Từ Algérie nghĩ về Việt Nam – Nhữ Ðình Hùng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Từ Algérie nghĩ về Việt Nam – Nhữ Ðình Hùng

Cuôi cùng, nhân-dân nước Algérie xem chừng đã thành-công. Những cuộc xuống đường liên tiếp kể từ 22 tháng 02.2019 đã buộc vị tổng-thống già nua và bệnh hoạn Bouteflika của nước Algérie phải từ bỏ tham vọng ra ứng cử tổng thống lần thứ 5, dự trù vào ngày 18 tháng tư. Nhưng , thắng lợi của nhân-dân Algérie mới chỉ là thắng lợi sơ khởi, có tính cách nửa vời. Bởi vì, con cáo già chánh-trị Bouteflika chịu lùi bước không ra tranh cử lần thứ năm, nhưng không chịu từ bỏ quyền-hành bằng cách đưa ra một giai-đọan chuyển quyền, ít nhất cho đến khi kết thúc công việc của hội-nghị quốc-gia vào cuối năm 2019 và sau đó  có thể là cuộc tuyển cử tổng thống. Nói khác đi, trong thời gian đó, ông Bouteflika tiếp tục là tổng thống!

Nhằm để chứng tỏ ‘thành tâm thiện chĩ của mình, ông Bouteflika  đã có một cuộc cải tổ nội các, thay thủ tướng đương nhiệm Ouyahia bằng Nouredine Bedoui (nguyên tổng trưởng nội vụ). Nhưng điều này không nói lên được tính cách thay đổi của chế-độ và người dân nước Algérie không dễ dàng bị lường gạt vì sự ma mãnh này. Nhật báo El Watan đã đưa ra một bình luận độc đáo ‘ông ta đã hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống nhưng tiếp tục nắm chánh-quyền’ và ‘.;không có điu gì làm mà không có tôi, càng ít có những điều làm chống lại tôi’. El Watan cũng nói đến việc huỷ bỏ cuộc bầu cử tổng thống mà nhiệm kỳ sẽ được chấm dứt vào ngày 26.04 sắp tới là một việc làm vi-hiến.

Tình hình Algérie chừng như đang có những chuyển biến mới khi quân-đội nhập cuộc. Trước đây, tướng Gaîd Salah, tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm thứ trưởng quốc-phòng từ năm 2013, đã coi cuộc biểu tình ngày 22.02 sẽ đưa dân tộc Algérie đến chỗ bất trắc với nguy cơ nội chiến, nhắc rằng quân đội là bảo-đảm cho sự ổn-định và an-ninh và cam kết bảo đảm an-toàn cho chế độ tổng-thống. Nhưng vào năm 2018, khi ý kiến kéo dài nhiệm kỳ 4 của tổng-thống để tránh khủng-hoảng chánh-trị, ông ta đã không đồng ý Ngày 10 tháng 03, tướng Gaïd Salah đã phát biểu đại ý quân đội chia xẻ với nhân-dân các giá-trị và nguyên-tắc cũng như căn-cước của quốc-gia…Đằng sau ngôn ngữ ôn hoà này, tướng Saïd Salah toan-tính gì?
Đến ngày 26 tháng 03, tướng Ahmed Gaïd Salah đã kêu gọi áp dụng điều 102 của Hiến Pháp để tuyên bố có một khoảng trống về quyền-lực  ‘phải phê chuẩn một giải pháp nhằm bảo đảm sự thoả mãn của mọi yêu sách chánh-đáng của nhân-dân nước Algérie và tôn-trọng các dự trù của Hiến Pháp và sự liên-tục chủ quyền của Nhà Nước, một giải-pháp có bản-chất được mọi bên chấp nhận. Đó là giải-pháp được Hiến Pháp dự trù trong điều 102′.

Điều 102 dự trù gì? Đó là trong trường hợp Tổng Thống Công Hoà  vì bệnh nặng và kéo dài, ở trong tình trạng không thể hành xử chức vụ, Hội Đồng Hiến Định sẽ nhóm họp toàn quyền và sau khi kiểm chứng điều ngăn trở bằng các phương tiện thích đáng, sẽ đề quốc-hội đồng thanh tuyên bố tình trạng ngăn trở.

Trong trường hợp này, hoặc tổng thống Bouteflika thoả hiệp để ra đi trong danh dự bằng cách từ chức, nếu không, chủ tịch quốc hội sẽ phải làm công việc xác nhận tình trạng ngăn trở. Nếu cả hai đều không có quyết định, e rằng quân-đội sẽ phải đứng mũi chịi sào!

*****

Kể ra ông Bouteflika đã là một vị tổng thống lâu năm. Ông đã ở bốn nhiệm kỳ, tổng cộng hai mươi năm. Trước nhiệm kỳ thứ tư, ông đã bị tai biến mạch máu não nên đã gặp khó khăn trong việc phát biểu. Từ đó, ít xuất hiện trước công chúng. Cách đây vài tuần, ông đã phải đi ngoại-quốc trị bệnh. Do đó, việc tuyên bố ông không có khả năng để hành xử chánh quyền là điều có thể thực hiện; Nhưng nếu để quân-đội phải đứng dậy, điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu.

Ngoài việc bị bệnh nặng không còn khả năng hành xử chánh quyền, một chủ tịch, tổng thống cũng có thể bị truất phế vì phạm tộị (trường hợp Nixon ông này đã phải xin từ chức) hoặc vì lý do phản quốc.

Trong trường hợp Việt Nam hiện nay, nếu như hiệp ước Thành Đô theo như các tin tức trên net là điều có thực, các lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ không tránh khỏi tội phản quốc. Trước một Quốc Hội ‘đảng cử dân bầu’, điều có thể làm được là quân đội thực hiện một cuộc đảo chánh để giữ lấy căn cước Việt, bản sắc Việt, nòi giống Việt. Quân đội mang tiếng là nhân dân, tại sao lại để đất nước trở thành một tỉnh, quận của nước ngoài, tại sao lại để nhân dân làm tôi tôi cho người khác giống. Đâu lò lòng yêu nước, đâu là hãnh diện của nòi giống  Lạc Hồng, của con cháu Rồng Tiên, hậu duệ của các nữ kiệt Trưng, Triệu, hậu duệ của các anh hùng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Quang… Liệu rằng quân đội nhân dân trong nước có đúng là quân đội anh hùng, chiến đấu vì nhân dân và tổ quốc? Chẳng lẽ trong quân-đội ấy không có được một người yêu nước.

Nhữ Ðình Hùng