Trung Quốc sẵn sàng công nhận Taliban nếu nhóm này tiếp quản được Kabul
Quí Bạn đọc thân mến,
Ngày mà Taliban tiếp quản được Kabul và Trung Quốc -TQ – sẵn sàng công nhận nó chỉ đếm từng ngày và lịch sử sẽ có dịp được chứng kiến tường tận bản chất của TQ đối với Afghanistan sẽ như thế nào vì đó là nơi TQ có ảnh hưởng mạnh nhứt trên bất cứ CQ nào mà TQ có được bên ngoài TQ nó mở màn cho giai thoại “nhứt hóa tam” đầy thú vị [ Nga – Mỹ – Tàu] hay nó là bàn cờ trớ trêumới “giải khát bằng thuốc độc” trên thế giới . BBT
Trung Quốc sẵn sàng công nhận Taliban nếu nhóm này tiếp quản được Kabul
Đức Thiện •Thứ Bảy, 14/08/2021
Tờ U.S News dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ và tình báo nước ngoài cho biết chế độ Trung Quốc sẵn sàng công nhận Taliban là lực lượng cầm quyền hợp pháp tại Afghanistan nếu nhóm chiến binh Hồi giáo này tiếp quản được thủ đô Kabul từ tay chính phủ Afghanistan vốn đã đang được phương Tây hậu thuẫn.
Embed from Getty Images
Trung Quốc trước đây đã từng công khai gây sức ép buộc Taliban phải tiếp tục đàm phán hướng tới một thỏa thuận hòa bình với chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani. Đây vốn là kịch bản kết thúc chiến tranh Afghanistan mà Bắc Kinh ưu tiên và Washington cũng thúc ép các bên nỗ lực đạt được.
Tuy nhiên, mới đây U.S News dẫn các nguồn tin tình báo nói rằng các đánh giá quân sự và tình báo của Trung Quốc về tình hình Afghanistan đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức với Taliban thay vì làm việc hướng tới một thỏa thuận hòa bình với chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani.
Động thái đảo chiều của Bắc Kinh đến khi Taliban hiện đang chiếm giữ được hơn 10 thủ phủ, trong đó có một thành phố gần thủ đô Kabul.
Theo U.S News, Trung Quốc trước nay luôn muốn giữ sự ổn định tại Afghanistan bởi vì điều đó sẽ cho phép họ thu lợi từ các khoản đầu tư kinh tế trước đó vào khu vực này, trong đó có các mỏ khai khoáng tại Afghanistan. Trung Quốc cũng muốn Afghanistan ổn định để bảo vệ các dự án cơ sở hạ tầng mà Bắc Kinh đang theo đuổi tại Pakistan, nước có đường biên giới chung với Afghanistan.
Nhưng trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc đã đang bắt đầu chuẩn bị cho những điều mà họ xem là các tình huống bất trắc một cách thực tế hơn. Họ đang tính toán đến kịch bản tại Afghanistan mà cả Bắc Kinh và Taliban đều muốn.
Tháng trước, Anh Quốc đã đánh tiếng sẽ làm việc với Taliban nếu nhóm này nắm quyền điều hành chính quyền tại Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc Ben Wallace khi đó đã nói với Daily Telegraph: “Bất kể chính quyền nào, miễn là họ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế hiện hành, thì chính phủ Anh Quốc sẽ làm việc với họ”.
Trong khi đó, thư ký báo chí của Chính quyền Biden, bà Jen Psaki hôm 13/8 cho hay: “Nếu Taliban mong muốn được quốc tế công nhận tính hợp pháp, thì những hành động [của họ trên chiến trường] sẽ không đem đến cho họ tính hợp pháp mà họ theo đuổi”.
“Họ có thể lựa chọn dốc toàn lực vào tiến trình hòa bình như họ đang làm với chiến dịch quân sự. Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục họ làm vậy”, bà Psaki nói thêm.
Trước diễn biến phức tạp tại Afghanistan, cộng đồng quốc tế cũng đã tổ chức một cuộc họp kêu gọi ngừng bắn và cảnh báo sẽ không công nhận bất kể chính phủ nào chiếm quyền tại Afghanistan bằng vũ lực.
Theo AP, cuộc họp nêu trên do Qatar triệu tập và được tổ chức tại Doha từ ngày 10 đến 12/8 vừa qua. Các thành viên tham gia hội nghị bao gồm các đặc phái viên và đại diện đến từ Mỹ, Trung Quốc, Anh Quốc, Uzbekistan, Pakistan, Qatar, Đức, Ấn Độ, Na Uy, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu.
Hội nghị hôm 12/8 đã phát đi tuyên bố chủ tịch cho hay: “Các thành viên tham gia hội nghị thúc giục cả hai bên [tại Afghanistan] phải thực hiện các bước để tạo dựng niềm tin và tăng tốc các nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chính trị và ngừng bắn toàn diện nhanh nhất có thể”.
“Các thành viên tham gia hội nghị khẳng định rằng họ sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ nào tại Afghanistan mà được lập lên thông qua sử dụng lực lượng quân sự”, tuyên bố nói tiếp.
Tuyên bố của hội nghị cũng nhấn mạnh đến các nguyên tắc định hướng cho một thỏa thuận chính trị tại Afghanistan: chính phủ hòa hợp; tôn trọng nhân quyền, trong đó có các quyền của phụ nữ và các nhóm thiểu số; một cơ chế để thực thi chính phủ đại diện; cam kết không cho phép bất cứ bên nào tại Afghanistan được đe dọa an ninh của các quốc gia khác; và cuối cùng là tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế.
Đức Thiện (T/h)