TT Trump: Mỹ sẽ ‘mạnh tay’ nếu Bắc Kinh thi hành Luật An ninh Quốc gia với Hồng Kông
Hôm 21/5, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng cảnh báo rằng, Mỹ sẽ có ‘phản ứng mạnh’ nếu Trung Quốc tìm cách áp đặt Luật An ninh Quốc gia của đại lục lên Hồng Kông. Các nhà phê bình lo ngại Bắc Kinh đang lợi dụng cớ bảo vệ an ninh để làm xói mòn quyền tự trị của thành phố và dung túng cho việc đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, Epoch Times đưa tin.
Ngày 21/5, tại Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) ,Zhang Yesui – người phát ngôn của cơ quan lập pháp ủng hộ Bắc Kinh ở Hồng Kông đã tuyên bố rằng, cơ quan này sẽ đề xuất một dự luật nhằm thiết lập và cải thiện hệ thống, cũng như cơ chế thực thi pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia ở Đặc khu hành chính Hồng Kông.
Trong cuộc phỏng vấn tại Nhà Trắng hôm 21/5, liên quan đến Luật An ninh Quốc gia của cơ quan lập pháp Hồng Kông, Tổng thống Trump tuyên bố: “Nếu nó xảy ra, chúng tôi sẽ mạnh tay giải quyết”.
Ông Zhang cho biết thêm rằng, thông tin chi tiết của dự luật sẽ được công bố vào ngày 22/5. Các phương tiện truyền thông Hồng Kông đưa tin, dự luật sẽ cấm các hành động ly khai, khủng bố, can thiệp nước ngoài và can các thiệp từ bên ngoài khác có thể gây ra mối đe dọa đến quyền lực của chính quyền. Dự luật có khả năng được tiến hành bỏ phiếu chính thức vào ngày 28/5 tới, và sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 8, truyền thông địa phương đưa tin.
Dự luật cho phép Bắc Kinh bỏ qua cơ quan lập pháp Hồng Kông, vốn chỉ là một cơ quan bù nhìn chỉ biết nhận chỉ thị từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các nhà lập pháp và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã lên án động thái của Bắc Kinh và tuyên bố phản kháng.
“Đây là sự kết thúc của Hồng Kông. Đây là sự kết thúc của Một Quốc gia, Hai Chế độ,” nhà lập pháp địa phương Dennis Kwok phát biểu trong cuộc họp báo tối 21/5, đề cập đến khuôn khổ mà Bắc Kinh hứa sẽ cai trị Hồng Kông khi thành phố này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
“Đừng nhầm lẫn về chuyện đó – Tôi đoán vị thế quốc tế khi công nhận Hồng Kông là một thành phố, một thành phố quốc tế sẽ sớm biến mất. Và điều đó có liên quan đến sự trở lại của Bắc Kinh và vi phạm lời hứa với người dân Hồng Kông”, Kwok tiếp tục
Trước đó, chính quyền Hồng Kông đã phải hủy bỏ các đề xuất ban hành Điều Khoản 23 – một dự luật chống lật đổ, sau khi người dân Hồng Kông phản đối rằng, dự luật này sẽ tiếp tục cho phép Bắc Kinh làm xói mòn quyền tự trị và đe dọa quyền tự do dân sự của thành phố.
Điều khoản 23 được đề xuất vào năm 2003 và bị hoãn lại vào tháng 7 năm đó, sau khi hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông đứng ra phản đối. Tuy nhiên, các nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh tại cơ quan lập pháp Hồng Kông thỉnh thoảng cũng đề nghị thông qua dự luật.
Hồng Kông vẫn đang quay cuồng với các cuộc biểu tình rầm rộ kể từ năm ngoái, nhằm chống lại dự luật dẫn độ hiện đang tạm thời bị hủy bỏ. Nếu luật dẫn độ được thông qua, nó sẽ cho phép chính quyền Trung Quốc đưa người ở Hồng Kông ra xét xử tại các tòa án Đại lục do ĐCSTQ kiểm soát.
Vài tuần qua, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 200 người biểu tình ủng hộ dân chủ, trong khi những cuộc tranh cãi gay gắt trong cơ quan lập pháp, giữa một bên là các nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh và bên kia là những người ủng hộ dân chủ, vốn quan ngại Trung Quốc thắt chặt kiểm soát thành phố.
Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã viết trên Twitter cá nhân bày tỏ quan ngại: “Mặc dù luật pháp ở Hồng Kông gây ra rất nhiều tranh cãi, và những phản ứng dữ dội đã nổ ra khi [chính quyền Hồng Kông] đưa ra dự luật năm 2003, còn lần này Bắc Kinh đã cố tình lách luật bằng cách phớt lờ ý chí của người Hồng Kông”.
Hoàng Chi Phong cho rằng động thái của Bắc Kinh mang “hàm ý chết chóc”, và coi đó là sự trả đũa trực tiếp của chính quyền Trung Quốc đối với phong trào phản kháng “Luật Dẫn độ” năm 2019.
“Bắc Kinh đang cố gắng ‘diệt khẩu’ những tiếng nói chỉ trích của người Hồng Kông bằng bạo lực và sự sợ hãi,” Hoàng Chi Phong nói.
Johnny Patterson, Giám đốc nhóm vận động Hong Kong Watch có trụ sở tại Vương Quốc Anh đã bày tỏ thái độ đồng thuận với Hoàng Chi Phong. Ông Patterson lo ngại rằng, Luật An ninh Quốc gia mơ hồ có thể cho phép chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền và đàn áp những người bất đồng chính kiến.
“Các tổ chức phi chính phủ, và tổ chức từ thiện như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Hong Kong Watch sẽ trở nên bất hợp pháp? Phe đối lập chính trị sẽ bị buộc tội lật đổ chính quyền? Một giải thích khái quát về dự luật này sẽ báo hiệu sự kết thúc của Hồng Kông như chúng ta biết,” ông Patterson nói.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng đã đồng loạt lên án kế hoạch của Bắc Kinh.
“Trung Quốc đã ký thỏa thuận cho phép Hồng Kông duy trì quyền tự trị cho đến năm 2047. Nhưng giờ đây, họ lại đang tìm cách thắt chặt kiểm soát người dân của Hồng Kông”, Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn của bang Tennessee viết trên Twitter cá nhân.
Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, yêu cầu Bộ Ngoại giao xác nhận hàng năm rằng, liệu Hồng Kông có đủ quyền tự chủ để bảo đảm Hoa Kỳ thực hiện các đặc quyền thương mại, tách biệt với Trung Quốc Đại lục. Đề cập đến đạo luật này, bà Marsha cho biết bất kỳ sự xói mòn nào của quyền tự trị Hồng Kông, cũng sẽ ảnh hưởng đến hành động mang tính quyết định của Mỹ.
Ngày 6/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, ông đã trì hoãn công bố báo cáo này để dự trù cho các động thái phá sinh tại NPC.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley của bang Missouri cũng đã bày tỏ phản ứng với thông báo của Bắc Kinh. Ông Hawley cho biết ông sẽ đề xuất một nghị quyết gửi cho Thượng viện, nhằm ngăn chặn sự đàn áp của Bắc Kinh và kêu gọi tất cả các quốc gia tự do đứng về phía Hồng Kông.
“Trung Quốc nói rằng họ muốn ‘cải thiện’ Hồng Kông bằng cách tước bỏ quyền tự do, [và] mọi quyền của người dân nơi đây. Đây chính xác là cách Trung Quốc muốn ‘cải thiện thế giới’. Hoa Kỳ phải nói ‘KHÔNG’ [với Bắc Kinh],” ông Hawley nhấn mạnh.
Theo Epoch Times – 22/5/20