Trung quốc ngày nay qua cái nhìn của một người tàu
Thật may mắn – thật tình phải nói như vậy – còn không ít người Việt nam nơm nớp lo sợ nước Việt nam rồi đây sẽ mất để trở thành một nước Tàu . Thế giới đang lo đối phó nạn bành trướng hết tốc lực và toàn diện của Tàu nhằm làm chủ thế giới . Vụ bắt bà Meng Wanzhou, Giám đốc tài chánh của Công ty Huawei, đúng là một cú đá giò lái quá nặng của Mỹ đối với Tàu trong chánh sách chạy đua thực hiện bá quyền của Tàu.
Tựa quyển sách của 2 nhà nghiên cúu người pháp chuyên về chánh trị tàu, Sophie Boisseau du Rocher và Emmanuel Dubois de Prisque (Odile Jacob, Paris, 2019) được tác giả trình bày dưới dạng chơi chữ “Tàu v(L)à thế giới” (La Chine e(S)t le monde – La Chine ET=VÀ nhưng có thêm S, đọc nguyên chữ EST=LÀ, động từ).
Nếu có người việt nam muốn viết một cuốn sách về đất nước của mình sẽ mất trọn cho Tàu do ý chí của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, tưởng cuốn sách đó cũng nên có cái tựa viết giống như vậy, cùng cách chơi chữ, là “Việt nam v(L)à Tàu” để báo động cho những người chưa thấy, chưa biết quốc nạn, có không đọc sách mà chỉ thấy cái tựa thì cũng đủ hiểu chuyện . Hiểu số phận Việt nam đã được Nguyễn Phứ Trọng và cả đảng cộng sản đang kín đáo từng bước thực hiện.
Tàu dưới con mắt thế giới
Huawei không chỉ là nhà sản xuất thứ hai trên thế giới về trang thiết bị viển thông và spartphone mà đó thật sự là võ khí hàng đầu của chiến lược bá quyền của tàu . Huawei nuôi tham vọng sẽ thay thế công nghệ mỹ và, với tất cà phương tiện, sẽ nắm giử vai trò chủ đạo của ngành này . Và đang tập trung vào 5G, không chỉ chiếm thị trường, mà nhằm chủ động và kiểm soát được thông tin về kỷ nghệ, về hoạt động của chánh phủ các nước, các thành phố, giao thông, các dịch vụ, ngân hàng, … Và nhứt là vũ khí . Tóm lại, kẻ thắng sẻ làm chủ thế giới. Giửa Mỹ và Huawei là cuộc chiến sanh tử . Nhưng với Bắc kinh không chỉ có 5G phải đạt cho được mà là quyết tâm làm chủ trọn vẹn thế giới.
Sách lược tấn công thế giới của Tàu thật sự đã bắt đầu từ mươi năm qua . Trước đây, Bắc kinh còn giử lời dạy của Đặng Tiểu-bình «Từ từ và giừ thế khiêm tốn» nhưng cuôc khủng hơảng kinh tế năm 2008 đã làm cho Tây phương chao đảo, Bắc kinh vội nắm ngay thời cơ, leo lên ngôi vị bá chủ.
Năm 2012, Xi Jinping nắm quyền, thay đổi chiến lược . Xi muốn kết hợp 2 nền độc tài – ngàn năm quân chủ và triều đại cộng sản – tiến lên tuyên bố nay là thời điểm «phục hưng nước tàu», một chánh sách xâm chiếm không giới hạn : chiếm biển đông, bắc cực, kiểm soát mươi hải cảng có khả năng đón tiếp hải quân tàu, tạo mươi quốc gia chư hầu do ràng buộc về thương mải như thời đế quốc tàu.
Trên mặt trận ngoại giao và đối với những cơ chế quốc tế, Tàu đã thoát khỏi cách ứng sử củ, sai khiến những chánh phủ chịu ảnh hưởng của mình để lủng đoạn những nguyên tắc nền tảng của Liên Hiệp quốc, xâm nhập vào khối Liên Âu, mua chuộc một số quốc gia nhỏ bị kinh tế khủng hoảng để phá thế đoàn kết của Liên Âu, bảo vệ quyền lợi của Tàu, chống lại những tấn công nhơn quyền, …
Để thực hiện kỷ niệm 100 năm ngày lập đảng cộng sản và 100 năm ngày khai sanh nước Công hòa Nhơn dân trung hoa, Bắc kinh bắt đầu bằng cách tỏ ra mình là một cường quốc hào phóng, có một hệ thống quyền lực vượt trội hơn những chế độ dân chủ tây phương, có khả năng đem lại sự tăng trưởng và sự ổn định . Tàu sẳn sàng mời những nhà lãnh đạo chánh trị các nước tới tu nghiệp, đều được hậu đải, thanh niên uu tú, ký giả, tới làm việc, tu nghiệp, được thù lao rộng rải . Đồng thời, họ còn tài trợ cho hàng ngàn trung tâm nghiên cúu (think tank) trên thế giới . Hiện tại, Tàu có 350 000 sinh viên học ở Huê kỳ và 35 000 ở Pháp, số tiền sinh viên đóng cho các Đại học sẽ có khả năng làm cho các Đại học ấy phải bỏ những môn mà Xi Jinping không hài lòng.
Một người tàu nhìn Trung quốc
Dưới cái nhìn của thế giới, Tàu không còn là một thách thức mà là mối nguy đang thật sự hăm dọa an ninh thế giới, nhứt là đối với Tây Âu và những giá trị của nó . Thế mà trong lúc đó, Tàu khoe khoang sự phát triển của họ hoàn toàn hòa bình và nhứt là trong ADN của họ không có chứa mầm chiến tranh . Nhưng ngân sách quốc phòng của tàu tăng trưởng mau hơn sản lượng nội địa (PIB).
«Một người tàu» nhìn Trung quốc, như nói trên đây, là nhà văn Dai Sijie hiện ở bên Tàu để vận động tài chánh thực hiện bộ phim của ông, đồng thời ông cũng cho ấn hành ở Paris quyển truyện nói về cuộc đời của Ông Nội của ông.
Trong cách mạng văn hóa, ông là cậu bé mươi tuổi và đã bị mọi người ghét, coi ông là người tội hình sự vì có ông nội là mục sư tin lành . Năm 1949, khi cộng sản chiếm trọn nước tàu, ông nội của ông làm mục sư đang điều hành một cô nhi viện . Đó là trọng tội.
Sau năm 2011, Dai biến mất khỏi Pháp . Ông trở về Tàu nơi ông mô tả như một nước dễ thương một cách trung bình . Nhận xét nổi bật của ông là ở Tàu có lối «1% những người sống không sống chỉ vì tiền. Ngáy nay, tiền trở thành cái đạo của người tàu . Ông thấy một tỷ người tàu thay đổi : trước kia, mọi người đều là cách mạng và ông đã sống trong xấu hổ vì ông thuộc gia đình một mục sư trong lúc những người khác thuộc gia đình thợ thuyền, nông dân, binh sĩ, …Nhưng ngày nay, nếu ai không kiếm được tiền mới là người đáng lấy làm xấu hổ».Thật ra đây là giá trị qui chiếu chung của các chế độ cộng sản.
Ở Tàu, Dai có thể chạy ra tiền để làm phim nhưng ông không thể xin được giấy phép để in và phổ biến những tác phẩm của ông ở đó . Từ nhỏ đã mang đức tin thiên chúa giáo, ông cứ nghị tới đời sống của Christ và ông nội của ông, người giúp đở rất nhiều cho người nghèo khổ và bản thân cũng bị đau khổ nhiều . Vậy phải chăng cái đau khổ là hai điều song song với nhau ở hai người ? Ông nhớ lại cảnh bị đấu tố, người trong gia đình tố nhau với Hồng Vệ binh, …Ông nhớ lại cha mẹ của ông, nguyên là y sĩ, bị cách mạng giam ở một nơi khác . Cảnh tịch thâu nhà cửa, của cải, khám xét, vô cùng khủng khiếp.
Một hôm vừa đi học về, Dai nghe những tiếng hò hét lớn, sỉ vả ông nội của ông là một tên nô lệ Tây phương, tên phản quốc, một tên gián điệp . Ông còn nhớ ông nội của ông quì trên một bục cao, rồi có một Hồng Vệ binh đá ông nội của ông té nhào xuống đất. Ông ngất liệm đi như chết . Mọi người chỉ đứng nhìn, không ai tới giúp đở . Rồi bỏ đi.
Cơn ác mộng hết sau khi Mao chết . Ngày nay, ở Tàu, Dai nhận thấy một điều lạ, không biết có phải là sự nghiệp của Mao để lại hay không, đó là ở Tàu có cả 100 triệu người thiên chúa giáo . Không phải như ở Pháp, mà đó là những giáo dân thuần thành, thật sự hành đạo, sống đời sống đạo nghiêm túc.
Trước kia, dưới thời Mao, ông nội của Dai câu nguyện, đọc kinh, phải núp trong bớng tối vì không dám đốt đèn . Ngày nay, tín đồ đi nhà thờ, nhà nguyện . Nhưng vẫn còn điều bị chế độ, tuy không còn Mao, cấm kỵ, đó là không được phép truyền đạo.
Dai không xin được phép in sách của ông ở Tàu vì sách viết bằng tiếng tàu và trong sách, nhắc lại ông nội là một mục sư. Như vậy là phạm tội tuyên truyên tôn giáo.
Truyện của Dai đem thực hiện phim . Nhờ nhiều bạn bè làm điện ảnh, tài tử nổi tiếng vận động xin phép . Việc xin phép có thể được chấp thuận nhưng với điều kiện nhơn vật là mục sư phải thay đổi, như làm giáo viên, cán bộ, đảng viên…
Ngày nay, nước tàu phát triển, là cường quốc thừ nhì của thế giới . Dân tàu đông đảo đi ra nước ngoài. Nhưng những thứ cộng sản đặc sệt vẫn còn nguyên và ở khắp nơi . Đó là tổ chức và quyền lực. Người ta thât sự không ai nói tới «độc tài» nhưng mọi thứ quyền lực đều nằm trong tay của một đảng duy nhứt đang cầm quyền.
Mọi người ai cũng đều có thể làm giàu nhưng, với điều kiện phải được đảng cộng sản ok . Mọi người đều có thể làm chuyện mình muốn, nhưng trước hết phải chờ đảng quyết định . Trong những xí nghiệp tư, phải có những đơn vị đảng dòm ngó dùm.
Tàu là nước tư bản nhưng đảng cộng sản mạnh hơn, nó kiểm soát tất cả, cả tư tưởng, cả mọi phản ứng tâm lý của dân.
Tuy nhiên có những chuyện mà cái đảng cực mạnh đó không thể kiểm soát được, không can thiệp được, nó chịu bất lực, đó là bịnh hoạn, chết. Những người lãnh đạo đảng như Xi, như Lý, như …bịnh, chết, đảng cộng sản toàn quyền, triệt để, toàn diện, cũng chịu thua thôi.
Nguyễn thị Cỏ May