Trong nguy hiểm cận kề, Tập Cận Bình vội về Thiểm Tây thăm “long mạch”
Ông Tập Cận Bình nguyên quán ở Đặng Châu, Hà Nam, quê quán Phú Bình, Thiểm Tây, sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông đã từng tham gia đội ngũ thanh niên trí thức đến thành phố Diên An, Thiểm Tây. Do đó, Thiểm Tây được cho là nơi quan trọng khởi nguồn cho sự nghiệp chính trị và nhận được nhiều sự quan tâm của ông Tập.
Theo báo cáo từ truyền thông Chính phủ Trung Quốc, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình ngày 20/4 tại Tần Lĩnh có thể được chia thành ba phần: 1 – đề cập đến dãy núi Tần Lĩnh là tấm bình phong an toàn sinh thái quan trọng của Trung Quốc; 2 – yêu cầu các quan chức địa phương “quán triệt sâu sắc bài học giáo huấn về xây dựng biệt thự bất hợp pháp”; 3 – đề cập đến phong thủy của Tần Lĩnh, nơi hòa hợp khí hậu Nam – Bắc, cái nôi của dòng dõi tổ tiên Trung Quốc, “tổ mạch” của văn minh Hoa Hạ, biểu tượng quan trọng của văn hóa Trung Hoa.
Hệ sinh thái của Tần Lĩnh sơn rất quan trọng, không phải bàn cãi. Kể từ tháng 5/2014, ông Tập Cận Bình đã ra lệnh khắc phục thiệt hại gây ra do xây cất biệt thự bất hợp pháp, đã qua sáu lần phê chuẩn nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết. Sự hỗn loạn trong giới quan trường gây ra bởi vụ việc này cũng đã được đề cập đến trong các báo cáo công khai. Bài phát biểu lần này của ông Tập nhấn mạnh đến phong thủy Tần Lĩnh sơn, nhưng thực chất là đề cập đến “long mạch” của vùng đất này.
Thật vậy, Tần Lĩnh được giới sử học gọi là “long mạch Trung Hoa”. Tần Lĩnh nằm ở khu vực đồi núi giữa sông Hàn và sông Vị Hà ở phía nam Thiểm Tây, trải dài khoảng 500km. Tần Lĩnh không những chỉ là ranh giới giữa sông Trường Giang và Hoàng Hà mà còn cùng với sông Hoài tạo thành phân chia rõ nét địa lý và khí hậu hai miền Nam – Bắc Trung Quốc. Tư Mã Thiên của triều đại Tây Hán trong “Sử ký” đã nhắc tới: “Tần Lĩnh, thiên hạ chi đại trở” (tạm dịch là: Tần Lĩnh nơi vô cùng hiểm trở trong thiên hạ).
Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần đích danh chỉ đạo chấn chỉnh việc xây dựng trái phép khu vực Tần Lĩnh sơn, người ta vẫn luôn nói rằng, thực ra ông Tập lo lắng cũng vì nơi này là “long mạch” liên quan đến quyền lực chính trị và số phận của đảng, trong tâm bất an lo sợ “long mạch” bị phá hủy.
Nhưng khái niệm “long mạch” là xuất phát từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, từ tín ngưỡng đối với Thần. Dân tộc Trung Hoa năm ngàn năm đều thành kính thờ phụng Thần linh. Được nuôi dưỡng trên vùng đất dãy núi Tần Lĩnh, quốc gia Trung Quốc và dân tộc Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) không ngừng sinh sôi và phát triển, giang sơn xã tắc đều được Thần gia trì, phù hộ.
Mà đây cũng không phải là điều được đề cập trong bài phát biểu “nói về chính trị” của ông Tập để đạt được mục tiêu “hai trăm năm” của chế độ đỏ. Một chế độ lấy thuyết vô thần làm tổ tông, lãnh đạo đảng tự nhận mình là hậu duệ của Mác – Lê, ông Tập chắc chắn không dám sử dụng từ “long mạch”, mà nói né đi thành “tổ mạch”.
Trên thực tế, giống như ông Mao Trạch Đông, người phát động thảm họa Đại Cách mạng Văn hóa, đã nghĩ về những ngôi sao rơi trước khi chết, bởi vì ông Mao hẳn phải sợ hãi vào thời điểm đó, tại sao ông Tập trong lòng lại tôn sùng “long mạch” và cũng rất sợ hãi?
Khi cảnh báo các quan chức trong bài phát biểu của mình, ông đã nhiều lần nhấn mạnh đến cái gọi là “bốn ý thức”, “bốn sự tự tin” và “hai biện pháp bảo vệ”.
Khía cạnh này chỉ cho thấy rằng hệ tư tưởng của ĐCSTQ đã đi đến tận cùng ngõ cụt, vì vậy Tập phải nhấn mạnh nó nhiều lần. Cái gọi là “hai biện pháp bảo vệ”, theo hệ thống diễn ngôn của ĐCSTQ, Đinh Tiết Tường đã có một lời giải thích chính thức rằng đó thực ra là để bảo vệ Tập Cận Bình: “Duy trì vị trí cốt lõi của Tổng Bí thư“, mục tiêu là ông Tập Cận Bình chứ không phải ai khác; “Bảo vệ quyền lực trung ương đảng và sự lãnh đạo tập trung thống nhất“, nòng cốt là Ủy ban Trung ương của Tập, không thể áp dụng tùy ý. Nói cách khác, ông Tập đích thân yêu cầu các quan chức của đảng tự bảo vệ chính mình.
Chuyện này đã nói lên điều gì? Gần đây, virus Trung Cộng (còn được gọi là coronavirus mới) đã lây lan từ Vũ Hán, Trung Quốc ra toàn thế giới. Làn sóng truy cứu trách nhiệm bồi thường của quốc tế đối với việc che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ vẫn tiếp tục, thậm chí còn nhắm thẳng vào ông Tập Cận Bình, điều chưa từng có trong lịch sử ĐCSTQ. Tình hình cũng tương tự như “bồi thường Canh Tý” ngay trước khi nhà Thanh sụp đổ, điều này đã ngầm báo trước rằng chế độ ĐCSTQ sẽ bị lật đổ. Mặc dù gia tộc họ Tập trước đây là nạn nhân của ĐCSTQ, nhưng hiện nay chỉ vì nắm giữ quyền lực mà chủ động gánh tội thay cho đảng, hòng kéo dài mạng sống cho giang sơn đỏ mà ông Tập vẫn chưa cảm thấy cam lòng.
Tuy nhiên, nói cho cùng, trong bài phát biểu tại Thiểm Tây lần này, nội dung được truyền thông Trung Quốc báo cáo nhiều nhất là “Xây dựng bất hợp pháp tại Tần Lĩnh”. Họ Tập cảnh báo các quan chức rằng “đừng giẫm lên vết xe đổ.” Vụ “ngã ngựa” gây xôn xao dư luận của Tôn Lực Quân (Sun Lijun), Thứ trưởng của Bộ Công an vào ngày trước bài phát biểu của ông Tập đã khiến cho người ta liên tưởng.
Tôn Lực Quân được biết đến là người có thực quyền nhất Bộ Công an, sánh với Chu Vĩnh Khang, cựu bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật trước kia. Chu Vĩnh Khang bị kết tội âm mưu đảo chính. Còn Tôn Lực Quân hiện bị điều tra về “việc bỏ qua kỷ luật và quy tắc chính trị của Đảng, không tuân thủ kỷ luật, không tuân theo quy củ, không biết kính sợ, hành động tùy tiện”. “Không biết kính sợ” lần đầu tiên xuất hiện trong thông báo chính thức của ĐCSTQ. Các nhà quan sát cho rằng, đây là cách nói “tránh” về việc Tôn Lực Quân “phản Tập Cận Bình”.
Điều trên cũng cho thấy tình trạng nguy hiểm mà ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt, bất luận là “bên trong buồn” đảo chính, “bên ngoài lo” trách nhiệm (bồi thường vì đại dịch), ông Tập đều đang bị tấn công trực diện và trong hoàn cảnh cần giữ mạng sống từng giây từng phút.
Trong hình thế nguy hiểm, ông Tập bất ngờ ghé thăm Thiểm Tây vào thời điểm này để cúng bái long mạch. Bề mặt kêu gọi bảo vệ sinh thái khu Tần Lĩnh sơn, trên thực chất khủng hoảng bên trong không hề nhỏ. Còn các đợt thị sát giải quyết “thoát nghèo” và kiểm tra nối lại sản xuất trước đó của ông Tập chỉ mang tính hình thức.
Trịnh Trung Nguyên
(Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả)
26/4/20