Triệt hạ tư sản miền Nam và tạo dựng tư bản đỏ ở Viet Nam – Nguyễn Bá Lộc
Nguyễn Bá Lộc
Năm 1975, Miền Nam (MN) bị CS Miền Bắc chiếm đoạt. Sau công cuộc “Cải tạo XHCN”, cả MN bị tan nát toàn diện. Trong đó có “giai cấp” Tư sản mà CS cho là kẻ thù của nhân dân cần phải bị trừng trị. Nhưng rồi thế nước đổi thay, CSVN lại cho “giai cấp” nầy được hồi sinh và trọng vọng lại trong giai đoạn “Đổi mới kinh tế”. Trong số những tư sản mới, có một số giàu nhanh và bất thường. Đó là những nhà “Tư bản đỏ”.
Nêu lên sự kiện lịch sử đẩm máu và nước mắt đã xảy ra hơn 40 năm và hiện tượng kỳ quái Tư bản đỏ trong giai đoạn cuối của XHCN, nhằm đóng góp một số thực trạng của XNCN. Cái chủ nghĩa đó đã gây biết bao đau khổ cho nhiều người trên thế giới và còn mãi những bài học khó quên.
Có chút liên hệ với bài khảo luận nầy về cựu TBT Đỗ Mười , một trong những đảng viên CS sắt máu nhứt, là người Tổng chỉ huy chiến dịch Triệt hạ Tư sản MN hối 1975-78, vừa qua đời vài ngày qua. Sự kiện thứ hai là việc xứ Venezuala , trước là một nước giàu, theo XHCN sau chục năm, giờ tan nát nghèo đói, như một minh chứng mới về những tan thương ở xứ XHCN.
I.TRIỆT HẠ TƯ SẢN MIỀN NAM
1.Lý do CSVN triệt hạ Tư sản Miền Nam
Chiến thắng MN, CSVN và CS đàn anh, vội vàng xây dựng ngay một chế độ XHCN. CS nghĩ rằng đây là thành trì Tư bản quan trọng đã đổ, hy vọng từ đây làn sóng đỏ sẽ nhanh chóng tràn qua nhiều quốc gia khác. Từ khi chia cắt, hai miền Nam Bắc hoàn toàn khác nhau. Nay thống nhứt, MN dứt khoát phải theo y như miền Bắc. MN phải bị thay đổi toàn diện, phải bị cải tạo từ thể xác lẫn tâm hồn. Trong đó thành phần Tư sản.
Lý do nào CSVN đập nát nền kinh tế MN?
* Hai chế độ và hai nền kinh tế hoàn toàn khác nhau. Theo lý thuyết nền kinh tế Tư bản hay kinh tế Thị trường của MN, xây dựng trên yếu tố chánh yếu là vốn , đất đai và tài năng kinh doanh của khu vực tư. Còn kinh tế XHCN/CSCN được xây dựng trên “nguyên tắc công hữu”. Tuyệt đại đa số tài sản và phương tiện sản xuất thuộc về đảng CS .
Nhà nước giữ vai trò điều động và xử dụng tài sản quốc gia. Nhà Tư sản kể cả địa chủ không còn gì, không được có vai trò chủ nhân. Quyền đó được chuyển qua công nhân và nông dân, những người vô sản. Theo Mác- Lê, Tư sản là bọn bóc lột. Bóc lột là một tội. Cho nên Tư sản phải bị trừng trị, phải bị loại bỏ.
*Trả thù giai cấp: Ngay từ buổi đầu xây dựng đảng CS họ đã dụ dỗ nông dân và công nhân nghèo bằng hai chiêu bài : “Đấu tranh giai cấp” và “chống xâm lăng”. Khi chiến thắng MN , mục tiêu quan trọng của đảng và đảng viên là xây dưng chánh quyền vô sản. Tư sản là kẻ thù của vô sản, nên phải đánh tư sản, chiếm lại mọi thứ của cải của giai cấp Tư sản.
*Lý do an ninh: Chế độ CS là độc tài tuyệt đối. Khi nắm chánh quyền họ không bao giờ chia sẽ cho một lực lượng quần chúng nào khác. Từ trước 1975 và từ lâu, Tư sản nói chung, kể cả Tiểu tư sản trí thức, là thành phần dân chúng nồng cốt trong việc bảo vệ và xây dựng MN. CS sợ thành phần nầy vừa có phương tiện vừa hiểu biết. Nếu còn sống sót thành phần nầy có thể trở thành một đối lực quan trọng chống lại CS.
* Thỏa mãn lòng tham của đảng viên: Đánh tư sản là cơ hội tốt cho đảng viên và bọn “CS 30” thể hiện lòng tham của họ qua nhiều thế hệ, nay có dịp , họ chiếm giựt tài sản cách “hợp pháp”, công khai , và dễ dàng. Nên tuyệt đại bộ phận CS từ Bắc vô thêm CS MN cứ ào ào hốt hết, càng nhiều càng tốt.
2.Nguồn gốc Tư sản miền Nam
Trước 1975, MN có chế độ chánh trị Tự do Dân chủ. Mặc dù còn ở mức độ phôi thai vì vừa thoát chủ nghĩa thực dân và sau đó lâm vào cuộc chiến khốc liệt. Nhưng nó vẫn có nét cơ bản của chế độ Dân chủ. Nên về kinh tế, MN theo đường lối kinh tế tự do. Tư sản hay Tư doanh đóng vai trò trọng yếu.
Vậy Tư sản MN là ai? Họ có là bọn bóc lột không, là kẻ thù của Dân không? Họ là thành phần cần phải tiêu diệt không?
Các nhà Tư sản MN có thể được tóm tắt: Những địa chủ lớn trức 1954. Rồi các thế hệ con cháu có học vấn. Một số chuyển từ nông nghiệp qua kinh doanh, do hai cuộc chiến họ chạy vào thành. Một số làm việc trong khu vực công quyền. Chương trình cải cách điền địa ở MN cũng là cơ hội cho một số địa chủ dùng trái phiếu cải cách điền địa đầu tư vào ngành thương mại hay công nghiệp. Trong tư doanh người Việt phải kể một số người Bắc di cư hồi 1954. Nhóm thứ hai là một số người có trình độ học thức cao trong nước hay du học , họ chọn con đường kinh doanh trong kỹ nghệ.hay xuất nhập cảng. Nhóm thứ ba là những người gốc không giàu , nhưng nhờ làm lụng cần cù, tiết kiệm rồi dần làm thương mại khá hơn. Nhóm thư tư là người Hoa. Họ Từ bên Tàu qua trong thời nhà Thanh hay thời Pháp độ hộ VN. Người Hoa thì rất giỏi về thương mại và tính cần cù. Hoa kiều dần trở thành chủ nhân nhiều cơ sở thương mại và công nghiệp lớn nhỏ cách vững chắc.
Như vậy qua nguồn gốc, Tư sản MN gồm các nhà công kỹ nghệ, thương mại lớn và vừa , những địa chũ, họ không phải là giai tầng xã hội được nhiều ưu đãi, được chánh quyền cho họ những cơ hội độc quyền trong kinh doanh. Họ phải tự làm lụng vất vả. Họ không bóc lột ai. Những người tư sản MN không giàu nhanh chóng và quá lớn như Tư sản đỏ trong chế độ XHCN.
Dĩ nhiên tại MN trứơc 1975 cũng như tại nhiều quốc gia khác, thì cũng có một số ít Tư sản có được ít ưu đải với một số ít viên chức nào đó, có được cơ hội làm ăn tốt hơn , nhanh hơn. ăn chịu với vài viên chức Chánh quyền, thì sự thành công của họ nhanh hơn, và cũng có thể gọi là bất công.
Tóm lại Tư sản MN không gian ác, không tội lỗi, thì sao phải bị triệt hạ .
3.Chiến dịch đánh Tư sản và chiếm đoạt tài sản
Có hai lần:
Lần đầu ( 1975) Lần nầy khởi đầu ngay khi chiếm MN. Mục tiêu chánh của lần nầy là chiếm đoạt tài sản, những tài sản quan trọng của tư nhân và tài sản công. Vì chiến thắng quá nhanh. CS chưa có có kế hoạch hành động chi tiết và thống nhứt. Họ hành động theo quyết định đảng qua Ủy ban quân quản. Có các hành động:
*Về tài sản công:
-Chiếm Ngân hàng quốc gia. CS chụp lấy được 16 tấn vàng , một số ngoại tệ, và nhiều tiền giấy VNCH. Ở địa phương thì chiếm các Ty ngân khố. (Riêng về 16 tấn vàng thì có nhiều đồn đoán. Nhưng chắc chắc còn lại . Trước khi mất MN, TT Nguyễn văn Thiệu cũng có ý định di tản số vàng đó ra một nước khác an toàn. Rồi khi chuyển quyền qua TT Trần văn Hương thì thời gian quá ngắn ngủi. Trong khi đó các công ty bảo hiểm cho việc chuyển vàng nầy không dám ký, vì mức độ chiên tranh tới quá nhanh. Khi chuyển quyền qua TT Dương văn Minh thì không còn kịp làm gì cả. Đây là lời kể lại của anh PTL là Giám dốc Quĩ của Ngân hàng quốc gia lúc đó, được chỉ định đi áp tải 16 tấn vàng . Tôi gặp anh L ở trại Cải tạo Long Thành hồi tháng 6-1975. Và theo luật pháp quốc tế không thể có một vị nguyên thủ quốc gia nào lấy và xài riêng số tài sản quốc gia lớn như vậy.). CSVN lấy vàng , ngoại tệ của MN xài như thế nào , dân không được quyền biết.
-Chiếm kho gạo Tổng cuộc Thực phẩm. Lúc đó còn độ 100,000 tấn gạo trong kho an toàn.
-Chiếm và quản lý tất cả công sở , xe cộ, không cảng hải cảng, khu kỹ nghệ, khắp MN
Tổng tài sản nầy rất nhiều, có thể hàng tỷ đô. Không ai biết rõ CSVN tóm thu rồi giữ ở đâu và tiêu xài thế nào CS không cho dân biết.
*Về tài sản tư:
Đây là phần quan trọng. CS kiểm kê và quốc hữu hóa tài sản của các nhà kinh doanh lẫn tài sản không tham dự kinh doanh. Trong giai đoạn nầy CS nhắm các cơ sở kinh tế quan trọng như: Ngân hàng tư, kho hàng xuất nhập cảng, các nhà máy sản xuất, các đồn điền. Các kho nhiên liệu và trạm xăng. Các tiệm vàng, ngay cả cá tiệm bán phân bón , nông cơ, nhà máy xay lúa, tiệm bán gạo…
Với sự điềm chỉ của một số “cán bộ 30” ở địa phương, CS lục soát và chiếm vàng bạc của những nhà Tư sản mà họ xếp loại “Tư sản mại bản”.Tức là các nhà kinh doanh lớn.
Tóm lại trong vòng độ 5-6 tháng sau khi chiếm lấy MN, CS đã chiếm, tịch thu và quốc hữu hóa phần quan trong tài sản của Tư sản . Con số chắc chắn không nhỏ.
Lần 2 ( 1976). Thi hành Kế hoạch “Cải tạo công thương nghiệp MN”
Sau khi thống nhứt hai miền, 1976, CS đã có kế hoạch rõ hơn cho các bước xây dựng XHCN trên toàn quốc.
Đại cương có ba bước cho MN là: – Cải tạo MN.-Thực hiện Thời kỳ quá độ ( Thời kỳ chuyển tiếp lên CS chủ nghĩa). -Và Xây dựng chế dộ XHCN.
Trong giai đoạn Cải tạo MN có kế hoạch “Cải tạo Công thương nhiệp” ( CTCTN), từ 1976. Chỉ huy chiến dịch CTCTN là Đỗ Mười.
CTCTN có hai phần: Tiêu diệt Tư sản hay chế độ Tư bản MN, đồng thời Xây dựng chế độ kinh tế XHCN. Về tiêu diệt Tư sản thì CS đã làm một phần khi mới chiếm. Nay tiếp tiếp tục. Các Tiểu ban CTCTN được hình thành từ Trung ương cho tới địa phương. Họ được trọn quyền lập danh sách Tư sản. Tư sản lớn nhỏ bị “đánh” mạnh mẽ đánh đũ kiểu. Tài sản bị chiếm đoạt hết. Một số nhà tư sản bi giam cầm, nhà cửa bị tịch thu và bỉ đuổi đi “khu kinh tế mới”.
Cán bộ Ban CTCTN và nhà kiểm kê và để lại biên nhận tịch thu. Thế thôi. Nạn nhân không được giải thích tội gì và lý do gì.
Bên cạnh CTCTN, CS làm cuộc “Cải tạo nông nghiệp MN”. Nông dân phải vào Hợp Tác xã, bước đầu là “Tổ san xuất”. Hậu quả là thiếu gạo ăn.
Đó là những chiến dịch càng quét to lớn và kinh hoàng từ 1975 đến 1978. Toàn dân MN phải chịu trực tiếp hay gian tiếp hậu quả tang thương. Cuộc sống của họ thực sự bị đổi đời và mãi về sau nầy . CSVN đã “thành công” trong chiến dịch nầy và gần như sẵn sàng bước qua XHCN.
Xây dựng kinh tế XHCN: Sau khi gần như triệt hạ hết Tư sản, CS tiến hành xây dựng nền kinh tế XHCN (bước đầu của kinh tế CS). Đó là mô hình kinh tế do đảng nhà chánh quyền làm kế hoạch thưc hiên và quản lý. Khu vực tư không còn. Mọi việc lớn nhỏ đều do cán bộ nắm hết, làm hết, kiểm soát hết.
CSVN “tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH” thì MN cũng tiến nhanh tiến mạnh đến nghèo đói.
Sau 10 năm, kinh tế cả nước hoàn toàn bị sụp đổ.
4. Hệ lụy việc triệt hạ Tư sản MN
Qua hành động triệt hạ Tư sản MN chúng ta có thể kết luận về CSVN:
*Bất nhơn: Các nhà Tư sản MN bị triệt hạ cách tàn nhẫn, vô nhân đạo. Một số nhà tư sản mại bản bị giam cầm trong tù , có vài người chết trong nhà tù CS. Tôi có thể vài thí du vai trường hợp: Nghi sĩ Hoàng kim Quy “vua kẽm gai” bị bắt và chết trong tù. Ông L Thanh, Chủ tịch Hội Mễ cốc Cần Thơ, bị chết trong trại cải tạo, vì tội bán gạo cho Bộ kinh tế, và Bộ nầy giao gạo cho quan nhu. Còn có một số nhà buôn nhỏ như chủ tiệm vàng ở quận phải tự tử vì tịch thu hết vàng…
*Bất lương: CS đã lợi dụng nguyên tắc “công hữu” để tịch thu tài sản của dân và một của cải đó ngang nhiên để cho riêng mình, hay hóa giá bán nhà tịch thu thật rẽ cho đảng viên.Đó là sự cướp giựt. Và trong chiến dịch truy quét Tư sản , rất nhiều cán bộ hốt nhiều vàng dấu luôn.
* Bất minh: CS không hiểu yếu tố chánh yếu nào giúp ổn định phát triển kinh tế lúc đó. Họ tàn phá hết từ phương tiện sản xuất đến con người. Đến 1979, theo báo cáo của VN, tất cả nhà máy tịch thu được chỉ còn hoạt động có 40% công suất. Đến năm 1985 kinh tế MN hoàn toàn sụp đỗ. Mô hình kinyh tế XHCN không thay thế được và cùng chung số phận của nền kinh tế các nước CS khác.
* Bất chánh: CSVN chứng tỏ lần nữa, họ điều hành đất nước bằng luật rừng, hay luật của tổ chức siêu mafia. Khi đánh Tư sản họ thi hành bằng quyết định đảng , và cả bằng Thông cáo cục bộ địa phương, như chiến dịch tiêu diệt Tư sản Saigon bằng Thông cáo ngày 23-3-1978 của Ủy ban nhân thành phố HCM. Theo Thông cáo đó hài cái tội của Tư sản : “Các nhà tư sản thương nghiệp bằng hành động đầu cơ, tích trữ hàng hóa, buôn bán chợ đen, lũng đoạn kinh tế và thị trường” (Thông cáo nầy đăng trên báo Saigon Giải phóng hôm đó). “Tội nhân” không có cơ hội bào chửa.
II.TƯ SẢN ĐỎ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ
Nền kinh tế XHCN thuần túy coi như hoàn toàn sụp đổ, sau 10 năm gây ra biết bao tan nát và thương đau.
1.Các lý do “đổi mới”
Do có sự thay đổi tư duy trong một số lảnh đạo đảng. Một số đảng viên lảnh đạo thấy và hiểu phần nào thực trạng kinh tế miền Nam trước 1975 và sau 1975. Lúc đầu có sự dằn co rất lớn giữa hai phe “giáo điều” và “thực tiển”.Họ sợ khi thay đổi kinh tế sẽ đưa tới thay đổi chánh trị. Lảnh đạo đảng đã tỏ ra hết sức lúng túng trước một bên là bảo vệ cứng rắng nguyên tắc kinh tế XHCN, áp dụng y như miền Bắc 20 năm trước. Nhưng ngày nay, một MN khác miền Bắc. Không dễ buộc dân MN “tiến lên” XHCN . Sự sụp đổ kinh tế ở MN khá nhanh chóng , có thể đưa tới hổn loạn xã hội. Mặt khác, CS nghĩ thì lùi một bước có lợi hơn.
Lý do khác là CSVN vâng lịnh đàn anh Liên sô tiến đánh Cambodia. Và thất bại. Trung quốc không để yên cho. Về mặt kinh tế, vì xâm lăng Cambodia, VN bị Mỹ và Tây phương trừng phạt kinh tế. Liên xô không bao che nổi về kinh tế.
Lý do khác nữa là TQ đã “đổi mới” trức đó gần 10 năm và có một số kết quả.
Cho nên, cuối cùng CSVN chọn sách lược mới từ 1986 : Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là sự pha trộn hai mô hình kinh tế. Một nền kinh tế có nhiều thành phần. Trong đó tư doanh được công nhận. Nhà nước khuyến khích các nhà tư sản cò sót lại và một nhóm tư bản mới tham dự vào hoạt động kinh tế.
2/Sự xuất hiện tầng lớp Tư bản đỏ
Trong khoảng 10 năm đầu sau đổi mới, có nhiều tư doanh hoạt động nhưng hảy còn ở qui mô nhỏ và gặp nhiều khó khăn. Sau đó, một lớp doanh nhân mới ăn chịu chặc chẻ với đảng viên có chức quyền bắt đầu làm mưa làm gió trong nền kinh tế VN. Đó là giai cấp “Tư bản đỏ”. Họ có quá nhiều đặc lợi và không lo sợ gì. Họ lợi dụng mọi cơ hội , mọi phương tiện nhà nước để làm giàu. Và họ đã giàu rất nhanh, rất lớn.
Tư bả đỏ đã trở thành giai cấp chiếm hữu tài sản công và bóc lột người dân thường.
Khu vực tư doanh lớn dần theo hai giai đoạn đổi mới với nhiều kế hoạch chủ trương mới:
Cho tư doanh lập các xí nghiệp sản xuất
Tư nhân được hoạt động rộng rải trong thương mại
Tư doanh được hoạt động trong ngành xuất nhập cảng
Tư nhân được thành lập ngân hàng
Tư doanh hoạt động trong lảnh vực nông lâm nghiệp
Và tư nhân dược mua lại các công ty quốc doanh trong chương trình “cổ phần hóa”.Nhà nước bán như đỗ tháo một số lớn công ty quốc doanh.
Đặc biệt Tư bản đỏ và nhóm lợi ích bám sát ngành địa ốc mà giai đoạn đầu là mua các khu đất công quí giá và các khu đất của dân bị thu hồi . Đây là cơ hội to lớn và giàu nhanh nhứt.
Và phíaTư bản đỏ đi với chánh quyền trong các công việc thầu lại các dự án to lớn béo bở.
Phí trên tư doanh có chánh quyền yểm bằng nhiều hình thức. Dĩ nhiên Tư bản đỏ phải chia lợi cho viên chức chánh quyền.
Kinh tế trong 30 năm qua có tiến bộ. Ngân sách thu khá hơn. Đầu tư ngoại quốc nhiều hơn. Viện trơ rất nhiều. Từ đó chánh quyền các cấp có rất nhiều dự án. Và Tư bản đỏ bám vào đó mà tiến lên. Tư bản đỏ ngày nay đã trở thành một “giai cấp đồng lõa bóc lột”chưa có trong lịch sử VN. Chắc chắc là giai cấp nầy khác giai tầng Tư sản MN trước kia.
Cũng có một số tư sản không phải là con cháu thân thích đảng viên cấp lớn. Nhưng các “đại gia”khôn khéo móc nối viên chức có quyền theo từng vụ để thành dạt trong kinh doanh. Trong đó nhiều tư doanh người Hoa . Dĩ nhiên là phải chia lợi .
Các bước làm giàu của Tư sản đỏ có thể tóm tắt:
Về mặt Chánh quyền: đảng và chánh quyền đóng trò : Sở hữu , thu gôm, quản lý và sử dụng gần toàn bộ tài sản quốc gia : đất đai, tài nguyên thiên nhiên, ngoại tệ,viện trơ, tiền thu ngân sách, nhà cửa, phương tiện sản xuất khác.Đó chỉ có ở chánh quyền CS.
*Về mặt Tư sản đỏ:Trong nền kinh tế đa thành phần và mục tiêu là phải giảm quốc doanh thì CSVN phải nâng đở và kinh tế phải dự vào tư doanh, trong đó các nhà đầu tư ngoại quốc.
Trong giai đoạn “tư nhân hóa”chánh quyền đã phải giao một phần tài sản kinh tế cho tư nhân. Ngay cả quốc doanh, dù còn khá mạnh , nhưng chánh quyền cũng phải đi hai tầng. Tầng 1 là đầu tư công kể cả quốc doanh chuyển qua tầng hai là tư doanh. Mà tư doanh nầy đâu phải thuộc loại chung chung. Phải là loại tư doanh do CS tạo dựng ra, nuôi dưỡng và hướng dẫn cho nó thành công. Bởi vì bọn Tư bản đỏ thành công thì đảng viên cao cấp và nhiều quyền mới được hưởng lợi lộc to lớn của nền “kinh tế thị trường dưới sự điều động của chế độ XHCN”.
Còn nền “kinh tế thị trường được điều hợp bởi cung và cầu” trong môi trường kinh doanh tư do thì chanh quyền đâu có muốn làm như vậy.
3/.Hệ lụy từ giai cấp Tư sản đỏ
Trong nền kinh tế “Thị trường định hướng XHCN” tầng lớp giai cấp Tư sản mới trong đó có Tư sản đỏ. Dù họ là những nhà kinh doanh với danh nghĩa tư nhân. Hay loại “tư bản đỏ” không trực tiếp kinh doanh doanh , nhưng thật giàu nhờ lấy ra phần tiền tham nhũng từ các nhà kinh doanh Việt nam hay ngoại quốc. Hoặc nhận tiền đóng góp từ các nhà kinh doanh tư hay các tổ chức buôn lậu, rữa tiền, cờ bạc. Có quá nhiều trường hợp đã xảy ra trong vài chục năm qua.
Chúng có tóm tắt các hệ lụy của tình trạng nầy như sau:
*Về phương diện kinh tế: Tư sản đỏ là những nhà kinh doanh to lớn. Họ cũng có đóng góp phần nào cho GDP, Thuế, và tạo ra sự thu hút thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên về mặt tiêu cực thì Tư sản đỏ đem nhiều thiệt hại về kinh tế hơn. Số tài sản của họ hàng tỷ đô la, nếu chia ít hơn cho dâng viên CS thì phần tái đầu tư sẽ nhiều hơn và do đó đóng góp cho phát triển kinh tế nhiều hơn. Tư sản đỏ thường khai lỗ hay ít lời, nên ngân sách phải bù thêm cho các công trình và thuế mất nhiều hơn. Tư bản đỏ chuyển tiền ra ngoại quốc trong lúc kinh tế quá yếu. Các nhà kinh doanh thuộc nhóm tư sản đỏ dựa vào thế thần nên các nhà kinh doanh tư chân chính không có cách nào cạnh tranh lại nỗi.
*Về phương diện Hội nhập toàn cầu: Thực sự tài và khả năng kinh doanh của các nhà tư bản đỏ kém, họ ít khả năng cạnh tranh trên phương diện toàn cầu với các nhà kinh doanh tầm cở quốc tế. Diều nầy rất quan trọng để VN có thể tiến bước cao hơn.
Các nhà tư bản đỏ là một phần đầu mối của công cuộc làm ăn với mhiều nước , nhứt là với Trung quốc. Và đây là đầu mối tham nhũng lớn và rửa tiền có tầm mức quốc tế.
*Về phương diện chánh trị và xã hội: Chánh quyền CS qui hoạch dự án lớn, nhiều loại không khả thi và phí phạm công quĩ. Chánh quyền giao cho tư sản đỏ nhiều khu đất thu hồi với giá rẽ, nhiều công trình với giá mắt. Tư bản đỏ làm không đúng mức, chất lượng kém. Tiền thì chia chác cho đang viên rất nhiều. Rốt cuộc tham nhũng càng ngày càng nhiều và không có cách nào chửa trị được. Nếu CS còn thì tư bản đỏ còn. Tham nhũng còn.
Hậu quả là người dân nghèo mãi, bất công xã hội tiếp diễn. Cách biệt giàu nghèo quá cao chưa từng thấy. Tư bản đỏ nay là một giai cấp sống trên đau khổ của người dân nghèo.
Chúng tôi vừa trình bày hai loại tư sản: một loại tư sản bị triệt hạ tàn nhẫn và vô lý khi CS chiếm MN. Và loại Tư sản đỏ được sanh sản ra dưới thời XHCN cấu kết viên chức đảng gây ra nhiều bất công kinh tế và xã hội cho VN.
Cali, October 04- 2018
Nguyễn Bá Lộc