TT Trump đối với tình hình Á châu

Cac Bai Khac

No sub-categories

TT Trump đối với tình hình Á châu

26/07/2017

TT Trump đối với tình hình Á châu
 CaliToday – Những lo ngại của TT Trump nếu để cho Trung Quốc tự do tung hoành trong khu vực Đông Nam Á có hợp lý không?
Những quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra nhiều bân khuân, không hiểu chính xác chính sách của Trump đối với tình hình Á châu hiện nay sẽ như thế nào.
Một trong những câu hỏi là: Mỹ sẽ phản ứng với vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng như thế nào? TT Trump đã có một kế hoạch nào để thay thế cái hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) mà ông đã xóa bỏ? Liệu làm như vậy là đã thả lỏng cho TQ cơ hội gì? Và có đẩy Nhật Bản nghiên qua Trung Quốc?
Một số câu hỏi cho ông Daniel C. Sneider, phó giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Walter H. Shorenstein Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Stanford, và cho một vài giới hữu quyền của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các ý kiến sau đây đã được đúc kết ngắn gọn.
Hỏi: Trên tầm nhìn chiến lược lâu dài, Trung Quốc và Nhật Bản có bao giờ họ có thể đồng thuận một chiến lược lâu dài? Như vậy Mỹ có sẽ chịu đứng ngoài không đứng giữa họ?
– Tôi (Daniel C. Sneider ) nghĩ rằng sự tranh chấp cơ bản vẫn là chủ yếu của các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đóng khung sự kiện này là một thiếu sót. Người Trung Quốc luôn cố gắng khẳng định rằng họ là thế lực thống trị trong khu vực. Hầu như là một yếu tố tâm lý của TQ để nhắc nhở người Nhật rằng Nhật còn ở đẳng cấp thấp và phải dựa thế vào Mỹ. Cô lập Nhật Bản với Hoa Kỳ chính là điều Trung Quốc đang tìm và muốn thấy. Dụ dổ được Nhật theo Trung Quốc sẽ làm suy yếu tư thế chiến lược của Mỹ trong khu vực.
– Đối với Nhật Bản thì sao? -: Nhật Bản rất cần liên minh với Mỹ như vậy mới bảo đảm an ninh cho mình. Ngoại trừ khi Nhật Bản đã có vũ khí nguyên tử nhưng họ có thể không bao giờ dại dột từ bỏ thế liên minh với Mỹ. Tôi không nghĩ rằng Nhật Bản sẽ bao giờ sử dụng hạt nhân – mặc dù họ đủ khả năng tiềm ẩn.
– Nhưng liệu điều này có nghĩa là mối quan hệ Trung Quốc -Nhật Bản luôn có sự thù nghịch? Tất nhiên là không. Đây là hai quốc gia được đan xen với nhau trong nhiều phương diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Có nghĩa là họ hoàn toàn không xem nhau như thù địch. Họ có rất nhiều sự chồng chéo, dù họ không cùng một trang nhưng vẫn cùng đọc một cuốn sách.
Hỏi: Liệu Trung Quốc còn ảnh hưởng mạnh trong khu vực dưới triều đại Tổng Thống Trump?
– Nhật Bản khá lo lắng điều này, và tôi đã nghe nó nhiều lần ở Tokyo,- ý tưởng rằng Trump sẽ điều đình cho một thỏa thuận với Trung Quốc, rằng Một Trung Quốc là lá bài để điều đình. Nhật Bản nghĩ rằng Ông Trump là một tay buôn chuyên điều đình để hưởng lợi lớn; vì đã hiểu được như vậy, Nhật Bản e ngại bị bỏ rơi khi Mỹ và TQ thỏa thuận chia cắt Đông Á. Ý nghĩ này nằm sâu trong tư duy chiến lược của Nhật Bản. Việc chia cắt khu vực Đông Á có sẽ xãy ra không? Nếu xẫy ra, tất nhiên Hoa Kỳ sẽ có một cuộc “đảo chính” hạ bệ Ông Trump, dầu sao tôi không tin sẽ có việc chia cắt khu vực như vậy.
Hỏi: Đối với vụ Bình Nhưỡng, Bắc Hàn, thử tên lửa ngày 12 tháng 2 vừa qua, Ông Trump sẽ đối phó như thế nào?
– Tôi nghĩ rằng sẽ không có gì mới liên quan đến Bắc Hàn. Ngày nay sự lựa chọn sẽ giống như thời Cựu TT Bush và TT Obama. Không có nhiều sự lựa chọn hoặc khá giới hạn đặt trên bàn và đang được cứu xét bởi chính quyền Ông Trump. Thí dụ như – Đầu tiên là sự tham gia rộng hơn; gọi đàm phán lại với Bình Nhưỡng về những hình thức đóng băng các chương trình hạt nhân và tên lửa. Dục thúc Trung Quốc làm trách nhiệm của mình hay thuyết phục Trung Quốc tăng áp lực với Bắc Hàn, hoặc bất cứ điều gì tích cực hơn. Tân Ngoại Trưởng Mỹ, Rex Tillerson, cần gia tăng thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc trong thời gian tới đây, nên đon đốc rằng, “chúng tôi muốn Trung Quốc gây áp lực thêm với Bắc Hàn.”
Hỏi: Các chọn lựa khác là gì?
– Có hai chọn lựa khác nhưng không mấy ai thoải mái. Một là chọn biện pháp quân sự. Đó là, ứng phó với các thử nghiệm có thể có của một tên lửa ICBM của Bắc Hàn bằng một trong hai cách, hủy diệt ngay dàng phóng hoặc bắn hạ nó xuống qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa, hy vọng có thể làm được nhưng chưa chắc chúng ta có thể làm được. Hoặc một hình thức phụ khác là thay đổi chế độ. Tôi thích cái từ ngữ “chuyển đổi” hơn vì nó có thể mang lại sự thay đổi bên trong Bắc Hàn, nó có nhiều khả năng giúp họ hủy bỏ ý định chế tạo hạt nhân của họ.
– Và hai, sự lựa chọn cuối cùng là điều mà tôi rất ước mong chúng ta suy nghĩ kỷ, có sáng tạo hơn. Là chúng ta cần nhiều thành phần tham dự, nhiều thành viên cùng tham gia tăng áp lực. Thí dụ như những trừng phạt chế tài, khuyến khích các sự thay đổi ngay trong nội địa Bắc Hàn; buộc họ theo đuổi các cải cách kinh tế mà họ sẽ phải làm gì nếu họ đã thực sự bị cắt đứt các nguồn vốn đầu tư và thương mại từ bên ngoài.//
….
Sơn Hà