Truyền thông Pháp: Dấu hiệu căng thẳng trong nội bộ chính quyền Trung Quốc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Truyền thông Pháp: Dấu hiệu căng thẳng trong nội bộ chính quyền Trung Quốc
14/4/2020
Ảnh: Shutterstock.
Trong hai tháng qua, sáu thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã im lặng một cách kỳ lạ. Giữa tầng tầng khốn khó, Tập Cận Bình có thể dựa vào ai?

Sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính phủ Bắc Kinh đã che giấu thông tin khiến bệnh dịch lan ra toàn thế giới. Cộng đồng quốc tế liên tiếp buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm và nhiều quốc gia đã bắt đầu có những hành động cụ thể.

Phóng viên thường trú tại Bắc Kinh Frédéric Lemaître của tờ báo Le Monde (Pháp) ngày 10/4 đã có bài viết, chỉ ra rằng Trung Quốc dù đang mở cửa Vũ Hán trở lại sau lệnh phong tỏa, và mở rộng “ngoại giao mặt nạ” trên toàn cầu. Tuy nhiên, dịch bệnh không chỉ đang gây ra ba cuộc khủng hoảng về sức khỏe, ngoại giao và kinh tế ở Trung Quốc, mà nó còn làm trầm trọng thêm căng thẳng chính trị trong đảng này.

Hành động hiếm có của Tập Cận Bình

Tập Cận Bình hiếm khi cảnh báo về những nguy cơ biến động bên ngoài, nhưng nay đã đề cập tới, truyền thông Pháp cho rằng ẩn sau đó là thế cuộc căng thẳng của nội bộ ĐCSTQ.

Ngày 8/4, Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Lần này ông Tập đã đưa ra cảnh báo để chuẩn bị cho những thay đổi về môi trường bên ngoài và gia tăng khó khăn kinh tế.

Le Monde báo cáo rằng việc Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc vì che giấu mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng dịch bệnh, nhiều quốc gia tố cáo chất lượng vật tư y tế do Bắc Kinh cung cấp, và sự xuất hiện của các ca nhiễm mới ở biên giới Trung – Nga đã khiến Bắc Kinh rơi vào tình trạng phòng thủ. Nhưng căng thẳng thậm chí còn ẩn giấu bên trong Trung Quốc, ĐCSTQ đã tuyên bố xóa đói giảm nghèo vào năm 2020, nhưng điều này khó có vẻ khó đạt được. Theo các ghi nhận chính thức, 5 triệu người đã mất việc làm kể từ đầu năm nay. Nhưng trên thực tế, 180 triệu việc làm đã biến mất chỉ trong ngành dịch vụ. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) cho biết dân số thất nghiệp tự nhiên của Trung Quốc có thể vượt quá 200 triệu.

Le Monde tin rằng con số này là một mối đe dọa xã hội lớn đối với một quốc gia không có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Bài báo cũng tin rằng Vũ Hán là một điểm nóng của căng thẳng xã hội. Mặc dù quan chức Trung Quốc nói Vũ Hán đã không còn bị phong tỏa, nhưng mỗi ngày có hơn 11.000 người nộp đơn xin trở về Bắc Kinh và chỉ dưới 10% trong số đó thể vào Bắc Kinh.

Đầu tháng 3, trước chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Vũ Hán, Bí thư mới của Ủy ban thành phố Vũ Hán, Vương Trung Lâm đã yêu cầu người Vũ Hán bày tỏ lòng biết ơn ông Tập Cận Bình, gây phẫn nộ cộng đồng trên các nền tảng xã hội. Việc làm tuyên truyền này hóa ra lại để xác nhận sự tức giận của công chúng đối với chính phủ.

Ngoài ra, một video vào ngày 3/4 cho thấy Vương Thần, một chuyên gia về hô hấp và học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, người đã bị giữ ở Vũ Hán, nói ông tin rằng Hoa Kỳ và Châu Âu quản lý khủng hoảng có “lý tính” hơn. Ông cũng nói rằng chỉ có các nhà khoa học mới có thể ngăn chặn tình hình bệnh dịch. Nhận xét này ngụ ý chỉ trích các nhân vật chính trị đã quản lý khủng hoảng không tốt.

Truyền thông Pháp cho rằng việc đoạn video này vẫn tồn tại được trên mạng Internet ở đại lục tới ngày 10/4, cho thấy có thể đó là một dấu hiệu của sự lục đục trong nội bộ ĐCSTQ.

Những phát biểu trái ngược

Sự khác biệt trong ngoại giao của ĐCSTQ cũng phản ánh điều đó. Ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố: “Có thể quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán”. Nhưng Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ lại phát biểu tại Washington rằng đây là một thuyết “điên rồ”, các nhà khoa học nên xác nhận nguồn gốc của virus. Truyền thông Pháp cho rằng đây là hai dòng ngoại giao khác nhau.

Ngoài hệ thống ngoại giao, các chuyên gia y tế thay mặt ĐCSTQ cũng thường xuyên có những quan điểm trái ngược nhau.

Trương Văn Hồng, trưởng nhóm chuyên gia điều trị bệnh dịch ở Thượng Hải và là Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán, đã nhiều lần không đồng ý với chuyên gia bệnh dịch truyền nhiễm cấp cao Chung Nam Sơn của chính quyền.

Rõ ràng nhất là Chung Nam Sơn từng nói vào ngày 27/2 rằng: “Dịch bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, không nhất thiết phải bắt nguồn từ Trung Quốc”. Tuyên bố nhạy cảm này được coi là cung cấp một cơ sở lý thuyết cho việc chạy tội của ĐCSTQ. Tuy nhiên, khi Trương Văn Hồng được Trung Quốc Nhật báo (China Daily) phỏng vấn vào ngày 28/2, ông đã trực tiếp phủ nhận rằng virus này đến từ nước ngoài. “Chỉ có Vũ Hán là xuất hiện ca nhiễm bệnh dịch mới này đầu tiên. Nếu nó lây lan vào Trung Quốc từ bên ngoài, nó sẽ xuất hiện ở một vài thành phố của Trung Quốc cùng một lúc chứ không phải theo thời gian trước sau”.

Xung đột nội bộ của tầng lớp cao nhất ở ĐCSTQ là nguy hiểm nhất

Chính quyền của họ bây giờ đang ra sao? Theo tờ báo Le Monde của Pháp, sáu thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ vẫn im lặng một cách kỳ lạ kể từ cuối tháng 2 bất chấp tình hình căng thẳng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Bài báo trích dẫn một nhà ngoại giao phương Tây giải thích rằng ở đất nước này, không nói là không đồng ý. Mỗi khi có một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc, thì sẽ có sự xung đột trong ĐCSTQ.

Mới đây cũng có một bài báo gây ra náo động trên Internet, khi “thái tử đảng” Nhậm Chí Cường chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và khống chế truyền thông khi dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, ông Tập Cận Bình đã bị gọi tên là “một tên hề bị lột sạch quần áo cũng phải kiên trì làm hoàng đế”.

Nhà bình luận chính trị Lý Thiên Tiếu tin rằng Tập Cận Bình hiện đang phải chịu trách nhiệm nặng nề trước thế giới. Một mặt, ông ta che giấu dịch bệnh và khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới. Mặt khác, ông ta gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới cũng như tính mạng và tài sản của người dân. Bởi vì ông hiện là lãnh đạo của ĐCSTQ và kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước của Trung Quốc, ông phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Bây giờ một số người muốn ông Tập từ chức, và một số người muốn ông trả tiền bồi thường cho các quốc gia khác nhau. Chỉ riêng vụ nghị viên của chính phủ Hoa Kỳ đề nghị yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường 20 nghìn tỷ đô la Mỹ, so với toàn bộ dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ là 3 nghìn tỷ đô la thì cũng là một con số quá lớn.

Tập Cận Bình hiện đang đối mặt với một thời khắc rất nguy hiểm. Theo Lý Thiên Tiếu, nếu ông Tập quyết định giải tán ĐCSTQ, thì tội lỗi này mới có thể được bù đắp ở một mức độ nào đó.

Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch