Trừng phạt kinh tế và thỏa hiệp nguyên tử Iran – Gs. Nguyễn Bá Lộc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trừng phạt kinh tế và thỏa hiệp nguyên tử Iran – Gs. Nguyễn Bá Lộc

Trừng phạt kinh tế (Economic sanction) là biện pháp chế tài quốc tế chống lại một quốc gia có những hành động tác hại nghiêm trọng cho một số lớn người dân thường, hay một chủng tộc, hoặc xâm lăng một quốc gia khác.

Trừng phạt kinh tế trước hết là làm cho nền kinh tế nước bị trừng phạt suy yếu đi để từ đó chấp nhận từ bỏ hành động gây hiểm họa.

Qua lịch sử, Hoa kỳ Âu châu và Liên hiệp quốc đã nhiều lần xử dụng biện pháp trừng phạt kinh tế cho nhiều trường hợp khác nhau. Nói chung những lần đó có đạt được kết quả, nhiều hay ít tùy trường hợp.

Hồi đầu tháng 5 vừa qua, TT Trump tuyên bố rút ra khỏi Hiệp ước nguyên tử Iran đã ký năm 2015, và sẽ áp dụng lại trừng phạt kinh tế lên nước nầy.

Đây là vấn đề thời sự quốc tế khá quan trọng. Chúng tôi xin trình bày tóm tắt qua hai phần:

Khái lược Trừng phạt kinh tế

Trường hợp Trừng phạt kinh tế Iran

I.Khái lược về trừng phạt kinh tế  (Economic sanction)

1. Định nghĩa và tóm lược Trừng phạt kinh tế.

Lịch sử bang giao quốc tế, gần như luôn luôn có những xung đột xảy ra giữa hai quốc gia hay giữa nhiều quốc gia. Hòa bình thực sự ít hơn là chiến tranh.

Nguyên nhân mâu thuẩn là do một trong các lý do chánh: kinh tế, tôn giáo, chủng tộc hay ý thức hệ chánh trị.

Chủ đề của bài nầy là Trừng phạt kinh tế là một loại chiến tranh trên mặt kinh tế nhằm giải quyết một hiểm họa trên bình diện thế giới.

Iran Hoa kỳ áp dụng biện pháp Trừng phạt kinh tế từ hơn hai thập niên trứơc do Chánh quyền Iran hổ trợ khủng bố chống lại Tây phương. Từ năm 2010, Iran bị trừng phạt kinh tế nặng nề khi nước Hồi giáo độc tài hung hản nầy gia tăng mạnh mẽ chương trình tinh luyện nguyên tử để sản xuất bôm nguyên tử. Cả Hoa kỳ , Âu châu và Liên Hiệp quốc dưa những biện pháp Trừng phạt kinh tế rất mạnh lên Iran hầu ngăn chận mối nguy hiểm rất lớn trong vùng Trung đông và cả thế giới nếu Iran thực hiện được bôm nguyên tử.

Kinh tế Iran bị suy sụp năng nề do những biện pháp trừng phạt đó và dẫn tới Hiệp ước nguyên tử Iran có tên Join Comprehensive Plan of Action (JCPOA) ký hồi 2015.

Nhưng đầu tháng năm vừa qua, TT Trump rút ra Hiệp ước nầy, vì cho nó quá tồi tệ, cần thương lượng lại. (Chi tiế của JCPOA đươc trình bày ở phần II bài nầy).

Cách khái quát, Trừng phạt kinh tế là hình phạt của một hay nhiều quốc gia lên một quốc gia khác hay một cá nhân khác về phương diện thương mại và tài chánh nhằm cho mục tiêu nào đó.

Thông thường trừng phạt kinh tế đưa ra là do một nước có nền kinh tế mạnh hơn nước bị trừng phạt.

Vì nước bị trừng phạt có phản ứng đành trả lại. Tùy sức của nước đó cũng như tùy chính sức của mình và đồng minh của mình.

Hậu quả là cả hai bên đều có thiệt hại ít hay nhiều. Cho nên thường có sự suy tính kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định trừng phạt kinh tế.

Mức độ và biện pháp trừng phạt khác nhau tùy trường hợp. Nói chung là các biện pháp về mậu dịch và tài chánh.

Hình thức và mức độ từ nhẹ đến nặng gồm :

Biện pháp nhẹ nhứt là tăng quan thuế (Tariff) cho hàng hóa nhập cảng từ nước bị trừng phạt. Mục đích là hạng chế nhập cảng một số loại hàng nhằm giảm bớt nhập siêu hay nhằm bảo vệ một số kỹ nghệ trong nước.

Cấm nhập cảng một số hàng hóa. Nêu rõ một danh sách hàng hóa bị cấm nhập , nhằm suy yếu kinh tế nước xuất cảng,nhứt là quan trọng.

Cấm xuất cảng hành hóa, nhứt là hàng quan trọng rất cần thiết cho nước bị chế tài.

Cấm đầu tư tại nước bị trừng phạt. Ngăn cấm chuyển vận.

Cấm giao dịch tài chánh ngân hàng.

Phong tỏa tài sản tiền bạc củ các ngân hàng của nước bị chế tài hiện có trên quốc gia đi trừng phạt.

Các biên pháp chế tài còn liên quan tới cơ sơ công ty của nước thứ ba có liên hệ làm ăn với nước ban hành chế tài và nước bị chế tài.

Các cá nhân có dính líu trong các biện pháp chế tài có thể bị trừng phạt theo.

Liên hiệp quốc có khi có biện pháp chế tài kinh tế nếu một một quốc gia vi phạm luật quốc tế hay có hành động nguy hiểm đến an ninh quốc tế . Vì Liên Hiệp quốc có một số cơ quan và chương trình kinh tế tài chánh cho các quốc gia.

Các biện pháp chế tài có thể gồm một phần hay toàn bộ

Một nước mạnh hay một nhóm nước hợp lại mới đi trừng phạt nước yếu hơn.

Trừng phạt kinh tế là một loại chiến tranh về kinh tế. Nước bị trừng phạt có phản ứng lại. Hiệu quả trừng phạt nhiều hay ít là tùy sức mạnh của nước áp đặt trừng phạt và nước bị trừng phạt.

2.Các trường hợp chế tài kinh tế mạnh đã thực hiện .

Trong khoảng 4 thập niên qua Hoa kỳ, Âu châu và Liên Hiệp quốc xử dụng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối với  một số nước , có thể coi là quan trọng. Có kể rấ tóm tắt một số trường hợp lớn như:

Với Nga, vì Nga xâm chiếm bán đảo Creamia, và xâm lấn biên giới Ukraina, nên bị Hoa kỳ và Âu châu chế tài. Nga chịu thịệt hại năng về kinh tế, nhứt là xuất cảng dầu lửa qua Âu châu, và đầu tư ngoại quốc từ Hoa kỳ và Âu châu. Trừng phạt nầy làm Nga không còn giúp phiến loạn ở Ukraina.

Với Bắc Hàn, Liên Hiệp quốc và Hoa kỳ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt rất nặng nề, vì chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. Các biện pháp toàn diệ về kinh tế, mậu dịch, chuyển vận, tài chánh.. Bắc Hàn là nước quá nghèo và yếu kém. Phần lớn trông cậy ở Trung quốc. Kinh tế Bắc hàn gần như suy sụp hoàn toàn . Chính việc Bắc Hàn đồng ý họp thương đỉnh với Hoa kỳ trong tháng tới phần chánh là nhờ hậu quả nghiêm trọng của trừng phạt kinh tế.

Hoa kỳ trừng phạt Cuba trong nhiều năm, vì sự chà đạp nhân quyền của nước Cộng sản nầy.

Hoa kỳ cũng đã trừng phạt kinh tế Việt Nam khi nước nầy xâm chiếm Cambodia năm 1978. Và kinh tế VNCS bị kiệt huệ từ 1980 đến 1986, một phần do cấm vận nầy. Nay Kinh tế VN phụ thuộc quá nhiều ở xuất cảng và đầu tư ngoại quốc, VN trông cậy ở thị trường Hoa kỳ và Âu châu và phần lớn các nhà đầu đến từ các nước tư bản. Nếu bị trừng phạt từ Hoa kỳ và Âu châu thì kinh tế VN suy sụp không đở nỗi, dù có Trung quốc bao che.

Với Trung quốc, gần đây trong tháng trước,  Hoa kỳ chỉ mới dọa là hai nước có thể có chiến tranh kinh tế. TT Trump mới quyết định một chiêu rất nhỏ là tăng thuế quan nhôm và thép, và định sẽ đánh nhiều loại hàng hóa khác trị giá $150 tỷ. Nhưng rồi hai nước lại vội vàng tìm cách thỏa hiệp trong mấy ngày qua. Trận chiến kinh tế dường như không bùng nỗ. Lý do chánh là vì kinh tế hai bên cần dựa vào nhau. Nếu đánh thật , đánh mạnh hai bên sẽ bị thiệt hại rất lớn. Bên bị thiệt hại nặng nhứt là Trung quốc.

Với Iran, Hoa kỳ nhiều lần trừng phạt kinh tế nước nầy. Từ 1979 cho đến 2015 , khi có Hiệp định nguyên tử với Iran.

Và nay Hoa kỳ đang dọa trừng phạt lại với mức dộ cao chưa từng thấy. ( Trình bày dưới đây).

II.Tóm lược trừng phạt kinh tế và Hiệp ước nguyên tử IRAN

Trừng phạt kinh tế Iran  và Hiệp ước nguyên tử Iran có tính cách lịch sử và quan trọng trong vùng Trung đông nơi có nhiều máu lửa .Một giải pháp hòa bình và ổn định chưa bao giờ thực hiện được, mặc dầu có quá nhiều cố gắng. Vùng nầy vừa là sự tranh chấp triền miên , vừa là nơi sản sanh và tạo ra nhiều khủng bố trên khắp thế giới. Một vùng giàu vì có nhờ nhiều dầu lửa, nên các nước tư bản vô và làm tình hình phức tạp thêm.

Iran là nước  giàu thứ nhì trong vùng và đứng thứ 5 trên thế giới về xuất cảng dàu lữa. Iran là nước độc tài và hung hản, vừ có sức mạnh kinh tế vừa có sức mạnh quân sự. Đó là diều lo ngại lớn cho Tây phương và nhứt là cho Do Thái.

Tình trang trên làm cho Iran là một trong những nước bị trừng phạt kinh tế nặng nhứt và lâu dài nhứt. Tình hình càng đen tối hơn, nguy hiểm hơn , khi Iran xây dựng chương trình nguyên tử .

Thế giới thấy phải cố ngăn chận Iran ngừng sản xuất nguyên tử. Những giải pháp thương thảo ngoại giao thông thường không đạt được. Vì bản chất chánh quyền Iran và vì phía sau Iran có Nga và Trung quốc yểm trợ.

Hoa kỳ và Tây Âu cố gắng nhanh chống phải có giải pháp. Một mặt gia tăng trừng phạt kinh tế tối đa . Một mặt dụ dỗ Iran đi theo con dường hòa dịu hơn, khi Iran có một Tổng thống tương đối ôn hòa, và khi trong nước dân chúng Iran nổi dậy chống chánh quyền gia tăng.

Đó là cơ hội và hoàn cảnh cho tiến trình Hiệp định nguyên tử Iran 2015.

1.Trừng  phạt kinh tế Iran trước khi ký Hiệp ước nguyên tử

Các trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của Liên hiệp quốc, Hoa kỳ và Âu châu lên Iran từ năm 2006 khi Iran có chương trình hạt nhân nhằm tiến tới chế tạo bôm nguyên tử và lúc Iran bung ra ngoài yểm trợ các nhóm khủng bố nhiều hơn.

Iran cố phát triển sức mạnh quân sự để trở thành một quốc gia mạnh nhứt trong vùng nhằm kềm chế Do Thái, chống A rập Saudia, Iraq. Và yểm trợ mạnh hơn nữa các nhóm khủng bố. Nếu có nguyên tử thì sức mạnh quân sự lớn nhiều. Nếu Iran có bôm và hỏa tiển nguyên tử sẽ là một đại họa cho nhiều nước trong vùng nầy.

Đã có nhiều Tổng thống Hoa kỳ thực hiện trừng phạt kinh tế lên Iran từ 1979. Với lý do và mức độ khác nhau.

Hoa kỳ trừng phạt kinh tế Iran bắt đầu từ 1979, thời TT Carter, khi Iran bắt giử con tin Hoa kỳ.

TT Carter có biện pháp đóng băng  $12 tỷ của các ngân hàng Iran ở Mỹ. Cấm vận mua bán với Iran. Vụ nầy kéo dài cho tới 1981 khi Iran thả con tin.

Năm 1987, Hoa kỳ lại trừng phạt Iran vì Iran hổ trợ cho khủng bố. Năm 1980 Iran đứng phí sau giúp khủng bố Lebanon tấn công trại lính Mỹ làm 241 lính Mỹ chết.

Năm 1995, Hoa kỳ lại trừng phạt Iran vì Iran tiếp tục yểm trợ khủng bố mạnh hơn. Mỹ ra lịnh cấm mọi đầu tư và mậu dịch với Iran, nhứt là trong lảnh vực dầu hỏa.TT Clinton cấm công ty Mỹ khai thác và mua bán dầu hỏa với Iran, buộc công ty Conoco của Mỹ, phải bỏ hợp đồng khai thác dầu đã trúng thầu trước đó.

Nnăm 2010, khi Iran đẩy mạnh chương trình nguyên tử . Hoa kỳ và Âu châu ban hành quyết định trừng phạt toàn diện. Cấm mua hàng và dịch vụ Iran, cấm xuất cảng qua Iran. Cấm đầu tư ở Iran.

Năm 2011, Hoa kỳ bồi thêm trừng phạt cấm bán trang bị kỹ thuật dầu hỏa và hóa chất cho Iran, kể cả tổ chức tài chánh của nước khác có cơ sở ở Hoa kỳ.

Dưới thời TT Bush con và cả thời TT Obama , Hoa kỳ siết chặt hơn trừng phạt Iran, vì chương trình nguyên tử đến mức độ nguy hiểm . Liên Hiệp quốc cũng có biện pháp trừng phạt Iran vì không ngăn chận được chương trình nguyên tử.

Những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh và tới tấp đó là kinh tế Iran suy sụp nhiều. Vì một phần bị cấm vận,bị phong tỏa khắp nơi, một phần nhu cầu chi phí quân sự quá lớn để yểm trợ bên ngoài biên giới. Dân chúng bất mãn. Những cuộc biểu tình và đàn áp biểu tình lớn xảy ra.

Đây là lúc thuận tiện để Hoa kỳ và Âu châu tìm cách thương lượng với Iran. Cách thông thường là một mặt đe dọa gia tăng trừng phạt, một mặt chiêu dụ bằng cái lợi kinh tế cho Iran.

Ngoài Hoa kỳ, một số nước của Cộng đồng Âu châu và Liên Hiệp quốc đã trừng phạt Iran. Âu châu cấm giao thương và đặc biệt không nhập dầu và bán trng bị máy móc mới cho ngành kỹ nghệ dầu lửa. Từ lâu Iran là đối tác thương mại lớn với Anh, Đức và Pháp. Âu châu nhập 20% số dầu Iran xuất cảng.

Đồng thời  Liên hiệp quốc, có lịnh trừng phạt kinh tế Iran từ 2006 và cho tới trước 2015 cũng những chiêu thức thông thường: cấm bán trang bị , máy móc cho ngành nguyên tử Iran. Cấm bán vũ khí cho Iran.

Hậu quả kinh tế cho Iran do do trừng phạt kinh tế Iran

Về phía Iran: Sản xuất dầu Iran giảm từ 2,5 triệu thùng / ngày xuống còn 1,5  triệu thùng. Dầu xuất cảng tứ 2,2 triệu thùng / ngày (2011) còn 700.000 thùng (2013). Iran bị mất từ $4- 8 tỷ /năm giá trị dầu do bị cấm vận, tổng cộng bị mất $26 tỷ trong năm 2012. (Theo tài liệu Bô Ngân khố Hoa kỳ).

Công chi giảm 50%. Lạm phát 40%  (Theo bản tin BBC)

Theo Quỷ tiền tệ quốc tế, Lợi tức quốc gia Iran (GDP) 2013 bị giảm thêm 1.3% so với 2012

Về phía Hoa kỳ, thì theo NIAC, National Iranian American Council, www.niacouncil.org, thì Hoa kỳ bị thiệt khoảng 175 tỷ do trừng phạt kinh tế Iran từ 1995 đến 2012, và mất khoảng 200,000 việc làm . Đức bị thiệt khoảng 23 tỷ trong thời gian từ 2010-2012.

Tuy nhiên, chánh quyền Hoa kỳ và Âu châu cương quyết đi tới. Khi Iran thấm đòn trừng phạt kinh tế. Hoa kỳ và Âu châu dụ Iran vào Hội nghị nguyên tử.

2.Thỏa ước nguyên tử Iran 2015

Như nói ở phần trên, cho tới trước khi Hoa kỳ và các thành viên thường trực Hội đồng an ninh LHQ gồm Hoa kỳ, Anh , Pháp, Nga , Trung quốc và thêm Đức, phía bên kia là Iran. Các buổi hợp kéo dài gần hai năm và tại Áo. Thỏa hiệp ký vào tháng 7- 2015. Hiệp định nầy có tên Join Comprehensive Plan of Action (JCPOA) Nội dụng Hiệp định có hai phần chánh:

Iran chi5i từ bỏ chưng trình sản xuất uranium. Hoa ky , Âu châu và Liên hiệp quốc giải tỏa mọi trừng phạt kinh tế cho Iran

*Hệ quả và hậu quả của Hiệp ước JCPOA

Về Ngưng chương trình nguyên tử Iran. Iran phải giải tỏa và bỏ 95% uranium tinh chế và chỉ được giử lại 5% để dùng cho chương trình dân sự.

Iran đồng ý cho các Thanh tra nguyên tử LHQ đến khắp mọi nơi để kiểm tra. Thực sự một số người cho rằng kiểm tra hoàn tòa rất khó, vì Iran là một quốc gia độc tài, không cởi mở và không thành thật.

Ngoài ra, trong Hiệp ước có nói, nếu có phát hiện Iran vi phạm , thì trong vòng 24 ngày sau, thì Hiệp ước bị bãi bỏ , và sẽ xử dụng trừng phạt kinh tế lại . Tới giờ thì chưa có báo cáo nào nói Iran vi phạm, trừ phát biều của chánh quyền Israel.

Về việc giải tỏa Trừng phạt kinh tê .

Hoa kỳ và Âu châu bỏ hết các biện pháp trừng phạt như:

Về tài sản Iran bị phỏng tỏa ước lượng khoảng $100 tỷ nằm ở Hoa kỳ và một số quốc gia khác được tháo gở cho Iran. Số tài sản nầy tương đối khá lớn.

Cấm mậu dịch là phần quan trọng. Vì kinh tế Iran chính yếu sống nhờ xuất cảng dầu lửa , dự dù cắt 50% số dầu xuất càng của Iran. Mà thị trường dầu lớn nhứt là Âu châu.  Iran có tiền thu do xuất cảng dầu hỏa đã bị mất. Giá dầu thô gần đây lại tăng giá. Iran cũng được nhập cảng máy mốc trang bị tân tiến cho kỹ nghệ dầu hỏa.

Các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ đến làm ăn ở Iran nhiếu hơn, nhứt là từ Đức và Pháp.

Iran thu lại độ 100 tỷ tài sản tiền bạc bị phong tỏa từ nhiều năm qua. Iran còn nhận lại được 13 tấn vàng bị phong tỏa trị gia $500 triệu mỵ kim.

Đức còn hứa sẽ viện trợ cấp thời cho Iran 6-7 tỷ mỹ kim.

Iran được mua tàu ngầm tàu chiến và vũ khí khác từ sau 2020, nếu Iran nghiêm chỉnh thi hành.

Về phía Hoa kỳ và Âu châu nhờ bỏ trừng phạt, các công ty kỹ nghệ và tài chánh đến hoạt động bình thường . Đức xuất cảng qua Iran tăng 33% trong 8 tháng sau đó.

Đức xuất cảng qua Iran tăng 33% trong 8 tháng đầu năm 2015.

Đổi lại Iran chấp thuận cho thanh tra nguyên tử đến tại các khu chế nguyên tử. Nếu Iran từ chối cho thanh tra nguyên tử đến trong 24 ngày thì Thỏa hiệp coi như bị hũy và sẽ có trừng phat kinh tế lại. Mặt khác, từ ngày ký JCPOA tới nay, Iran vẫn tiếp tục ủng hộ các nhóm khủng bố và vẫn bên cạnh chánh quyền Syria.

Nga luôn ở bên Iran và Syria để quậy phá vùng nầy. Một điều khó khăn nữa là Israel, một nước gần như không đội trời chung với Iran.

3.Quyết định của TT Trump rút khỏi Hiệp ước nguyên tử Iran

*Lý do cho một quyết định quan trọng

TT Tump đã có quyết định rút ra khỏi JCPOA  vào đầu tháng 5 vừa qua. Ông cho rằng đây là một Thỏa ước tồi tệ. Chỉ có lợi cho Iran. Ông không có nói Iran vi phạm Hiệp định.

Ông nói sẽ có các biện pháp trừng phạt Iran, nhiều và mạnh mẽ hơn các biện pháp có trước khi thỏa hiệp.

Bộ trưởng Ngân khố Hoa kỳ đã và đang soan các biện pháp chế tài Iran.

Các biện pháp trừng pháp sẽ áp đặt cho quốc gia Iran , các công ty, kể cả công ty ngân hàng ngoại quốc có liên hệ với Mỹ và làm ăn với Iran . Và thứ ba là một số cá nhân bất cứ từ đâu có giúp Iran trong chương trình nguyên tử, hỏa tiển và yểm trợ khủng bố.

Theo nguyên tắc TT Trump sẽ thông báo cho Quốc hội quyết định nầy. Và sau đó TT sẽ áp dụng các biện pháp chế tài có trước và thêm các chế tài mới. TT Trump nói còn để mở việc vô ra JCPOA và Hoa kỳ có thể thương thảo để có Thỏa hiệp mới đứng đắn hơn và tốt hơn.

* Hậu quả và phản ứng sau quyết định.

Sau khi TT Trump tuyên bố rút ra khỏi HĐ nguyên tử Iran, có một số phản ứng từ một số quốc gia, kể cả đồng minh.

Iran là nước giận nhứt vì sau khi bỏ chế tài toàn diện kinh tế Iran đang phục hồi dần. Ít nhứt Iran cũng có thể nhờ kinh tế phục hồi , chánh quyền tìm cách ổn định đời sống dân chúng.

Nga  cho rằng Mỹ cấm nhà đầu tư đến làm ăn với Iran là cho các công ty Nga có cơ hội nhiều hơn tại Iran.Và hứa sẽ giúp Iran nhiều hơn nữa

Trung quốc phản đối Hoa kỳ trừng phạt lại Iran.

Trung quốc hứa sẽ mua dầu Iran nhiều hơn mà từ trước tới nay TQ là thị trường dầu lửa lớn nhứt của Iran.  TQ có credit line cho Iran 10 tỷ ở ngân hàng để giải quyết một số khó khăn mới. TQ còn hứa bỏ tiền xây hạ tầng cơ sở cho Iran trong kế hoạch “One Belt one Road”.

Phía đống minh của Mỹ , Anh , Pháp, Đức thì nói rất tiếc và sẽ giử lại HĐ JCPOA. Vì cho rằng dù chưa hoàn hảo nhưng nó cũng là một bước tiến bộ cho giải pháp vùng Trung đông. Chỉ cần xem lại và nếu cần thì điều chỉnh.

Về các nhà xuất nhập cảng và nhà đầu tư Hoa kỳ thì dĩ nhiên họ không muốn cấm vận để họ vào lại Iran, nơi họ đã kinh doanh khai khác từ lâu. Ví dụ Công ty Boeing đã ký hợp đồng lớn bán cho Iran máy bay trị giá 20 tỷ. Giờ nếu chính thức tái trừng phạt thì sẽ phải xem lại.

Tổng quát thì giá dầu thế giới gia tăng, ảnh hưởng đến người tiêu thụ. Giới kinh doanh Âu châu lo ngại nhiều hơn vì phần lớn dầu và nhiên liệu khác họ nhập từ Iran và một số quốc gia trong vùng Trung đông.

Công ty Renault của Pháp và nhiều công ty xe  hơi máy móc của Đức, Pháp Anh có chung tâm trạng lo ngại, vì hầu hết công ty lớn nào cũng có mua bán với Hoa kỳ.

* Diễn biến tương lai về Thỏa hiệp mới và chế tài kinh tế Iran

Quyết định của TT Trump  cũng chỉ có vài tuần. Biện pháp trừng phạt mới chưa rõ chi tiết, mặc dù có thể là mạnh hơn. Mặt khác thì Trung đông là vùng phức tạp. Chính trong nội bộ các sắc tộc Á rập đã phức tạp rồi. Lại thêm sự hiện hữu của nước Do Thái. Và Các cường quốc dính quá nhiều và quá sâu. Nên vấn đề không giải quyết nhanh và hoàn hảo được.

Trong bai nầy chính yếu là mặt trân kinh tế. Chớ không nói khía cạnh chánh trị quốc tế, tôn giáo , sắc tộc quyện vào nhau thành cơ may gở ra rất khó. Nhưng các yếu tố đó là nguyên nhân gần hay xa của vấn đề kinh tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ đưa ra những nét chánh cho cái “Deal’ mới với Iran ( 21 tháng 5 -2018) tuyên bố Hoa kỳ sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhứt trong lịch sử

Về Hiệp định nguyên tử mới theo đề nghị của TT Trump:

Iran phải đồng ý thỏa thuận với  4 không  : Không theo đuổi chương trình nguyên tử- Không can thiệp vào Syria – Không còn giử con tin người Mỹ bị giam giữ ở Iran – Không tấn công Do thái.

Nếu Iran không đồng ý Hoa kỳ sẽ có một số biện pháp trừng phạt kinh tế mới còn nhiều hơn trước. Cá biện pháp nầy ở mức cao nhứt , mạnh nhứt trong lịch sử.

TT Trump thì nghĩ đánh mạnh kinh tế thì Iran suy sụp sẽ đưa tới ba hậu quả : dân chúng sẽ nổi dậy nhiều hơn đòi thay đổi chế độ, thứ hai là tiền bạc yếu thì Iran sẽ trợ giúp khủng bố yếu, thứ ba là Do thái bớt mối lo bị Iran tấn công. Trump cho rằng sự thỏa hiệp như vậy mới toàn diện và đầy đũ hơn HĐ trước là chỉ có nói về nguyên tử và vì TT Obama quá vội vàng và quá nhẹ tay , chỉ vì ông muốn đạt một bước trong quá trình tìm Hòa bình cho vùng Trung đômg . Trump còn dọa sẽ có thêm biện pháp quân sự đi kèm với trừng phạt kinh tế.

Đồng minh Hoa kỳ thì muốn giử JCPOA nếu cần chỉ điều chỉnh. Vì ít nhứt cũng tạo không khí hòa dịu bớt cho vùng sôi động máu lửa nầy. Về phương diện kinh tế và lịch sử thì Anh , Pháp , Dức có quá nhiều liện hệ có nhiều quyền lợi hổ tương.

Chiến tranh nào cũng phải trả cái giá. Hoa kỳ đã tốn hao rất nhiều xương máu và tiền bạc ở vùng Trung đông.

Trên thế giới dù sao, Trừng phạt kinh tế đã được xử dụng rất nhiều lần, và có nhiều kết quả hơn  là thất bại. Tức là nhờ Trừng phạt kinh tế nhiều quốc gia vi phạm trầm trọng luật quốc tế, vi phạm Nhân quyền, đe dọa Hòa bình được giảm bớt. Nhưng Trung đông là nơi vẫn tràn lan  Máu, Lửa và Tiền. Một Hòa bình lâu dài rất khó thành hiện thực.

Cali,  Tháng 5- 2018

Gs.Nguyễn Bá Lộc