Trung Cộng không tán thành hành động của Nga đối với Ukraina
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi.
Theo VOA – Scott Stearns – 18.03.2014
Trong lúc các nước Tây phương áp đặt các biện pháp chế tài đối với Nga vì vấn đề Crimea, một số nước đồng minh của Moscow cũng nêu nghi vấn về những hành động của Nga ở Ukraina. Thông tín viên Scott Stearns của đài VOA tại Bộ Ngoại giao Mỹ có bài tường thuật về ảnh hưởng của vụ giằng co này đối với các mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc và các nước thuộc Liên Xô cũ.
Trong cuộc nội chiến Syria, Trung Quốc và Nga đã cùng nhau ngăn chặn những hành động cứng rắn hơn đối với Tổng thống Bashar al-Assad. Moscow và Bắc Kinh đều cho rằng sự hậu thuẫn của nước ngoài đối với phe nổi dậy là một hành động xâm phạm chủ quyền của Syria.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngấm ngầm chia rẽ với Nga về Crimea – vì cùng một lý do là vấn đề chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như sau về lập trường của Bắc Kinh.
“Trung Quốc luôn tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả mọi nước trên thế giới. Vụ khủng hoảng Crimea phải được giải quyết bằng đường lối chính trị trong khuôn khổ của luật pháp và trật tự. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh và tự chế để tình hình căng thẳng không leo thang thêm nữa.’
Giáo sư Keith Darden của Đại học American Univeristy ở Washington cho biết Trung Quốc không muốn thấy sự việc nào làm cho những phong trào đòi ly khai ở nước họ trở nên mạnh mẽ hơn.
“Trung Quốc có chính sách Một Nước Trung Hoa, một chính sách rất cứng rắn chống lại chủ nghĩa ly khai. Họ đòi quốc tế hậu thuẫn cho lập trường của họ đối với vấn đề Đài Loan. Ý tưởng cho rằng thông qua việc tiến hành những cuộc trưng cầu dân ý, một phần nào đó của một nước nào đó có thể quyết định tách ra khỏi nước đó mà không có sự chấp thuận của chính phủ trung ương, là một ý tưởng mà Trung Quốc không bao giờ tán thành. Vì vậy Nga đang tự cô lập bằng hành động này.”
Khi Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về vấn đề Crimea, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng và tuyên bố là cần phải làm nhiều hơn nữa để làm cho vụ khủng hoảng này bớt căng thẳng.
Các giới chức Hoa Kỳ mô tả hành động của Nga ở Crimea là vượt khỏi các chuẩn mực hành xử quốc tế. Họ cho biết họ đang tham khảo ý kiến chặt chẽ với Trung Quốc về vấn đề Ukraina để tìm cách làm cho Nga bị cô lập nhiều hơn nữa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki phát biểu như sau.
“Chúng tôi tiếp tục hy vọng là nhiều thành viên của cộng đồng quốc tế, kể cả Trung Quốc, đang phối hợp với nhau và hợp tác với nhau về những hành động bất hợp pháp mà Nga đã thực hiện trong vụ này và áp lực cần được tạo ra không phải chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ các nước khác trên khắp thế giới.”
Việc binh sĩ Nga chiếm quyền kiểm soát tại một nước thuộc Liên Xô cũ cũng nêu lên nghi vấn là Nga có muốn duy trì hiện trạng của thời hậu Chiến tranh Lạnh hay không. Về việc này, giáo sư Darden cho biết như sau.
“Như Kazakhstan chẳng hạn. Nước này chắc chắn là rất lo ngại trước ý tưởng cho rằng những khối dân nói tiếng Nga có quyền quyết định về vấn đề có tách ra để trở thành một phần của Liên bang Nga hay không. Bên trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, Nga đã khẳng định rất rõ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, và đó chính là lý do tại sao Nga đã có được những mối quan hệ khá tốt đẹp với Kazakhstan và một số các nước láng giềng. Việc phá vỡ nguyên tắc đó sẽ tạo ra rất nhiều thiệt hại cho các mối quan hệ đó.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng vụ khủng hoảng Crimea không do Nga gây ra. Ông yêu cầu Cộng đồng các Quốc gia Độc lập tổ chức một cuộc họp vào đầu tháng tư để thảo luận về vụ khủng hoảng ở Ukraina.
Trong cuộc nội chiến Syria, Trung Quốc và Nga đã cùng nhau ngăn chặn những hành động cứng rắn hơn đối với Tổng thống Bashar al-Assad. Moscow và Bắc Kinh đều cho rằng sự hậu thuẫn của nước ngoài đối với phe nổi dậy là một hành động xâm phạm chủ quyền của Syria.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngấm ngầm chia rẽ với Nga về Crimea – vì cùng một lý do là vấn đề chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như sau về lập trường của Bắc Kinh.
“Trung Quốc luôn tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả mọi nước trên thế giới. Vụ khủng hoảng Crimea phải được giải quyết bằng đường lối chính trị trong khuôn khổ của luật pháp và trật tự. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh và tự chế để tình hình căng thẳng không leo thang thêm nữa.’
Giáo sư Keith Darden của Đại học American Univeristy ở Washington cho biết Trung Quốc không muốn thấy sự việc nào làm cho những phong trào đòi ly khai ở nước họ trở nên mạnh mẽ hơn.
“Trung Quốc có chính sách Một Nước Trung Hoa, một chính sách rất cứng rắn chống lại chủ nghĩa ly khai. Họ đòi quốc tế hậu thuẫn cho lập trường của họ đối với vấn đề Đài Loan. Ý tưởng cho rằng thông qua việc tiến hành những cuộc trưng cầu dân ý, một phần nào đó của một nước nào đó có thể quyết định tách ra khỏi nước đó mà không có sự chấp thuận của chính phủ trung ương, là một ý tưởng mà Trung Quốc không bao giờ tán thành. Vì vậy Nga đang tự cô lập bằng hành động này.”
Khi Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về vấn đề Crimea, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng và tuyên bố là cần phải làm nhiều hơn nữa để làm cho vụ khủng hoảng này bớt căng thẳng.
Các giới chức Hoa Kỳ mô tả hành động của Nga ở Crimea là vượt khỏi các chuẩn mực hành xử quốc tế. Họ cho biết họ đang tham khảo ý kiến chặt chẽ với Trung Quốc về vấn đề Ukraina để tìm cách làm cho Nga bị cô lập nhiều hơn nữa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki phát biểu như sau.
“Chúng tôi tiếp tục hy vọng là nhiều thành viên của cộng đồng quốc tế, kể cả Trung Quốc, đang phối hợp với nhau và hợp tác với nhau về những hành động bất hợp pháp mà Nga đã thực hiện trong vụ này và áp lực cần được tạo ra không phải chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ các nước khác trên khắp thế giới.”
Việc binh sĩ Nga chiếm quyền kiểm soát tại một nước thuộc Liên Xô cũ cũng nêu lên nghi vấn là Nga có muốn duy trì hiện trạng của thời hậu Chiến tranh Lạnh hay không. Về việc này, giáo sư Darden cho biết như sau.
“Như Kazakhstan chẳng hạn. Nước này chắc chắn là rất lo ngại trước ý tưởng cho rằng những khối dân nói tiếng Nga có quyền quyết định về vấn đề có tách ra để trở thành một phần của Liên bang Nga hay không. Bên trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, Nga đã khẳng định rất rõ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, và đó chính là lý do tại sao Nga đã có được những mối quan hệ khá tốt đẹp với Kazakhstan và một số các nước láng giềng. Việc phá vỡ nguyên tắc đó sẽ tạo ra rất nhiều thiệt hại cho các mối quan hệ đó.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng vụ khủng hoảng Crimea không do Nga gây ra. Ông yêu cầu Cộng đồng các Quốc gia Độc lập tổ chức một cuộc họp vào đầu tháng tư để thảo luận về vụ khủng hoảng ở Ukraina.