TƯ 7 và liệu có Đại hội XIII không?

Cac Bai Khac

No sub-categories

TƯ 7 và liệu có Đại hội XIII không?

Đề án «Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược» do Ban Tổ chức TƯ chuẩn bị từ một năm nay và sẽ trình Hội nghị TƯ 7 trong tháng 5 này, về bản chất có hai ý nghĩa: một là kế hoạch tảo thanh, một công cụ dùng để loại bỏ những phần tử chống lại chiến dịch truy quét tham nhũng, hai là chuẩn bị nhân sự cho TƯ và Bộ chính trị của Đại hội XIII.

Nằm trong kế hoạch này, những gì có thể quyết định được, tức là đã đạt được một sự nhất quán nào đó, đều được thực hiện ngay, không chờ đợi đồng bộ.

Chẳng hạn như việc bổ sung ông Phan Đình Trạc, trưởng ban Nội chính và ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào Ban bí thư ngày 6/10/1017Thông lệ, trưởng ban TƯ phải là uỷ viên bộ chính trị. Ông Trạc sau một năm thử thách đã đủ điều kiện. TƯ 7 sẽ làm thủ tục bầu bổ sung.

Tuy vậy, việc đưa ông Thắng vào Ban bí thư, rồi sau đó 3 tháng bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ, lại cho thấy ý đồkhác của ông Trọng: Ông Đinh Thế Huynh chính thức bị loại, và ông Võ Văn Thưởng không được bồi dưỡng cho vị trí Tổng bí thư, như ông từng nói «tre già măng mọc».

Việc bổ nhiệm chính thức ông Trần Quốc Vượng vào chức Thường trực Ban bí thư thay ông Đinh Thế Huynh, là việc chính thức gạt ông Đinh Thế Huynh ra khỏi sân khấu chính trị chính thống. Việc gạt bỏ ông Huynh là một việc khó khăn và đầy bí ẩn. Ông vắng mặt từ tháng 5/2017, sau Hội nghị TƯ 5 và được xem là chính thức «nghỉ việc chữa bệnh» từ tháng 8 năm 2017 đến nay, vẫn không biết ông bệnh gì và việc chữa chạy tiến triển thế nào? Liệu ông có còn quay lại?…

Ông Đinh Thế Huynh là người Bắc, chủ tịch Hội đồng lý luận, có thâm niên hai nhiệm kỳ uỷ viên Bộ chính trị, người duy nhất đáp ứng đầy đủ ba tiêu chuẩn do ông Trọng đưa ra để trở thành Tổng bí thư. Trên thực tế, ông Huynh, sau đại hội XII, là ứng viên độc nhất. Ông bắt đầu «có vấn đề» sau chuyến đi Mỹ kéo dài 8 ngày vào tháng 10/2016. Người ta đồn an ninh Trung Quốc đã cung cấp cho Bộ chính trị Việt Nam chi tiết một số cuộc trao đổi giữa ông Huynh và thủ lĩnh hai đảng Mỹ, về kinh nghiệm quản trị thể chế lưỡng đảng cầm quyền.

Mật ước Thành Đô cho phép đảng anh em can thiệp trực tiếp, mỗi khi xuất hiện nguy cơ đe doạ sinh tồn của chế độ. Sống còn của chế độ được định nghĩa trong Mật ước Thành Đô là sự sống còn của Chủ nghĩa xã hội và thể chế độc đảng cầm quyền, ông Nguyễn Văn Linh cùng với Đỗ Mười đã ký với Giang Trạch Dân và Lý Bình. Nội dung này được nhắc lại trong Hiệp định lập đường dây nóng và hỗ trợ quân sự giữa Bộ Quốc phòng hai nước, do nguyên bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Phạm Trường Long tháng 5/2015, hai tháng trước chuyến thăm Mỹ của ông Trọng.

Với giả thuyết này, ông Huynh đang đại diện một xu hướng chính trị khác trong nội bộ đảng, vốn tồn tại âm ỉ từ trước. Cùng thời gian,(8/2017), xuất hiện đồn đoán về một chuẩn bị cho ra đời một đảng «anh em» nhưng đối lập luân phiên cầm quyền với đảng cộng sản, theo mô hình Mỹ. Đảng này lấy lại tên «Đảng Lao động».

Việc quyết định thôi chức và thay thế ông Huynh cho thấy, trên bề nổi các sự kiện, thế lực trung thành với thể chế độc đảng và thân Trung Quốc do ông Trọng cầm đầu đã lấn át. Kịch bản dung hoà thất bại. Hội nghị TƯ 7, dưới vỏ bọc truy quét tham nhũng, sẽ làm tiếp các công việc thanh lọc, như một viên đạn nhằm vào hai đích.

Treen góc nhìn khác, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Thắng giữ chức chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ, cho thấy ông Trọng hay Bộ chính trị đánh giá không cao khả năng và trình độ lý luận của ông Trần Quốc Vượng, ít nhất là không tương xứng với vị trí Tổng bí thư, khác với trường hợp ông Đinh Thế Huynh. Có thể phải hiểu rằng giữa ông Vượng và vị trí Tổng bí thư đang cònmột khoảng cách. Đấy là chưa nói, ông Vượng không thuyết phục được ai trong số các uỷ viên còn lại trong bộ chính trị, trong khi đang gây oán với số rất đông đảng viên có chức.

Đưa ông Nguyễn Xuân Thắng vào vị trí cao nhất của cơ quan lý luận khi đang là trung ương uỷ viên, cho thấy ông Thắng mớichỉ nằm trong danh sách được quy hoạch cho vị trí Tổng bí thư trong trương lai. Theo quy trình thì ông Thắng sẽ vào Bộ chính trị nhiệm kỳ tới hoặc ngay trong hội nghị TƯ 7 này và có thể sẽ kiêm chức trưởng Ban Tuyên giáo. Ông Thưởng, là người được cho là chịu ảnh hưởng trực tiếp của Đinh Thế Huynh, tức là có xu hướng thân Dân chủ hoá, có thể chuyển sang lĩnh vực khác.

Việc phải rời khỏi Chủ tịch nước của ông Trần Đại Quang đã được quyết định. Không phải do sức khoẻ. Nguyên nhân chính là việc ông này dính đến rất nhiều vụ án tham nhũng. Lý do sức khoẻ để xin tự rút là giải pháp danh dự tại thời điểm này cho cả ông Quang lẫn bộ mặt Bộ chính trị, mặc dù, không ai có thể biết sau khi ông Quang từ nhiệm, thì việc điều tra và kết luận sẽnhư thế nào, có giống những gì đang diễn ra với ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Vũ Huy Hoàng không?

Một nhân vật có khả năng được lựa chọn thay thế ông Quang là ông Nguyễn Thiện Nhân. Ông Nhân nổi tiếng là người ba phải, né tránh va chạm, không có «công cứu giá» như thông thường phải có cho ứng viên chủ tịch nước, nhưng có tiếng «sạch» và ít bộc lộ tham vọng?! Năng lực kém, hay không có cá tính, thường được cho là yếu điểm thì trong lúc này lại là ưu thế để được tất cả chấp nhận. Nếu ông Nguyễn Thiện Nhân được giao cho chức chủ tịch nước, có thể ông Võ Văn Thưởng quay lại giữ chức Bí thư Sài Gòn.

Nhưng Sài Gòn đứng trước cuộc cải cách rộng lớn sắp tới, cùng một lúc với ngọn lửa lò của ông Trọng đã động tới hang ổ Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, vai trò của ông Nhân đang rất quan trọng đối với đảng uỷ thành phố có lịch sử rất phức tạp này, trong khi ông Thưởng có thể chưa đủ dạn dĩ lại chịu ơn dìu dắt của «Anh Hai Nhựt».

Mặc dù ông Nhân phù hợp nhất với vị trí thay thế ông Quang, nhưng nếu Bộ Chính trị không đủ tin cậy ông Thưởng thì ông Nhân vẫn phải ở lại Sài Gòn. Bộ chính trị không còn người.

Nhân vật Nguyễn Văn Bình lại là một bí ẩn nữa. Có dư luận ông này là một phương án cho vị trí Chủ tịch thay ông Quang. Nhưng để một con người tai tiếng như ông này vào vị trí nguyên thủ quốc gia thì thật không còn gì xuẩn hơn. Giả như ông ta có công «cứu giá» thì việc bạch hoá , tẩy sạch cho ông khỏi cái tên «Bình Ruồi» chắc cũng cần vài năm. Còn không, chả lẽ gọi ngài chủ tịch Bình Ruồi?

Đối tượng thay thế vị trí Tổng Bí thư vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện, ít nhất trong quy hoạch. Người ta nói nhiều về chuyện ông Trọng dụng bài của ông Tập Cận Bình, tức là phá nhưng không xây, rút bỏ nhưng để trống chỗ.

Hai nhân vật được coi là có uy lực nhất trong bộ máy dưới ông Trọng hiện nay là ông Trần Quốc Vượng và ông Phạm Minh Chính. Nhưng hai ông này, đến thời điểm hiện tại, chưa hề được «vẽ râu» lãnh tụ. Có cảm giác cả hai ông chỉ đang được khai thác như những công cụ. Ông Vượng, mặc dù vừa ký ban hành một loạt văn bản, nhưng người ta thấy ông chỉ ký thay. Ông Phạm Minh Chính vẫn chỉ luẩn quẩn quanh việc«sắp xếp, thu dọn».

Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng trong cùng một tình trạng tương tự. Chưa thấy xuất hiện người thừa kế chức Thủ tướng chính phủ trong trường hợp ông Phúc, hoặc rời ghế vì «cái gì đó», hoặc đi lên, vì dẫu ông Trọng có muốn dàn xếp kiểu gì, thì đến năm 2021, ông cũng vào tuổi 77. Song thất, thất thất, chỉ có tổn thất, hay chỉ có thất bại. Thầy giáo Trọng chắc biết rút khi ở đỉnh vinh quang. Còn như ông Trọng chơi trò của ông Tập, dọn xung quanh không còn một ai, để mặc nhiên, lại «không ngờ» được 100% phiếu, thì tuổi già cũng chắc không giúp cho ông được nữa.

Nếu ông Phúc được quy hoạch, người được chuẩn bị thay chân thủ tướng có khả năng là ai? Nhìn cách phân công hiện nay, có thể dự đoán hai người là Phạm Bình Minh và Vương Đình Huệ. Ông Phạm Bình Minh đã qua một nhiệm kỳ phó thủ tướng, và là người được quy hoạch cho vị trí phó thường trực, nhưng nhu cầu chống Tham nhũng đã buộc Bộ chính trị sắp đặt ông Trương Hoà Bình vào vị trí này, với mục tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ là việc ngăn chặn tham nhũng và giữ cho chính phủ khả dĩ trong sạch. Nếu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ tới không còn là chống tham nhũng, thì vai trò của Trương Hoà Bình kết thúc. Ông Phạm Bình Minh có thể lên thủ tướng. Nhưng ông Phạm Bình Minh cần qua được thử thách lập trường trung thành với chủ nghĩa Mác Lê và chủ nghĩa xã hội. Ông Minh im lặng trước quyết định «bắt bằng được» Trịnh Xuân Thanh của ông Trọng và việc tổ chức bắt cóc trên đất Đức của Bộ Công an, đã bị coi là thiếu lập trường bảo vệ chế độ, và phải nhận một cảnh cáo bằng việc báo cáo dân số trong Hội nghị TƯ 6. Đây là yếu thế của ông Minh trong so sánh với ông Vương Đình Huệ, cóchuyên môn quản lý kinh tế, lại có bảo lãnh của riêng ông Trọng về lập trường chính trị. Hội nghi TƯ 7 sẽ phải xác định ôngnào.

Ông Phúc là người được xem là thuộc trường phái kỹ trị thực dụng. Không nhiều lý luận và vụng nói, nhưng ông là người thực tế và tôn thờ tính hiệu quả của Thị trường tự do. Nếu ở vị trí cao nhất, có lẽ ông Phúc sẽ làm tất cả để Việt Nam có cơ chế thị trường đích thực. Vì vậy, dù ông Phúc may mắn thoát được tầm ngắm của «tài sản bất minh», thì ông Phúc cũng không qua được cửa ông Trọng. Ông Phúc sẽ không được ông Trọng, trong tư cách Tổng bí thư đương nhiệm tiến cử và không có phiếu thuận của chính Tổng bí thư. Người được ông Tổng giới thiệu thường đã có ít nhất một nửa số phiếu.

Nhưng nếu nói rằng ông Phúc hiện có đa số trong Bộ chính trị thì không quá xa sự thật.

Người đang bị cô độc sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là ông Trọng chứ không ai khác. Chính vì vậy mà Tham nhũng phảithật nhiều khói và nhiều lửa. Dập tắt chuyện bàn tán sau lưng. Truy tố tham nhũng bất cứ kẻ kiếm chuyện nào! Nhưng có thể bịt mắt người ngoài, dân đen, có ai không biết chuyện mất thể diện quốc gia của chuyến đi Pháp. Ai không biết thất bại Ngoại giao, thất bại Kinh tế có nguồn gốc từ quyết định bắt cóc người vô văn hoá và bất chấp luật pháp quốc tế của vị Tổng bí thư đảng cầm quyền? Xét về mức độ gây hại cho quốc gia, cho chế độ, ông Trọng đáng phải bị buộc từ chức, làm sao đủ uy tín để tiếp tục giao tiếp với thế giới.

Nếu TƯ 7 đủ dũng khí và đủ sáng suốt, một cuộc bỏ phiếu bất thường phế truất chức vụ Tổng bí thư của ông Trọng phải được tiến hành. Đó là giải pháp cứu cánh có tính cấp bách nhất hiện nay. Nếu ông Trọng và ông Tô Lâm cùng đồng thời từ chức, Toà án xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức sẽ có thể kết thúc, tránh được sự phơi bày bộ mặt một đảng chính trị cầm quyền một nhà nước, nhưng không hiểu luật quốc tế. Ngược lại, nhà nước Việt Nam sẽ không còn tư cách để được cư xử bình đẳng như một quốc gia có văn minh khác.

Tóm lại, Hội nghị TƯ 7, có vẻ như sẽ được triệu tập vào thứ hai tới, ngày 7/05/18, chắc chắn sẽ thất bại, vì thứ nhất, đảng không còn cán bộ cho nhiệm kỳ sau, và vì thứ hai: Nội dung của Hội nghị sẽ chuyển sang đề tài thảo luận: Ai là người quyết định, ai và những ai phải chịu trách nhiệm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để gây ra khủng hoảng toàn diện của Việt Nam hiện nay? Ông Trọng đã thành tên một kẻ bắt cóc người giữa ban ngày, giả sử làm nhất thể thành công, liệu có dám vác mặt vớidanh nghĩa nguyên thủ một quốc gia không gặp các quốc gia khác không?

Trước đây, khi chưa bắt đầu khai mạc Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII, đã có nhiều dự báo Đại Hội XII là Đại Hội cuối cùng, vì mệnh của Đảng kị con số 13, chưa biết chừng đang linh ứng.

04/05/2018

BÙI Quang Vơm