Trung Cộng Làm Nhục Mỹ
Vi Anh
09/09/2016
Việt Báo.-Trung Cộng cố ý làm nhục Mỹ khi rước Tổng Thống Mỹ Obama theo kiểu phân biệt đối xử, trái tập tục và nghi thức ngoại giao, không thảm đỏ, không dàn chào, không viên chức nghi lễ tương xứng, nhân viên an ninh của TC còn ra tay cản, miệng hét vào mặt Cố vấn Susan Rice của TT Obama khi Bà đưa phái đoàn báo chí Mỹ đi gần Tổng Thống để làm nhiệm vụ truyền thông đại chúng. Dù chánh trị, ngoại giao Mỹ là thực dụng, coi kết quả quan trọng hơn vấn đề nghi lễ. Nhưng dưới cái nhìn truyền thống của người Trung Quốc, đó là một xúc phạm danh dự quốc gia, ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục”, thà chịu chết chớ không chịu nhục. Làm nhục tổng thống Mỹ, biểu tượng cao quí của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, người được cả 50 tiểu bang bầu lên, xúc phạm một cách công khai, trịch thượng tại Hội Nghị G20 ở Hàng Châu, là một đại xúc phạm thuộc trường hợp gia trọng, làm nhục danh dự, quốc thể quốc gia và nhân dân Mỹ.
Dù TT Obama vì lý do ngoại giao sau đó hôm Chủ nhựt họp báo nói “Tôi không quan trọng hóa vấn đề này”, và khuyên không “làm lớn chuyện”. Nhưng Mỹ không thể chấp nhận một xúc phạm trầm trọng một cách cố ý như thế của TC đối với danh dự Mỹ. Nếu chuyện nhỏ, không phải vấn đề danh dự quốc gia, thì TT Obama không họp báo đề cập và khuyên đừng làm lớn chuyện.
Lẽ ra khi TT Obama công khai thông cảm thì Chủ Tịch Tập cận Bình của TC cũng phải có lời đáp lễ sorry. Đằng này Chủ Tịch TC im lặng, bộ ngoại giao TC im lặng, không một viên chức vô lễ nào của TC bị trừng phạt. Điều này cho thấy TC muốn chứng tỏ cho thế giới và quần chúng dân TQ thấy, TC đã trở thành đại siêu cường, làm nhục Mỹ mà Mỹ không dám chống đỡ.
Trong khi đó với một nước nhỏ đồng minh của Mỹ là TT Phi luật tân Duterte bản tánh ăn nói bừa bãi, quen miệng chưởi thề, văng tục có lời khiếm nhã với TT Obama, là TT Obama liền huỷ cuộc gặp gỡ đã hẹn trước. TT Phi công khai xin lỗi ngay sau đó. TT Obama lúc đầu không chịu gặp TT Duterte tại Thượng Đỉnh ASEAN nhưng sau cùng hai vị cũng đã gặp và họp tại Lào. Ngược lại, TC đang tìm cách chia rẽ Phi và Mỹ trong việc tân TT Duterte sẽ đàm phán song pương với TC.
Say sưa chiến thắng hão đó của TC có thể đưa đến nhiều phản ứng không lường của nhân dân Mỹ và chánh quyền Mỹ, đặc biệt đối với các giới chức TC công du Mỹ, kiều dân TC làm ăn, du lịch ở Mỹ. Như người Việt thù TC xâm phạm biển đảo VN, viên chức Hải Quan và công an Cảng VN viết chữ “F.ck You” trên Passport TC. Hay chủ nhà hàng, tiệm ăn, nhà ngủ VN “refuse to serve Chinese”. Hoặc Nhựt treo bảng “không cho người Trung Quốc và chó vào”. Và làm phong trào tẩy chay hàng hoá của TC ở Mỹ mạnh thêm lên. Làm sống lại phong trào chống “Hoạ Da Vàng” (Peril Jaune/ Yellow Peril) đối với người Trung Hoa mỗi khi nền kinh tế Âu Mỹ suy sụp, dân chúng đổ tội cho người Trung Hoa sang đây cướp việc làm bằng tiền công rẻ mạc.
Bên Pháp, dân chúng có cái nhìn không thiện cảm đối với công ty TC qua mua nhà cửa, lâu đài, vườn nho, hãng rượu, các công ty của Pháp, khiến khách du lịch TQ bị cướp giựt, đánh đập ngay tại Paris, dân chúng Pháp thờ ơ, cảnh sát Pháp không hăng hái can thiệp, khiến người TQ phải tổ chức biểu tình đòi công lực Pháp phải tăng cường bảo vệ.
Người Mỹ rất nhậy cảm với tinh thần yêu nước. Nhớ khi Pháp không đồng ý Mỹ đổ quân Iraq chống khủng bố Al Qaeda sau cuộc khủng bố 911, dân Mỹ kêu gọi nhau không ăn French Fries, món ăn nhanh khoái khẩu của Mỹ mà dân Mỹ tẩy chay chỉ vì có chữ French.
TC chẳng những làm nhục Mỹ, mà họ còn làm nhục, làm khổ cư dân Hàng Châu khi Đảng Nhà Nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố nên thơ này. Nhà cầm quyền TC thực chất trục xuất hàng triệu cư dân của thành phố 8 triệu người này gọi là “đi nghỉ mát xa nhà”. Để Hàng Châu được an ninh tối đa, chỉ có an ninh, mật vụ chìm giả dạng thường dân, cư dân sống trong thành phố. Hàng ngàn cơ xưởng được lịnh ngưng sản xuất để bầu trời không khói để bày tỏ tinh thần ủng hộ Đảng Nhà Nước TC “phê chuẩn” thỏa thuận chống biến đổi khí hậu đã được thông qua ở Paris nhân hội nghị COP21. Khiến theo tin RFI, “phóng viên nước ngoài không ngần ngại gọi đây là “thành phố ma”. Internet, Facebook và Twitter chỉ có ở các khu khách sạn quốc tế hay các trung tâm hội nghị mà thôi. Tuyệt nhiên cư dân không thể truy cập.
Sau cùng, khách khứa, báo chí và phái đoàn ngoại quốc đến dự, thì TC phân biệt đối xử ra mặt, hành động táo bạo, dã man, áp dụng kiểu ngoại giao rừng rú đối với Mỹ. Có khoảng 40 lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo tổ chức kinh tế, tài chánh quốc tế và hàng ngàn nhà báo đến tham dự. TC không theo nghi lễ ngoại giao, tập tục ngoại giao trong cuộc tiếp rước mà tiếp rước theo ý thức hệ CS. Ai không theo TC là kẻ thù của TC.
Đặc biệt và tiêu biểu, TC dùng trò ngoại giao bẩn thỉu, tiểu nhân và bá đạo khi tiếp rước TT Obama và phái đoàn của Mỹ để “cố tình bạc đãi tổng thống Mỹ?” theo nhận xét của đài RFI. TC không trải thảm đỏ rước TT Obama. TC không cung cấp thang lăn dành cho phi cơ của TT Obama, buộc TT Mỹ phải rời chiếc Air Force One bằng cửa dành cho các nhân viên an ninh. Viên chức an ninh TC ra tay ngăn chặn bà Susan Rice tiến tới đoàn xe chở Tổng thống Mỹ để sắp xếp giới phóng viên Mỹ đến gần TT dễ chụp ảnh, quay phim. Một đại cán an ninh TC này với vẻ mặt hình sự hét to vào mặt Bà Susan Rice, nói bằng tiếng Anh một cách giận dữ “Đây là đất nước chúng tôi, ở đây là sân bay của chúng tôi”.
RFI ghi nhận định của “Ông Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mêhicô tại Trung Quốc, tin rằng việc đối xử tệ với tổng thống Obama là hành động bạc đãi có tính toán của Bắc Kinh, chứ đây “không phải do thiếu sót. Điều đó không bao giờ xảy ra với Trung Quốc (…) Tôi biết chính xác những việc này được tổ chức ra sao, được chỉ đạo cặn kẽ cho đến những chi tiết nhỏ nhất. Đó không phải là một thiếu sót, mà là một hành động coi thường”.
Nhưng TT Obama không phải là tay vừa. Ông đánh đúng vết thương trong tim đen của TC mà Tập cận Bình đã nhiều lần vận động G20 không đá động đến vấn đề Biển Đông. Cũng tin RFI, “Khẩu chiến Obama và Tập Cận Bình về Biển Đông”. Theo Reuters, cuộc hội đàm giữa phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài tới bốn giờ. Sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng «các nghĩa vụ» chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhắc lại các cam kết của Washington đối với các đồng minh trong khu vực… Trong một thông cáo dài hơn thông lệ, Nhà Trắng cho biết là Tổng thống Obama đã nhấn mạnh quyết tâm không hề lay chuyển của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh. Tổng thống đã tái khẳng định “hợp tác với tất cả các nước trong vùng” để bảo đảm là các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được tôn trọng, các hoạt động trao đổi thương mại diễn ra tốt đẹp và quyền tự do lưu thông trên biển cũng như trên không trong khu vực này.”./.(Vi Anh)