bấy giờ, tháng 9-2015 tụt xuống 5.2%. Đây là tấm gương cho VN và các nước chậm tiến soi chung: Canada sung túc, phong lưu như thế, lợi tức đầu người dân một năm là 50,340 $US so với Mỹ là 48,110 $US, lúc nào cũng nhắm tới canh tân, phát triển, gia tăng lợi nhuận cho dân.
Sự thắng cử của Trudeau, theo tôi, chắc chắn sẽ là yếu tố xúc tác cử tri Mỹ, đặc biệt là giới trung lưu, Cộng Hòa hay Dân Chủ Mỹ phải thay đổi tư duy chứ không thể như một “The Tea Party” Cộng Hòa Mỹ, năm 2015 vẫn chỉ là đường mường lo đấu đá. So sánh cuộc bầu cử của nghị viện Canada vừa qua với hạ nghị viện Mỹ, tôi thấy rằng, mấy ông Dân biểu Mỹ, tinh thần Mỹ và “luật chơi” không còn nữa, sa sút lắm! Cứ như tình hình tranh cử sơ bộ Mỹ vào ngày hôm nay, bà Hillary Clinton sẽ có rất nhiều hy vọng trở lại tòa Bạch ốc, Trung – Tả Mỹ sẽ tiếp tục thắng lợi. Chiến lược chuyển trục Á châu của HP Obama cũng là một dạng hình Trudeau Canada trở về giữ vị trí bên đây TBD với TPP mà tân chính phủ Trudeau sẽ thực thi. HP Obama nhường một vài bước cho Nga Putin ở Syria, Trudeau cũng sẽ hao hao như thế, Canada sẽ rút chân khỏi vùng trời đầy khói lửa. Đó là một trong mấy nguyên nhân Trung Tả Canada đã thắng. Trung Tả mà không phải Tả hay Tân Tả, Canada Left nhưng là Trung Tả cánh Hữu, Bảo Thủ Harper là Bảo Thủ – Trung Tả.
NGƯỜI VIỆT CANADA
Người Việt Canada cũng như ở Mỹ, Úc, là cộng đồng thịnh vượng, nhất thống theo mô thức lý tưởng liên hiệp toàn quốc, hài hòa, êm đềm, không kém năng động. Canada là xứ dân di cư thứ 17 trên thế giới, chỉ số (index) 164 so với Hoa Kỳ thứ 10, chỉ số 264. Xuất cảng hàng hóa đứng thứ 11 trên Nga Sô, 73.7% bán qua Mỹ, bán qua Anh 4.2%, đứng thứ 2, bán qua Hoa Lục 3.7%, đứng thứ 3, bán qua Nhật 2.4%, thứ tư. Tuổi thọ đứng hàng thứ 18 trên toàn cầu, 80.1, Mỹ đứng thứ 46. Chi tiêu cho y tế công Canada đứng vào hàng thứ 8, ngang với Đan Mạch, trên Đức quốc, dưới Mỹ, đứng hàng thứ 3 trên toàn cầu nhưng lại bất công như thế này: trước luật y tế Obamacare được ban hành, có tới 53 triệu dân Mỹ không có bảo hiểm. Giới cao niên ở Mỹ rất thoải mái. Người ăn tiền già cầm tấm thẻ Medicaid, Cali gọi là Medical, hoàn toàn bảo đảm. Tội nghiệp cho dân hưu trí lãnh lương hưu cầm thẻ Medicare, phải mua “2nd insurance” trả 20%, Medicare chỉ trả 80%. Thuốc thì free, chỉ phải trả tượng trưng mấy đô la. Lấy HNV làm thí dụ, mổ mắt hai mắt Retina, phải è cổ trả 20%, nhưng thuốc nhỏ mắt loại hạ “pressure” mắt, thật là cứa cổ, 485 $US một lọ nhỏ mắt chút xíu, loại combigan 258 $US, cũng nhỏ chút xíu. Dù vậy, bệnh nhân Medicare hay Medicaid chỉ phải trả mỗi loại 6 hay 7 đô la, chính phủ bao hết.
http://3.bp.blogspot.com/-4GLZAWIGbZY/Ubd0_-nFP7I/AAAAAAAAZBE/jYxTKATbjVA/s1600/992973_10151515621129790_1344694497_n.jpg
Ở Mỹ khác Canada, nhiều tiểu bang như quận tôi ở, nha sĩ không nhận Medicare hay Medicaid; về kính mắt, thật là “méo mặt”, HNV tôi có lần đã thông báo cho Saigon Canada, Thế Giới Mới là tôi sẽ phải gác bút, vì mắt trái thị lực chỉ còn 45%, mắt phải còn 37%. Bác sĩ giới thiệu đến một OD (Opt. Dr.) làm bộ kính, một mắt để đọc, phải trả 1,725 $US. Ê cả người, Medicare chỉ trả cho có 260 $US, còn phải bỏ tiền túi ra trả 1465 $US! Hoa Kỳ đứng thứ 3 trên thế giới về chi tiêu y tế của ngân sách quốc gia (lập lại), nhưng bất công mênh mông! Nhiều phòng mạch nhãn khoa danh tiếng lại không nhận Medicaid, mặc nhiên loại bỏ người cao niên hưởng tiền già! Rất nhiều trường hợp, người cao niên hưởng tiền già cầm thẻ Medicaid thoải mái và bảo đảm hơn cả người già hưu trí. Tại sao trong suốt 3 khóa, dân biểu Cộng Hòa Mỹ chỉ tập trung toàn lực vào đánh gục Obamacare mặc dù đã thành luật, mặc dù 2 lần Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết Obamacare không vi hiến. Đánh vẫn cứ đánh chỉ vì nó là Obamacare! Kỹ nghệ y tế là một quyền lực cao trùm xã hội Mỹ, dính liền với các bệnh viện, nhất là bệnh việc của các giáo hội, dính liền như xương da với kỹ nghệ bảo hiểm y tế với luật sư và thầy kiện với các phòng mạch bác sĩ v.v… Obamacare dựa trên căn bản y tế công Canada. Phúc lợi của dân Canada có thể nói là tuyệt vời trên toàn cầu. Obamacare học được kinh nghiệm và thực tế y tế công cộng Canada. Sao lại đòi dẹp! Tư bản là thế!
Tân chính phủ Trudeau sẽ lập trên căn bản tư tưởng một nền tư bản tiến bộ, công bình là đương nhiên nhưng đây là quân bình. Phúc lợi của dân Việt Canada cũng y như phúc lợi của Tây Canada. Chắc chắn, với tân TT Trudeau còn trẻ trung như thế, Canada sẽ vượt mạnh về phía trước để tiến đến một nền kinh tế với hướng mới, gọi là “Sharing Capitalism” mà Hoa Kỳ với Obama đang tiến tới với TPP mà Trudeau “không thấy có vấn đề nào còn lại”.
Trung Cộng ào ạt đổ của vào Anh quốc!
TẬP CẬN BÌNH VÀ ANH QUỐC
Tuần qua, như quí độc giả đã coi tivi và trên báo chí, CT Tập và phu nhân Bành Lệ Viên đã được Nữ hoàng Anh Elizabeth cũng như hạ nghị viện đón tiếp vô cùng trọng thể, đầy đủ nghi lễ của hoàng triều và một quốc yến huy hoàng. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ Trung Hoa được đón tiếp quá sức long trọng như vậy. Cũng không lạ, do thoả hiệp từ trước mới có một cuộc tiếp rước rực rỡ ngựa xe như vậy: Tập Cận Bình dâng lên đế quốc cũ của Trung Hoa 30 tỷ bảng Anh! Lớn quá! TC sẽ đầu tư vào Anh quốc, kể cả lãnh vực năng lượng nguyên tử và kỹ nghệ cao liên quan đến an ninh quốc gia của Anh! Mối lợi tuyệt vời dành cho Trung Cộng là Bắc Kinh sẽ học được kỹ nghệ cao và siêu khoa học của Anh quốc. Tập Cận Bình đến Anh vào lúc này, nước Anh đang suy thoái lại đang gặp họa “di cư” của các tín đồ Môhamét tiên tri. Anh quốc long trọng đón Tập Chủ tịch là đón một Đại hoàng đế như Khang Hy và Càn Long xa hoa nhất Á châu.
http://media.tinmoi.vn/2015/10/27/my-da-mat-anh-vao-tay-trung-quoc.jpg
Thời CT Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, ban Thường Trực Bộ Chính Trị Đảng CSTH có 9 cột trụ triều đình Đỏ, hai năm đầu đời Tập Cận Bình cũng như vậy thôi. Từ đầu năm 2015 này sau khi cho Chu Vĩnh Khang, trùm an ninh vào tù, ban Thường Trực vẫn là 9, nhưng rút lại chỉ còn 3 sát cánh với CT Tập, thêm Lưu Nguyên, con trai Lưu Thiếu Kỳ, hiện là Cố Vấn Tối Cao của họ Tập. Cần lưu ý Thống chế Lưu Thiếu Kỳ, Phó Chủ tịch nước, quyền lực sau Mao, toan tổ chức đảo chính Mao, bất thành lên máy bay riêng định vượt qua ngoại Mông, bấy giờ là một nước CS tay chân của Liên Xô, máy bay hết xăng rơi xuống sa mạc. Đến đây ta cần lưu ý: Dù cha như thế, Lưu Nguyên vẫn nép một bề trong Đoàn Thanh Niên CS, y như Tập Cận Bình, cha bị Mao thanh trừng nhờ có Chu Ân Lai che chở, thoát chết đi nông trường “học tập thực tế”, chàng TNCS Tập Cận Bình vẫn trung kiên với Đảng. Đồng cảnh cũ, bây giờ Lưu Nguyên sát cánh với Đại đế Tập. Tin từ Đài Bắc cho biết, họp là để nghe CT Tập phán thế này, thế kia. Vào lúc này, Tập không còn đối thủ. Cháu đích tôn của Mao Trạch Đông đã được Tập cho lên Thượng tướng. Tập nắm vững Tổng Quân Ủy. Vẫn theo tin trên, bây giờ mới là lúc Tập ban phát ân huệ và tạo vây cánh.
Tình báo Anh vào loại thượng thặng thế giới, các bản lượng định tình hình thường là khá chính xác. Anh quốc nhìn khá xa, tại sao chính phủ Cameron xem như đã đi ngược lại chính sách và chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ? Từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất và trong suốt thời chiến tranh lạnh, Anh và Mỹ sát cánh bên nhau. Đối ngoại của hai bên trên tầng cao chiến lược được mô tả như phiên bản của nhau. Thế thì tại sao Anh đột ngột rẽ qua một hướng mới? Xem vậy mà không phải vậy. Khối Anglo Saxons không bao giờ tách rời nhau: Anh, Mỹ, Canada, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan.
Hội nghị song phương ngoại giao và quốc phòng Mỹ – Úc ở Boston tuần qua, đôi bên hoàn toàn cùng một quan điểm và lập trường về an ninh và tự do lưu thông trên Biển Đông. Đây cũng là con đường huyết mạch của Úc Đại Lợi quan hệ với Á Đông – TBD. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh được lệnh la ó dữ dội về hội nghị song phương Mỹ-Úc kể trên. Khối Anglo Saxons đi với nhau khá nhịp nhàng, vẫn chung một mục tiêu cốt lõi thị trường bao la Trung Cộng là sự sống còn của kinh tế thực tiễn nhất của Anglo Saxon. Giữa Ấn Độ với dân số 1.241.5 triệu dân, lãnh thổ 2,287,263 km2 và một lục địa Trung Hoa 1,347.6 triệu dân trên một lãnh thổ mênh mông 9,560,900 km2, dân số không chênh lệch nhau mấy, nhưng bán lục địa Ấn cằn khô, nóng cháy da, dân Ấn không ăn tiêu như dân Tàu và Việt. Tàu mới là một kho tiêu thụ vĩ đại.
Anh và Mỹ đã có kinh nghiệm sâu rộng về một Trung Hoa như trại bò mộng từ thế kỷ 17. Đế quốc Anh dẫn đầu Tây phương nhảy vào cánh đồng bò mộng này cùng Pháp, Đức, Nga xẻ thịt chia phần. Nay cũng không khác, TC đã thành một đại cường kinh tế số 2 thế giới toàn cầu. Tập Cận Bình đang mơ ước “Giấc mơ Trung Hoa”, thị trường TC sẽ thị phần hóa, mở rộng, theo kinh tế Mỹ tiêu thụ nội địa là hàng đầu, sinh mệnh của kinh tế Mỹ. Tập Cận Bình đang đẩy mạnh TC chuyển hướng đầy hứa hẹn. Anh quốc không khi nào bỏ qua con mồi vĩ đại vô cùng hấp dẫn này. Chuyến quốc du Anh của họ Tập, TT Cameron và hạ nghị viện Anh bỏ qua hẳn “vấn đề Nhân quyền”; còn như TBD – Á Đông, Biển Đông, Anh coi như thuộc đặc quyền của Mỹ. Cái rễ, cái gốc của Tư bản Anh vẫn còn cắm sâu, bám sâu ở Tân Gia Ba và Hồng Kông. Vẫn một Anglo Saxon chia nhau. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Anglo Saxons vững chắc và thực tiễn hơn bất cứ hệ thống nào, lấy khoa kế toán làm thí dụ. Văn bằng của School of Economics Luân Đôn từ đầu thế kỷ 20 đã vượt xa hệ thống của Pháp. Hệ thống Tư pháp – Tòa án cũng linh động “nhân dân” và “rất nhân dân”, vượt xa cái “nhân dân” của Mác Lê Mao Hồ.
Tóm lại, Nữ hoàng và hoàng tế Anh quốc tiếp đón vợ chồng Tập Cận Bình như tiếp một Đại hoàng đế và hoàng hậu thời quân chủ Âu châu cực thịnh. Xem tivi, bà Bành và CT Tập ngồi song đôi trên bục cao ở Hạ nghị viện Anh, nghe TT Cameron ca tụng, thính giả có cảm tưởng một Sứ thần Anh quốc đang đọc chúc từ trước Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh. Tóm lại Anh quốc đã nhìn thấy rõ họ Tập đã củng cố vững địa vị của ông và họ Tập đang chuyển hướng. Anh quốc phải nhảy vào ngay, Nga Sô cố mấy chăng nữa, cũng không thể chen chân vào thị trường nội địa Hoa Lục.
Y như thế kỷ thứ 17 và 18, Anh quốc là nước Tây phương tiên phong nhảy vào khai thác thị trường Trung Hoa. Phe canh tân TC triệt để khai thác chuyến quốc du Anh, đón tiếp Đại hoàng đế “Khang Hy” tân thời. Đường đi nước bước của họ Tập hao hao như Khang Hy, vị minh quân nhà Thanh đã đưa Trung Hoa đến thịnh vượng giàu có nhất và bình yên nhất ở Đông phương. Tập Cận Bình đang chọn con đường này.
CANH TÂN TC KIỂU HỌ TẬP
Xin bảo đảm với quí độc giả, chủ nghĩa Mác Lê đã chết trong Tập Cận Bình từ lâu, sau chuyến qua Iowa, Hoa Kỳ, nhiều tháng tu nghiệp về Hợp tác xã nông nghiệp và nông hội của Mỹ. Và bây giờ thị họ Tập mới đủ quyền lực để thi thố tài năng mà những gì ông ta học được ở các nông trường Iowa. Nhưng ông ta phải giữ cho chặt hệ thống cầm quyền mà ĐCSTH là giàn thép “đã tôi luyện thế đấy”. Cai trị một nước mênh mông, phức tạp như thế, nếu không có một hệ thống sắt thép sẽ sụp đổ ngay! Tập Cận Bình đang học bài học lịch sử Khang Hy nhà Thanh (1661-1723), ông vua tài ba lỗi lạc nhất trong lịch sử Trung Hoa kể từ đời Đường Thái Tôn. Khang Hy không theo lối cai trị dân Tàu của Đại Hãn Hốt Tất Liệt Kublai Khan tức Nguyên Thế Tông, Khang Hy giữ lại hệ thống quan quyền của nhà Minh, kiểm soát lẫn nhau và chia quyền. Đồng loạt là các tỉnh, tỉnh lớn như Quảng Đông thì bổ nhiệm Tổng đốc kiêm Binh bộ Thượng thư, tỉnh hạng trung thì bổ Tuần phủ. Tổng đốc tỉnh lớn kiểm soát tỉnh bậc trung và tỉnh nhỏ hơn về quân thứ (quân đội), giám sát và thuế vụ. Quảng Đông kiểm soát Quảng Tây nên Tổng đốc Quảng Quảng (như Tôn Sỹ Nghị đã kéo 250,000 quân tràn qua VN năm 1786) gọi là Tổng đốc Lưỡng Quảng. Các quan quyền tỉnh lớn nhỏ đan xen lẫn nhau.
Nhờ vậy nhà Thanh cai trị được dân Tàu suốt trong 248 năm (1614-1912). Người ta đang bàn tán họ Tập sẽ canh tân chế độ CS hiện hữu. Xin bảo đảm không bao giờ có dân chủ hóa ĐCSTH theo kiểu Tây phương – kiểu Mỹ, chẳng có kiểu Âu – Mỹ nào mà họ Tập chạy theo. Xin đừng ảo tưởng, chỉ có kiểu “dân chủ hóa” theo kiểu CS Tập. Đánh diệt phe Thượng Hải Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang với chiêu bài chống tham nhũng chỉ là thanh trừng lẫn nhau. Dân chủ, phân quyền tam lập theo kiểu Âu – Mỹ, phe Tập biết rõ hơn ai hết chế độ CS CHNDTH sẽ sụp đổ trong sớm chiều. Đây kiểu canh tân chế độ CS gọi là dân chủ hóa theo phương hướng như thế này “Dân chủ của một nước trong một đảng cầm quyền”! Dân chủ kiểu CS Tàu – Ta là như thế. CS sợ nhất là mâu thuẫn đối kháng nội bộ. Lê-Nin đã dạy họ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thế. Do vậy, Tập dẹp phe Giang – Chu nhưng chặn không cho nổi lên “mâu thuẫn đối kháng”. Ở VN cũng như thế, cho ngay vào tù những Điếu Cày, Tạ Phong Tần nhưng vẫn cho Phạm Chí Dũng phây phây vì không đối kháng. Chắc hẳn tình báo siêu đẳng của Anh biết rõ như thế nên yên tâm Đại đế Khang Hy Đỏ sẽ như Khang Hy ngoại tộc mà dân Tàu gọi là Rợ Mãn! Một thực tiễn kiểu Anh và thực tiễn kiểu Tàu Đỏ đã gặp nhau, bắt tay làm ăn với nhau. Nước Anh đang bước vào một thời vàng son kiểu Khang Hy mới “rợ Mãn”.
MỘT ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Nước Anh sớm quan hệ với nhà Thanh từ đời vua Khang Hy đến đời Càn Long (1736-1796), được hưởng di sản vĩ đại của ông nội Khang Hy và cha là Ung Chính (hoàng tử thứ 6 của Khang Hy, nhà Thanh không lập Thái tử). Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo TC bây giờ cũng gần y như Càn Long xưa ở 2 điểm nổi bật nhất: 1. Trung Hoa lớn nhất thế giới, văn minh nhất thế giới. Là con Trời, vua Tàu là Thiên tử, Thiên mệnh “Thừa Thiên hành hóa”. Bốn phương là Tứ di. Bây giờ mấy ông đã khác xưa nhưng vẫn cho rằng Trung Hoa chỉ kém Mỹ, vào thập niên 2020-2030, TC sẽ vượt Mỹ lên hàng siêu cường số 1. Càn Long rồi đến Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân bây giờ là Tập Cận Bình đều chung một cao vọng, dù khác nòi giống, lấy quân đội là sức mạnh của chế độ. Từ nhà Hán đến nhà Thanh đã có một giai cấp võ tướng đầy đủ danh vọng, quyền uy, đời này qua đời khác. Thí dụ Mã Viện là Phục Ba tướng quân sang VN đánh dẹp cuộc tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thì chắt chút là Mã Tổng làm Tướng quân Đô úy qua VN “dẹp loạn” (!) vào đời Đường! Càn Long rất kiêu căng. Năm 1793, đòi Hoàng đế Anh George III cử Sứ thần Mac Cartrey qua Bắc Kinh xin cho Anh quốc mở thương điếm ở 3 hải cảng trong đó có Thiên Tân, Thượng Hải v.v… Càn Long từ chối khéo, vẫn gọi vua George III là Ngài nhưng đầy kiêu sa xưng Trẫm với vua George III, coi vua Anh chỉ là vương hầu. Sứ thần Anh xin đặt đại diện ở Bắc Kinh, Càn Long từ chối.
Trước đó triều đình Thanh buộc Sứ thần Anh quỳ lụy Thiên tử 5 lạy, Mc Cartrey từ chối, chỉ bỏ mũ vái vái… Sứ thần Anh chuyển quà của vua George III biếu Càn Long, ông ngộ nhận tưởng là đồ triều cống, không nhận vì không đúng qui định cống phẩm Thiên triều. Sứ thần Anh rồi Hoàng đế George III vẫn thản nhiên. Anh quốc bám chặt Trung Hoa từ bấy giờ cho đến năm 1842 chiến tranh Nha phiến bùng nổ, Anh làm bá chủ duyên hải Trung Hoa. Hẳn là Anh quốc đã cảm thấy họ Tập đang làm Càn Long thời đại nhưng Càn Long 2015 đang “nửa đường… kinh tế đi xuống”. Như truyện đổi đời, xưa Anh quốc đổ của vào Tàu làm ăn buôn bán mở đầu bằng thuốc phiện. Nay, Tập Cận Bình đổ vào Anh quốc 30 tỷ bảng Anh làm ăn. Đời là thế! Ta có câu “con giun nó đùn con dế! Con dế nó bế con giun!”.
HÀ NHÂN VĂN
(26/10/2015)