TC sẽ thất bại nếu Mỹ giăng “phong tỏa trận”
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực ở châu Á-Thái Bình Dương
Đặng Phương Thảo (biên dịch) – /Thứ Ba, ngày 26/7/2016 – 07:39
THEO VietTimes — Trong bối cảnh nếu nổ ra một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ, Mỹ rất có thể sẽ nắm lấy nguồn sức mạnh to lớn nhất của TC – mô hình tăng trưởng bùng nổ nền kinh tế hướng về xuất khẩu – để biến nó trở thành yếu huyệt về mặt quân sự
Thách thức ngày càng gia tăng bởi sự hiện đại hóa quân sự của TC đã dẫn tới việc Mỹ phải xem xét lại các chiến lược quân sự hiện hữu và đề ra những chiến lược mới, được minh họa bằng những cuộc tranh biện vẫn đang diễn ra về học thuyết “Trận chiến không-biển” (AirSea Battle), một chiến lược được đưa ra bởi Bộ Quốc phòng Mỹ. Nhưng trong các chiến lược có tiềm năng, ý tưởng về một cuộc phong tỏa hải quân là đáng xem xét kỹ lưỡng hơn cả.
Bởi bằng việc tiến hành một cuộc phong tỏa về hải quân, Mỹ có thể sẽ lợi dụng được sự phụ thuộc to lớn vào ngoại thương mà đặc biệt là vào dầu mỏ của TC để làm suy yếu quốc gia này. Một chiến dịch phong tỏa được tiến hành một cách cẩn trọng có thể sẽ trở thành công cụ quyền lực của quân đội Mỹ giúp Washington vượt qua những thách thức to lớn đề ra từ hệ thống “chống tiếp cận” đáng gờm của TC. Một cuộc phong tỏa về quân sự có thể sẽ được kết hợp với những chiến lược quân sự khác một cách dễ dàng, bao gồm cả những chiến lược phát triển dựa trên học thuyết “tác chiến không-biển”.
Chiến đấu cơ trên tàu sân bay Mỹ
Trong bối cảnh nếu nổ ra một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ, Mỹ rất có thể sẽ nắm lấy nguồn sức mạnh to lớn nhất của TC – mô hình tăng trưởng bùng nổ nền kinh tế hướng về xuất khẩu – để biến nó trở thành yếu huyệt về mặt quân sự. Để đạt được điều đó, Mỹ sẽ tiến hành một cuộc phong tỏa hải quân nhằm gián đoạn phần lớn việc giao thương hàng hải của TC. Trong những điều kiện thuân lợi, Mỹ rất có thể sẽ giành được phần thắng nhờ vào việc gây ra những tổn hại đến nền kinh tế TC, đủ nghiêm trọng để đưa quốc gia này ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại thì chiến lược phong tỏa hải quân này gần như đã bị phớt lờ. Có thể là bởi vì những chiến lược chiến tranh kinh tế dường như rất hay bị hiểu sai lệch do những mối ràng buộc thương mại chặt chẽ giữa Mỹ và TC. Tuy nhiên nếu thực sự bùng nổ một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa hai quốc gia thì ngay sau đó, dù có thực hiện phong tỏa đường biển hay không thì chính những lợi ích an ninh trước mắt sẽ nhanh chóng phá vỡ sự phụ thuộc thương mại lẫn nhau và đồng thời gây ra những thiệt hại kinh tế to lớn cho cả hai bên.
Thâm chí khi chiến lược phong tỏa hải quân không bao giờ được thực hiện thì tính khả thi của nó vẫn sẽ tác động lên các chính sách răn đe của cả Mỹ và TC. Chiến lược khu vực của Mỹ dựa trên niềm tin rằng sự cân bằng thuận lợi về mặt quân sự sẽ răn đe được những nỗ lực thay đổi nguyên trạng thông qua vũ lực, vì thế trấn an được các đồng minh và duy trì sự ổn định mang tính chiến lược. Tính khả thi của chiến lược phong tỏa hải quân có tác động đến phép tính này và theo đó ảnh hưởng đến hành động dựa trên những am hiểu về nó của cả Mỹ và TC trên cả hai phương diện quân sự và phi quân sự.
Kinh tế TC phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu và vận tải đường biển
Nếu phong tỏa hải quân là một chiến lược khả thi thì nó sẽ giúp củng cố hệ thống răn đe và làm suy yếu bất kỳ nỗ lực tiềm tàng nào của TC hòng đe dọa Mỹ hay các đồng minh của Mỹ. Hơn nữa, nếu tính khả thi của chiến lược này được vạch ra một cách rõ ràng thì nó sẽ làm gia tăng tính ổn định của cuộc khủng hoảng và làm nhụt chí đối thủ và giảm khả năng gia tăng đánh giá sai lầm của phía bên kia về vấn đề cân bằng quyền lực khu vực. Tóm lại, như Elbridge Colby đã từng nói “có một sự thật phũ phàng luôn đúng, đó là cách tốt nhất để tránh chiến tranh chính là chuẩn bị chiến tranh”.
Trong khi chiến lược phong tỏa hải quân không hẳn là một ưu tiên bất khả thi hay không thích hợp thì nó vẫn thực sự là một công cụ chưa sẵn sàng trong kho vũ khí của Mỹ. Quan trong hơn cả chính là nhiều nhà phê bình đã bỏ qua việc phong tỏa hải quân là chiến lược phụ thuộc vào bối cảnh, một việc phụ thuộc chủ yếu vào môi trường khu vực.
Bối cảnh chiến lược
Mỹ không thể thực hiện một cuộc phong tỏa qua quýt bởi chính những giá trị tiềm năng đáng kể mà chiến lược này đem tới. Do đó, Washington sẽ chỉ thực hiện một cuộc phong tỏa hải quân trong một cuộc xung đột kéo dài vì những lợi ích sống còn.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn chính là một chiến lược phong tỏa hải quân phụ thuộc vào sự hợp tác của nhiều bên thứ ba trong khu vực. Chung quy, thương mại của TC chủ yếu xuất phát từ giao thương đường biển như là một hệ quả của những cân nhắc về mặt kinh tế chứ không phải là do những giới hạn vật lý. Trong trường hợp bị phong tỏa, TC vẫn có thể quay sang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước láng giềng.
Trong khi nhiều trong số các nước láng giềng của TC không thể tạo nên sự khác biệt mang tính chiến lược nào vì vị trị đía lý hiểm trở hay diện tích nhỏ thì vẫn có ba quốc gia vô cùng quan trọng, đó là Ấn Độ, Nhật Bản và Nga. Trong đó hai nước Nhật Bản và Nga có thể là nhân tố quan trọng giúp Mỹ thông qua việc cắt đường giao thương với TC ở phía nam và phía đông, tiếp đó, bằng việc thực hiện cấm vận TC và tạo áp lực khiến các quốc gia nhỏ láng giềng của TC cũng phải hành động tương tự. Không có được sự hợp tác đó của họ, Mỹ thực sự sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Nga có thể sẽ là mấu chốt của một cuộc phong tỏa thành công và cũng có thể đảo ngược thế cân bằng của cuộc phong tỏa nếu chọn đứng về phía Mỹ hay TC. Mặt khác, Nga có vị thế đáng chú ý trong việc làm giảm đi những ảnh hưởng phong tỏa đối với TC. Thương mại của Nga có thể chống lại được sự cấm vận của Mỹ nhờ vào kho vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường mạnh có thể loại trừ bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ trong việc tạo ra sức ép quân sự.
Mặt khác, quốc gia phía bắc TC có thể nghe được hồi chuông báo tử cho những nỗ lực của TC trong việc chống lại cuộc phong tỏa hải quân. Ở cấp độ chính trị, Moscow tiếp tục có ảnh hưởng lên những quyết định được đưa ra bởi các nước Trung Á láng giềng của TC và đồng thời cũng có thể thuyết phục họ từ chối lời khẩn nài của TC trợ giúp như các quốc gia quá cảnh. Điều đó cũng có thể bảo đảm rằng hai nước sản xuất dầu mỏ là láng giềng của TC cũng sẽ sớm ngừng cung cấp xăng dầu cho TC.
Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ tập trận chung trên biển
Mỹ dự định vận hành cùng lúc hai cụm tác chiến tàu sân bay tại châu Á-Thái Bình Dương
Theo đó, để chuẩn bị cho việc tiến hành phong tỏa hải quân đạt được hiệu quả, Mỹ sẽ nỗ lực xây dựng một “liên minh tối thiểu” với Ấn Độ, Nhật Bản và Nga. Nếu cả ba quốc gia này đồng thuận có sự đồng thuận chung với cuộc phong tỏa hải quân của Mỹ thì TC sẽ bị đẩy vào thế gọng kìm cả về kinh tế lẫn chính trị. Nếu không, cuộc phong tỏa hải quân sẽ tái tổ chức lại trật tự cuộc chiến tranh Trung – Mỹ theo hướng bất lợi đối với Mỹ.
Một liên minh tối thiểu như vậy chỉ có thể phát triển theo duy nhất một con đường: Việc TC thúc đẩy bá quyền khu vực sẽ gắn kết các các quốc gia trong khu vực ủng hộ cho một phản ứng quyết liệt từ phía Mỹ. Đối với một nước TC hung hăng thì hành động cấm vận tập thể sẽ khó xảy ra bởi những hệ quả tiềm tàng của một cuộc phong tỏa, có thể là sẽ tạo ra một cuộc xung đột lớn hơn với TC. Bốn quốc gia (Mỹ, Nhật, Nga, Ấn) sẽ không kết hợp lại với nhau xung quanh một chính sách ngăn chặn ngầm cho đến khi mỗi nước cảm thấy rằng lợi ích quốc gia của nước mình bị đe dọa bởi TC trong tương lai.
Trong khi khả năng này có thể còn xa ở thời điểm hiện tại, Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Nga đều lo sợ rằng có thể một ngày nào đó TC sẽ đi đến kết luận rằng nước này phải sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích của mình và để giải quyết thế lưỡng nan về mặt an ninh. Cả bốn cường quốc đều tránh đề cập thẳng tới khả năng này. Nếu sức mạnh và ảnh hưởng của TC ở châu Á tiếp tục gia tăng, thì những ràng buộc giữa các nước sẽ được củng cố không ngoài việc tin vào những ý đồ hiếu chiến của TC, mà còn bởi tình thế rất bấp bênh đối với vị thế tương lai của họ.
(còn tiếp)
* Bài viết của chuyên gia Sean Mirski là đồng tác giả của phân tích “Vấn đề nan giải ở châu Á: Trung Hoa, Ấn Độ và trật tự toàn cầu mới”