Trung Quốc và Việt Nam: Điểm nóng ẩn giấu
Mặc dù hiện giờ toàn cầu đang bao trùm bởi cái bóng của virus corona mới (virus Trung Cộng, virus viêm phổi Vũ Hán), cuộc sống bình thường rơi vào trạng thái ngừng trệ, tuy nhiên sự phát triển của các kiểu chính trị quốc tế dường như không vì thế mà ngừng lại. Gần đây, thông tin liên quan đến sống chết của ông Kim Jong-un tại Bắc Triều Tiên cũng thu hút được sự quan tâm của thế giới, không phải là bản thân ông Kim Jong-un có lực hấp dẫn lớn đến thế, mà là Bắc Triều Tiên là khu vực điểm nóng trong xung đột quốc tế. Khu vực điểm nóng này còn có một số nữa, ví dụ như Iran, ví dụ như eo biển Đài Loan, ví dụ như Biển Đông. Nói về Biển Đông, thực ra chúng ta không nên lơ là một vấn đề mà có lẽ thu hút được nhiều sự chú ý nhưng lại ẩn chứa điểm nóng, đó chính là xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Dưới đây là bài viết của Vương Đan đăng trên RFA tiếng Trung thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
Giữa Trung Quốc và Việt Nam, từng có mối quan hệ hữu hảo, nhưng cuối cùng dường như đã định lại do một cuộc chiến tranh khiến hai bên thương vong trầm trọng. Mặc dù hai nước sau đó đã khôi phục lại quan hệ bình thường, nhưng tích oán trong lịch sử vẫn không cách nào xóa nhòa một cách dễ dàng. Huống hồ, hiện tại cả hai phương diện kinh tế và chính trị, Việt Nam đều đang trở thành nước cạnh tranh trong khu vực của Trung Quốc, thương nhân Đài Loan mạnh tay chuyển hàng loạt công xưởng đến Việt Nam. Còn xung đột trực tiếp hơn, tự nhiên chính là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Ở phương diện này, ĐCSTQ không những không hề giảm mở rộng tiết tấu xung đột vì dịch bệnh trong nước, ngược lại còn lợi dụng dịch bệnh, tăng cường hiện diện tại Biển Đông.
Ngày 18/4, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố, phê chuẩn thiết lập hai khu hành chính cấp huyện thuộc “thành phố Tam Sa” tỉnh Hải Nam trên khu vực Biển Đông, tên gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”. Trong đó, chính quyền khu Tây Sa nằm ở khu vực Việt Nam gọi là Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Đảo Vĩnh Hưng), phạm vi quản hạt ngoài quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) ra, còn bao gồm cả quần đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield) và hải phận quanh quần đảo này; còn chính quyền khu Nam Sa được đặt tại khu vực Việt Nam gọi là bãi đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), phạm vi quản hạt bao gồm quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và hải phận xung quanh. Tuy nhiên điều gây tranh cãi là, Việt Nam vẫn luôn chủ trương có chủ quyền ở khu vực Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng); còn khu Nam Sa nằm ở đảo nhân tạo Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là bãi Chữ Thập), cũng có tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines.
Hành động của Trung Quốc tuyệt đối không phải vì hứng khởi nhất thời, mà là có kế hoạch. Điều này cho thấy trong các hành động có tính liên tục của phía Trung Quốc. Bởi vì vào ngày thứ hai 19/4, Trung Quốc đã tuyên cáo chế định tổng cộng 25 đảo trên Biển Đông, 55 “thực thể địa lý đáy biển”, cũng chính là tên chính thức của các địa hình địa vật dưới đáy biển. Đây là tiếp sau cách đặt tên các đảo ở Biển Đông của Trung Quốc năm 1983, lại tiếp tục hành động “chính danh chủ quyền”. Vị trí “bãi đá ngầm phía Tây do Trung Quốc xây dựng” trong danh sách đặt tên, nằm ở khu vực dưới đáy biển giữa quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) và lãnh thổ Việt Nam, tiếp tục khiêu khích lằn ranh đỏ về ngoại giao của Việt Nam.
Hôm 20/4, Việt Nam phát biểu tuyên bố, lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng đưa ra yêu cầu rõ ràng: “Trung Quốc cần dừng lại hành vi bắt nạt, tránh các hoạt động gây hấn và phá hoại ổn định”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn biểu đạt thái độ cứng rắn như trước đây, đây là “sự việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Tình hình ở Biển Đông vốn đã tương đối hòa hoãn, Trung Quốc hiện giờ lại do các nhân tố khó khăn cả trong lẫn ngoài như dịch bệnh, v.v, theo lý mà nói thì nên “chống ngoại xâm ắt phải an nội trước”, vì sao trong lúc này lại lại muốn động tay động chân, khích động xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam? “Chính danh chủ quyền” đã gác lại 37 năm, vì sao hiện tại lại tiếp tục lôi ra “pháp bảo” này? Lợi dụng nguy cơ bên ngoài để dịch chuyển mâu thuẫn bên trong, đương nhiên là một lý do có thể nghĩ tới. Tôi cho rằng, sự tồn tại của Việt Nam, tạo thành đe dọa đối với sự “thống nhất giang hồ” tại khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc, cũng là nguyên nhân quan trọng mà Trung Quốc cần đánh Việt Nam.
Như đã biết, Trung Quốc đã thông qua viện trợ kinh tế, thu nạp phần lớn các nước xung quanh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không muốn một lần nữa thành ’em’ của Trung Quốc. Đối với việc Mỹ nhiều lần cảnh cáo Huawei, đồng minh truyền thống của Mỹ là Thái Lan và Philippines đều không để ý tới, nhưng Việt Nam lựa chọn đứng về phía Mỹ, không chọn công nghệ 5G của Huawei, mà chọn Ericsson và Nokia để thay thế, đây chính là một ví dụ. Về vấn đề Biển Đông, sự ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam, cho đến khả năng quân Mỹ đồn trú tại Việt Nam, đều làm Việt Nam trở thành chướng ngại trên con đường Trung Quốc xưng bá. Do đó, giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù trong thời gian ngắn không xảy ra xung đột quân sự, nhưng lâu dài, nguy hiểm này vẫn còn tồn tại.
Vương Đan (Theo RFA) – 3/5/20
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của riêng tác giả)