Người Việt phản đối Trung Cộng
-
Tại trung tâm thủ đô Paris của Pháp vào chiều ngày 16/5, người biểu tình chăng tấm băng-rôn cực lớn “Trung Quốc hãy cút khỏi vùng biển Việt Nam”.
cách đây 1 giờ 29 phút -
Trang Global Business Knowledge: Tình trạng bạo lực tại Việt Nam có thể sẽ tác động nhiều tới kinh tế, kinh doanh của nước này, nơi gần đây đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Với việc chi phí tại Trung Quốc tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã nhìn sang Việt Nam như một địa điểm thay thế, với mức rẻ hơn. Các cuộc bạo loạn có thể sẽ nhanh chóng làm chấm dứt nguồn vốn đầu tư, gây tai hại nghiêm trọng cho kinh tế Việt Nam, là nơi vốn dựa rất nhiều vào các quốc gia láng giềng.
cách đây 1 giờ 29 phút từ Global Business Knowledge bình luận về http://bit.ly/1hTFPdB -
Reuters: Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ‘trấn áp bạo loạn’ và đưa ra ‘cảnh báo về du lịch’. Theo hãng tin Reuters từ Bắc Kinh, hôm 17/5 trích nguồn từ Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho hay Bộ trưởng Công an của Trung Quốc đã thúc giục Việt Nam vào ngày thứ Bảy có các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động được cho là bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt những người bạo động sau các vụ tấn công gây chết người vào đầu tuần này.
“Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công bạo lực vào các công ty và nhân viên của Trung Quốc,” Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn được dẫn lời nói trong cuộc điện đàm với người tương nhiệm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, Trần Đại Quang.
“Chúng tôi rất không hài lòng về việc phía Việt Nam đã không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình leo thang,” ông Quách nói thêm và cho biết đã có một số lượng lớn thương vong sau các vụ tấn công.
cách đây 2 giờ 23 phút từ Reuters -
Theo Lao động Thủ đô, chiều 16/5 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã gửi công điện hỏa tốc yêu cầu giới chức đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và doanh nghiệp nước ngoài.
Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu giới chức tuyên truyền, vận động người dân không tham gia tuần hành, biểu tình làm ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông và đời sống sinh hoạt của nhân dân thủ đô.
Đây là nhằm “thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 697/CĐ-TTg ngày 15/5/2014”, theo báo Lao động Thủ đô.
cách đây 2 giờ 37 phút từ Báo Lao động Thủ đô bình luận về http://bit.ly/1o0C5fc -
Trang tin VnExpress nói tại cuộc họp báo quốc tế chiều 17/5, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II Hoàng Kông Tư khẳng định Bộ Công an đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Cơ quan an ninh lấy làm tiếc. Hành vi của các đối tượng quá khích đã vi phạm pháp luật Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư nước ngoài”, VnExpress dẫn lời ông Hoàng Kông Tư.
cách đây 2 giờ 48 phút từ VnExpres bình luận về http://bit.ly/1nUePBT -
Theo Trang tin Dân Trí, tại cuộc họp báo quốc tế hôm 17/5, Trung tướng Hoàng Kông Tư nói Bộ Công an “đã điều tra vụ việc nhưng đến nay chưa có thông tin chính thức” về việc có tình trạng lợi dụng tình hình, dùng tiền để xúi giục người dân đi biểu tình.
Trả lời câu hỏi “Trong công điện của Thủ tướng, người dân không được tham gia cuộc biểu tình trái với pháp luật, xin ngài nói rõ hơn về điều này?” ông Hoàng Kông Tư nói “Vi phạm pháp luật là gây mất trật tự an ninh, làm mất hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam, là gây ra những sự việc như ở một số địa phương như vừa qua. Và những người vi phạm sẽ bị xét xử nghiêm theo pháp luật.”
cách đây 3 giờ 2 phút từ Trang tin Dân Trí bình luận về http://bit.ly/1hTvbU9 -
Tin mới nhất
Nhóm người này, sau khi xin được visa nhập cảnh tại chỗ vào Campuchia tại cửa khẩu Bavet hôm 16/5, đã ra xe buýt đi về Phnom Penh. Trong mấy ngày qua, có hơn 1.000 người Trung Quốc chạy sang Campuchia qua cửa khẩu này (Hình của Omar Havana / Getty Images).
cách đây 5 giờ 9 phút -
Trong hôm 16/5, nhiều công dân Trung Quốc tiếp tục rời khỏi Việt Nam sang Campuchia qua cửa khẩu Bavet để trốn chạy làn sóng bạo lực bùng lên tại một số nơi ở Việt Nam (Hình của Omar Havana / Getty Images).
cách đây 5 giờ 25 phút -
Đại sứ quán Đức tại Việt Nam viết trên Twitter: Cuộc họp báo của chính phủ Việt Nam nói toàn bộ các công ty và cá nhân nước ngoài đều an toàn, các biện pháp thích hợp đã được áp dụng.
cách đây 7 giờ 1 phút của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội qua Twitter -
Trang Cherry viết trên BBC Tiếng Việt Facebook: Chính phủ Đài Loan, Nhật Bản, Singapore đang yêu cầu Việt Nam chúng ta bồi thường thiệt hại cho các công ty, nhà máy bị đập phá. Còn chính quyền TQ thì dĩ nhiên không thể bỏ qua cơ hội này để tìm mọi cách chà đạp lên hình ảnh Việt Nam chúng ta trước thế giới. Không những vậy nhờ cái cớ ấy, TQ cũng đòi bồi thường trong khi lẽ ra TQ phải bồi thường cho Việt Nam.
Số tiền bồi thường cho công ty các nước có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng (từ tiền thuế của nhân dân). Trong khi đó, số tiền này đáng lý ra có thể dùng vào những việc như sửa chữa tàu cảnh sát biển bị hư hỏng trong các cuộc va chạm với tàu TQ, hay thậm chí đóng mới thêm tàu cho cảnh sát biển.
Nhưng thật ra thiệt hại lớn nhất là về lâu về dài vì nếu tình hình không cải thiện, các công ty nước ngoài sẽ rút dần đầu tư ra khỏi Việt Nam, còn các công ty chưa vào Việt Nam sẽ chuyển hướng sang những nước khác.
cách đây 7 giờ 20 phút của Trang Cherry qua Facebook -
Tàu mang số hiệu 46001 của Trung Quốc đã đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam, gây hư hại, theo đoạn phim công bố hôm thứ Sáu 16/5 của hãng tin AP.
Các hình ảnh ghi từ tàu của Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa hôm 13/5 vừa được công bố hôm thứ Sáu, theo đó cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc đã cố tình đâm vào tàu Việt Nam.
Các tàu thuyền của hai bên đã trong thế đối đầu kể từ hồi đầu tháng, sau khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan HD-981 ở gần quần đảo nơi cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.
cách đây 11 giờ 24 phút -
Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được trang VnEconomy dẫn lời nói:
“Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được”.
Ông Đam cũng khẳng định lực lượng đang có mặt tại vùng tranh chấp của Việt Nam chỉ bao gồm các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư, không có lực lượng quân sự.
Trả lời trước câu hỏi về việc liệu Việt Nam có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không, ông Đam cho biết “trước hết Việt Nam luôn muốn dùng biện pháp hòa bình”.
“Trong giải pháp hòa bình có nhiều giải pháp nhưng trước hết có đường ngoại giao. Có người nói kiện ra tòa cũng là hòa bình, là hoàn toàn đúng. Cùng cực mà không thể nói chuyện với nhau, thì mới mang nhau ra tòa.”
“Tôi có thể khẳng định Đảng và Nhà nước đều đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án “không hòa bình”.
“Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, trí tuệ, trao đổi một cách thực tâm. Chúng ta cần hòa bình để phát triển, không chỉ cho Việt Nam mà cho khu vực”.
cách đây 11 giờ 52 phút -
Theo tường thuật của báo Người Việt, những người tham gia biểu tình đến từ Little Saigon, Quận Cam, Los Angeles, Rosemead, Pomona, San Diego, thậm chí có người từ Canada, Việt Nam.
05:52 GMT -
Chiều 16/5, hàng trăm người Việt tại Hoa Kỳ đã tổ chức biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles để phản đối hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông của Bắc Kinh.
05:52 GMT -
Tạp chí The Diplomat trong bài đăng ngày 17/5 nhận định:
Sự phẫn nộ từ trong nước có lẽ đã cao hơn so với sự trông đợi của chính phủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng tính chính danh dựa trên đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và điều đó đồng nghĩa với việc họ lo sợ bị nhà đầu tư xa lánh.
Hiện vẫn chưa rõ tình hình bất ổn sẽ còn ảnh hưởng nền kinh tế và những kênh đối thoại với Trung Quốc đến đâu.
Tuy nhiên, một cuộc đối đầu lâu dài sẽ không giúp ích cho các phe phái chính trị hậu thuẫn Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, những người được cho là thân Trung Quốc.
Mặc dù vậy, xung đột hiện nay sẽ giúp củng cố vị thế của phái theo xu hướng cải cách trong Đảng, những người thách thức chính sách thân thiện với Trung Quốc.
04:08 GMT -
Tại Philippines: Ngày 16/5, hàng trăm người Việt Nam và Philippines đã xuống đường để phản đối hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông của Trung Quốc.
Quốc kỳ Việt Nam và Philippines được giương cao cùng với những khẩu hiệu như: “Trung Quốc, rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” và “Thế giới ủng hộ Việt Nam và Philippines”.
Cuộc diễu hành được dẫn đầu bởi Hạ nghị sỹ Philippines Walden Bello, người từng tuyên bố rằng Việt Nam và Philippines là “những đồng minh theo lẽ tự nhiên, do cùng phải đấu tranh bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc”.
04:08 GMT -
Độc giả The_Clayton_Bigsby8 viết trên CNN:
Trung Quốc hiện đang tranh chấp chủ quyền với chín nước. Đất nước quá đông dân này đã cạn kiệt hết tài nguyên và làm ô nhiễm những phần lãnh thổ của mình.
Giờ đây họ phải đi cướp từ những người láng giềng yếu hơn và hy vọng rằng sẽ không bị bắt quả tang.
Độc giả crimsonbama, cũng trên CNN, phản hồi:
Việt Nam thì có khác gì Trung Quốc. Đây cũng là một quốc gia cộng sản bị điều hành bởi một nhóm nhỏ những kẻ đầu sỏ chính trị.
Ở nước này, những cuộc biểu tình chỉ có thể diễn ra sau khi đã được chính quyền chấp thuận. Điều này đồng nghĩa với việc những cuộc tấn công nhằm vào các hãng nước ngoài là lỗi của chính phủ.
Những người dân bị cai trị khắt khe ở đó không có bất cứ cơ hội nào để biểu tình và gây bạo loạn với quy mô lớn như thế này nếu không có những cú gật đầu của chính phủ cộng sản tham nhũng.
03:30 GMT -
Cây viết Bill Hayton trong bài ‘Phản đối đâu chỉ là yêu nước cực đoan’ đã “giải mã” làn sóng bạo loạn tại Việt Nam trong tuần qua.
Tác giả, người sắp cho ra cuốn “Biển Đông và cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á”, viết:
Mặc dù người ta hẳn đang trào dâng cảm xúc hướng về số phận của vài đảo đá nhỏ trên Biển Đông, nhưng tinh thần dân tộc cuồng tín không đơn giản là tác nhân chính.
Có hàng loạt kiểu lý giải cho nguyên nhân thổi bùng bạo loạn. Một số người cho rằng nó bắt đầu bởi cuộc biểu tình được tổ chức chính thức, nhưng sau đó bị mất kiểm soát. Những người khác nói Việt Tân, một tổ chức chống cộng hải ngoại có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể đã đóng một vai trò.
Cả hai cách lý giải trên có thể đúng nhưng chẳng giải thích được tại sao các cuộc biểu tình này lại thu hút quá nhiều người đến vậy và chuyển hướng thành bạo loạn quá nhanh. Hẳn phải có các yếu tố khác ở đây.
Thomas Jandl, một chuyên gia về Việt Nam tại American University ở Washington DC, nói về thực trạng bất mãn gia tăng của công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.
“Công nhân Việt Nam có những đốc công “Trung Quốc”, họ cảm thấy rằng những người này không tử tế gì với họ cả, và bây giờ thì những người đốc công Trung Quốc, hoặc ai đó giống họ, lại đang xâm lược đất nước,” ông nói.
Cộng thêm vào đó là việc người ta có một khiếu nại mới và quan trọng: đó là một vài nhà máy, đặc biệt là các nhà máy Đài Loan sở hữu đã ưa tuyển dụng công nhân Trung Quốc hơn công nhân người Việt.
Đây có lẽ là lý do châm ngòi cho vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh, nơi một người Trung Quốc bị giết hại và 90 người khác bị thương.
Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Việt Nam là thực trạng tức giận chưa đủ chín: một phần là chống Trung Quốc, nhưng phần có vẻ khẩn cấp hơn là chống lại giới chủ tồi. Đây là một tình huống ác mộng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người biểu tình sẽ dễ dàng nói rằng Đảng phản bội lợi ích quốc gia ngoài khơi ở Biển Đông (khi không phản ứng đủ mạnh trước Trung Quốc) và yếu đuối bên trong đất liền, khi đã không buộc các doanh nghiệp nước ngoài đối xử với công nhân Việt Nam tử tế.
Cộng với vô vàn bức xúc ở địa phương cũng như của cá nhân, và một nước cờ sai lầm, có thể đã là giọt nước làm tràn li dẫn đến sự phản đối chống lại “hệ thống”.
Đảng Cộng sản có khả năng điều hàng trăm nghìn nhân viên an ninh xuống đường trong một vài giờ nếu mối đe dọa với chế độ trở nên nghiêm trọng. Tuy vậy, đó chỉ là giải pháp cuối cùng của một tổ chức tự nhận mình là hiện thân cho ý chí của nhân dân.
Các quyết định của Đảng trong vài ngày tới sẽ có hệ lụy tương đối lâu, tác giả kết luận.
03:02 GMT