Hoàn cầu thời báo 6/5/14: Trung Quốc và Mỹ phải tránh sa lầy khi đối đầu
Thưa quí độc giả,
Trong mục Quan điểm của Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một phân nhánh bằng Anh Ngữ của Nhân Dân Nhựt Báo , Cơ quan Ngôn Luận của Ðảng Cộng Sản Trung Hoa hôm nay cho chạy đăng bài Quan Ðiểm “khá cân bằng” Trung Quốc và Mỹ phải tránh sa lầy khi đối đầu trong bối cảnh nguy cơ có thực có thể nổ ra giữa Mỹ – Trung tại Biển Ðông và Hoa Ðông có thể đưa tới đụng độ về quân sư trong vùng.
Tại sao nay lại nổi lên những tiến nói khá nhẹ giọng trong khi vài con diều hâu trong bộ máy quân sự Trung nam Hải đã từng hăm dọa sẽ đưa biển lửa vào nước Mỹ và ngân sách cho súng đạn không ngừng tăng lên mà nay đã đến gần 150 tỉ đô la theo ước lượng mới đây của chính phủ Mỹ .
Ðây cũng không phải là vì bản chất “hiếu hòa” mà dường như TQ đang thấy rõ quyết tâm hơn cũng như sự kết hợp qui mô hơn của các thế lực lớn trong vùng cùng với các nước nhỏ đang tranh chấp với TQ nhưng lại có vị thế chiến lược trong cuộc đối đầu mới , đang đẩy TQ vào thế khó.
Thỏa thuận gấp rút về cung cấp hơi đốt khổng lồ giữa Nga và TQ mới đây cho thấy ông Putin đang gặp khó khăn và bế tắc để tìm nguồn mua cũng như đang thấm đòn với các cuộc cấm vận kinh tế của Mỹ & Âu châu sau khi hơn trăm tỉ đô đã tháo chạy khỏi Nga và nền kinh tế đang phải đối diện với đà suy trầm dài hạn.
Trò chơi 2 mặt của Putin tại Ukraina bị lật tẩy khi chính phủ lâm thời Kiev đã trưng bầy với thế giới về các lực lượng gọi là ly khai tại miền đông Ukraine chính là do các viên sĩ quan trong lực lương đặc biệt & tình báo Nga trực tiếp điều động và nay hình như đang bị sa lầy, bỏ rơi khi lá bài nầy đã không còn hữu dụng nữa vì đã không ngăn cản được cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ trong bối cảnh rối ren và đầy căng thẳng ngày 25.5 vừa qua .
Ngược lại ông Putin cũng hiện đang rơi vào thế không còn cách nào khác hơn là phải thương lượng với chánh phủ dân chủ chánh đáng tại Kiev về tương lai của hệ thống trung chuyển khí đốt của Nga qua châu Âu làm cho Tổng thống tân cử Poroshenko đạt được ưu thế và càng làm cho chính ông Putin lo sợ về mẫu mực Dân chủ mới của Ukraina đang trổi dậy ngay tại sân nhà nhứt là sắp phải đối mặt với Ukraina về vấn đề chiếm đóng Crimea .
Vị thế của Putin cũng đang rớt thêm một bậc khi khối Nato, sau khủng hoảng Ukraina, đã coi Moscow không là đối tác nữa mà là “đối thủ”, có phải vì vậy mà vài đồng minh của Putin đang phải thẩm định lại tương quan đối với phương Tây thể hiện mới đây là Iran, một đồng minh gắn bó cuả Nga ở Trung Ðông, vừa chính thức thông báo sẽ tổ chức hội đàm trực tiếp chính thức với Hoa Kỳ lần đầu tiên vào tuần tới , một bước chưa từng có trong nhiều thập kỷ đối với các bế tắc hạt nhân với phương Tây , nó có tiềm năng tháo gỡ nhiều gánh nặng chiến lược lớn cho Mỹ tại Trung Ðông qua đó Hoa Kỳ rảnh tay hơn để tập trung vào chiến lược “xoay trục về châu Á” .
Ban Biên Tập
Trung Quốc và Mỹ phải tránh sa lầy khi đối đầu
Bởi Zhao Minghao Nguồn: Global Times đăng: 2014/06/05 19:53:01
(Lê Văn chuyển ngữ)
Vào cuối tháng 5, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với các lớp tốt nghiệp tại West Point rằng ông đã sẵn sàng để đối phó với “sự xâm lược” của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên biển. Ông cho biết Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc quốc tế và có nhiều khả năng đưa tới xung đột vũ trang . Vấn đề Biển Đông đang trở thành một khu vực chứa đựng tiềm năng xung đột lớn trong quan hệ Trung – Mỹ.
Washington tin rằng Biển Đông rất thích đáng là quyền lợi quốc gia cốt lõi của Mỹ. Gần hai phần ba hàng hóa đường biển của thế giới đi qua khu vực nàỵ . Nhiều chuyên gia Mỹ tin rằng tuyên bố của Trung Quốc (về chủ quyền đường 9 đoạn tại Biển Đông) đã khẳng định một chiến lược kiềm chế các hoạt động kinh tế và quân sự của Mỹ trong khu vực này .
Mặc dù Trung Quốc đã kiên định trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ , Trung Quốc rõ ràng đang là một tay chơi mới trên biển với Mỹ.
Năm nay đang chứng kiến một sự tranh địa chính trị nóng như thiêu đốt giữa các cường quốc lớn. Cuộc khủng hoảng Crimea đã tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan tâm của Washington rằng Trung Quốc có thể làm theo cách của Moscow trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Crimea.
Gần đây, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã thiết kế lại chiến lược của mình để chuẩn bị đối phó với bất kỳ hành động “khiêu khích” của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông (tranh chấp với Nhựt) và Biển Hoa nam (tranh chấp với VN & Phi). Họ không chỉ gửi máy bay B-52 đến gần không phận của Trung Quốc mà còn đã tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự với các tàu sân bay trong khu vực ngoài khơi Trung Hoa.
Hơn nữa, Washington đã đẩy chính sách quân sự “trục châu Á” của mình về phía trước bằng cách tận dụng lá bài an ninh hàng hải.
Trong tháng Tư, Mỹ và Philippines đã ký hiệp ước quốc phòng quân sự 10 năm trong chuyến thăm của ông Obama đến Manila. Nó cam kết sẽ sớm cung cấp máy bay tuần tra hàng hải tầm xa cho Phi và quân đội Mỹ sẽ hiện diện định kỳ tại căn cứ Subic Bay, 200 km từ đảo Hoàng Nham (Scarborough shoal), và Oyster Bay ở tỉnh Palawan, chỉ có 160 km từ quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) .
Tất cả các biện pháp này đem lại cho người Mỹ tiếp cận vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và mạo hiểm leo thang các khả năng xung đột quân sự.
Mặc dù trong các hoạt động quân sự thường xuyên của mình, Mỹ vẫn sẽ dựa vào luật pháp quốc tế như một vũ khí chính trong các kế hoạch quân sự xung quanh Biển Hoa nam (Biển Đông) .
Nhưng Mỹ đang bị lúng túng về các vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế khi vẫn chưa chịu phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Do đó Mỹ là đạo đức giả khi kêu gọi Trung Quốc tuân thủ UNCLOS.
Với thực tiễn chính trị quốc tế lạnh nhạt, các cực quyền lực lớn chưa bao giờ bị bó tay bởi luật pháp quốc tế nhưng lại sử dụng nó để hạn chế các nước khác. Điều này đã được chứng minh đầy đủ qua các cuộc chiến tranh Iraq, tình hình tại trại giam Guantanamo Bay và một loạt các lỗi lầm khác của Hoa Kỳ.
Quả là một động thái khá nguy hiểm để chơi trò chơi quyền lực lá bài Biển Đông, có thể dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Có phải Washington đang chuẩn bị cho một vụ va chạm lớn với Trung Quốc và Nga?
Trung Quốc chưa sẵn sàng cho bất kỳ một cuộc đụng độ nào. Kể từ khi Bắc Kinh thông qua các chính sách cải cách và mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc đã hội nhập vào trong cộng đồng quốc tế chưa đầy 40 năm. Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực đã hành xử theo thông lệ quốc tế, theo các nghiên cứu thực nghiệm bởi giáo sư Đại học Oxford Rosemary Foot.
Ngoài ra, thật là quá ngây thơ khi cho rằng luật pháp quốc tế là thuốc chữa bá bệnh để giải quyết mọi vấn đề khi pháp luật không phải là toàn năng. Và luật pháp quốc tế không mâu thuẫn với các cuộc đàm phán song phương, vì vậy Mỹ nên ngưng chống lại một cách bừa bãi khi Bắc Kinh tranh chấp với các nước láng giềng.
Một nước lớn sẽ không nhất thiết phải bắt nạt một nước nhỏ trong đàm phán song phương; thay vào đó, nó có tự do hơn để thỏa hiệp. Trong khi đó, một nước nhỏ sẽ không luôn luôn có những lựa chọn chính xác và khôn ngoan và khi đưa ra quyết định của mình có thể rơi vào tính toán sai lầm.
Lịch sử đã cung cấp rất nhiều trường hợp trong đó các quốc gia nhỏ đã đưa các cường quốc sa lầy vào trong các cuộc xung đột. Cả Washington và Bắc Kinh nên cố gắng tránh rủi ro như vậy.
Mỹ cần phải đề ra những cách thức mới để đáp ứng một phần yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc cũng như bảo vệ lợi ích riêng của mình. Cần có một con đường trung hoà giữa đối đầu với Trung Quốc và xoa dịu các đồng minh. Trong khi đó, Trung Quốc cần phải bảo đảm lợi ích của mình và cũng phải bảo vệ hòa bình.
Một trật tự quốc tế mở, công bằng và dựa trên sự tuân thủ các qui tắc , phù hợp với lợi ích lâu dài của Trung Quốc.
Tác giả là một nhà nghiên cứu với Viện Charhar và một đồng nghiệp phụ trợ với Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Đại học Bắc Kinh. opinion@globaltimes.com.cn
Được đăng tại: Quan điểm
China and US must avoid dispute quagmires
By Zhao Minghao Source:Global Times Published: 2014-6-5 19:53:01
In late May, US President Barack Obama told the graduating class at West Point that he was ready to respond to China’s “aggression” toward its neighbors at sea. He indicated China should be bound by relevant international rules and there are looming possibilities of armed conflict. The issue of the South China Sea is becoming another potential area of major conflict in Sino-US relations.
Washington believes that the South China Sea issue is pertinent to the US’ key national interests. Nearly two-thirds of the world’s sea cargo passes through this area. Many American pundits believe China’s claim may constitute a strategic restraint of US economic and military activities in this region.
Though China has been unswerving in safeguarding its territorial sovereignty, it is undoubtedly still a newcomer in maritime space compared with the US.
This year is witnessing a scorching geopolitical contention among great powers. The Crimea crisis has further deepened Washington’s concern that China may follow Moscow’s way in dealing with the Crimea issue.
Recently, the US Pacific Command has reformulated its strategic planning to make every preparation for any “provocative” action in China at the East China Sea and the South China Sea. They not only sent B-52 bombers to China’s periphery, but also held military drills with aircraft carriers in China’s offshore areas.
Furthermore, Washington has been pushing forward its military “pivot to Asia” policy by taking advantage of maritime security issues.
In April, the US and the Philippines inked a 10-year military defense pact during Obama’s visit to Manila. It pledged to provide long-range marine patrol aircraft at an earlier time. And its army would rotate through the bases of Subic Bay, 200 kilometers away from Huangyan Island, and Oyster Bay in Palawan Province, only 160 kilometers from the Nansha Islands.
All these measures bring the US closer to the disputed waters in the South China Sea, risking escalating the possibilities of military conflicts.
Despite its frequent military actions, the US will still count on international laws as a major weapon in this round of offensives around the South China Sea.
But its position is rather embarrassing regarding issues related to international laws, as it has yet to ratify the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). The US, therefore, is hypocritical when calling on China to observe the UNCLOS.
Given the chilly international political realities, big powers have never expected to be restricted by international laws but use such laws to constrain other countries. This has been fully demonstrated by the Iraq War, the situation at the Guantanamo Bay detention camp and a series of other misdeeds by the US.
It is a rather perilous move to play power game with the South China Sea card, which may lead to a severe conflict in the Asia-Pacific region. Is Washington prepared for a massive collision with China and Russia?
China is not ready for a clash either. Since Beijing adopted the reform and opening-up policy in 1978, China has been integrated in the international community for less than 40 years. In many areas China performs well in compliance with international rules, according to the empirical researches did by Oxford University Professor Rosemary Foot.
In addition, it is too naïve to assume that international laws are panacea to resolve every issue since the laws are not perfectly functioning. And international laws are not at odds with bilateral negotiations, so the US should refrain from indiscriminately opposing Beijing tackling disputes with its neighbors.
A big power will not necessarily bully a small country in bilateral negotiations; instead, it has more freedom to compromise. Meanwhile, a small state will not always make correct and wise choices and its decision-makers may fall into miscalculations.
History has offered so many cases in which small nations bog great powers down in conflicts. Both Washington and Beijing should try to avoid such risks.
The US needs to explore new ways to partly meet China’s territorial claims as well as to safeguard its own interests. It should take a middle road between confronting China and appeasing its allies. Meanwhile, China needs to secure its interests and also safeguard peace. An open, fair and rule-based international order conforms to China’s long-term interests.
The author is a research fellow with the Charhar Institute and an adjunct fellow with the Center for International and Strategic Studies, Peking University. opinion@globaltimes.com.cn
Posted in: Viewpointhttp://www.globaltimes.cn/content/864092.shtm