Trí khôn của bậc thầy (bài 2)
David Thiên Ngọc (Danlambao) – Đảng csVN đã từng cao giọng khẳng định họ là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Thế thì trong khuôn khổ loạt bài này tôi mạn phép luận về trí khôn của loài người trên toàn thế giới thì tôi thiết tưởng không cần luận ở đâu xa mà chỉ cần nói lên cái “khôn vĩ đại” của đám chóp bu tập đoàn đảng csVN cũng đã đủ lắm rồi. Vì theo như họ đã tự hào có khác nào họ là cái rốn của vũ trụ. Tỉ như muốn đánh giá cường độ của một cơn bão thì ta chỉ cần nhìn vào “rốn bão” thì có ngay điều mình muốn biết.
Nhưng theo tôi thấy suốt dòng lịch sử của đảng csVN thì đảng cs Tàu là đảng bề trên, Trung Nam Hải là thiên triều của chế độ Hà Nội. Do vậy nhứt cử nhứt động của Ba Đình đều theo ý chỉ của Bắc Kinh và những nội dung tiếp nhận xem như là “chiếu chỉ” chứ họ chưa hề dám “áo mặc qua khỏi đầu” kể từ khi có “bác và đảng” hàng ngày “sáng ra bờ suối tối vào hang…”
Để chứng minh cụ thể cho những điều trên thì chính miệng Hồ Tập Chương đã nói trước khi nhập vào cái “hố xí thời La Mã” rằng “…ai sai chứ Mao chủ tịch là không sai bao giờ…” rồi gần đây, cháu (tự xưng) của hắn là thích đủ thứ, thích Chân U (U tối chứ không Quang là sáng) rằng “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Em mà đánh anh là hỗn…” hắn chỉ thẳng là tướng quân Lý Thường Kiệt vị anh hùng của dân tộc VN dưới triều nhà Lý dám đem quân qua tận thiên quốc mà đánh anh cả (Tàu). Như vậy qua lời nói, tư duy của chúng thì Mao còn hơn cả thánh nhân, vì thánh nhân cũng có lúc sai lầm (nhưng kịp thời sửa đổi ngay) và Tổ Tiên Dân tộc VN đã bao phen đánh bại giặc Tàu xâm lược… như vậy Tổ Tiên VN ta đều là “hỗn”. Túm lại, rõ ràng hai tên này “Hồ Tập Chương và Thích Chân U” (dòng họ nhà chúng) không phải dòng tộc Việt mà chính là những tên giặc Hán được đảng cs Tàu cài cắm, trà trộn vào đảng csVN, nhân dân VN làm tay sai cho cộng sản Tàu và csQT đánh phá, hãm hại nhân dân, Tổ Quốc Việt Nam.
Nói cho sâu xa hơn thì tôi xin xét về cội nguồn lịch sử để thấy cái khôn của bậc thầy của đảng csVN từ ngàn xưa và bây giờ ra sao. Dân tộc Tàu theo lịch sử của chúng thì có đến 5000 năm văn hóa. Trong dòng chảy của văn hóa, triết học, tôn giáo của Tàu thì quả là có bề dày và nền tảng sâu xa, cao thâm mà nhiều dân tộc trên thế giới đều biết nhất là các dân tộc của các nước Á Châu theo học. Đơn cử như sau:
Khổng Phu Tử (孔夫子): hay Khổng Khưu (Khâu) (孔丘), tự Trọng Ni (仲尼) (551-479 TCN). Ông được người Tàu và một số nước Á Châu suy tôn là nhà khai sáng ra đạo Nho (Nho Giáo), là bậc thầy vĩ đại, là triết gia lỗi lạc bật nhất Á Đông và được họ vinh danh là “Vạn Thế Sư Biểu – 萬世師表” là một vĩ nhân. Ông sinh ra và sống cùng thời với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hai vị cũng đã có đôi lần diện kiến nhau và bàn về Đạo, về Lễ… cùng triết lý trong tứ thư, ngũ kinh.
Mạnh Tử-孟子 (372-289 TCN): tên là Mạnh Kha tự là Tử Dư quê nước Lỗ dưới thời Chu Liệt Vương. Ông nối tiếp nền Nho học và triết lý của Khổng Tử, ông trở thành triết gia lỗi lạc, đại biểu xuất sắc của Nho Giáo thời Chiến Quốc.
Lão Tử – 老子: Ông là một nhân vật chính yếu trong nền triết học Đông Phương, sự tồn tại và sinh thời lẫn hoạt động rao giảng về Đạo (Đạo Lão do ông sáng lập) và triết học của ông còn nhiều tranh cãi giữa các học giả xưa và nay. Tạm cho rằng ông sống vào thế kỷ thứ VI TCN, ông là nhà tư tưởng lớn.
Trang Tử-莊子 (365-290 TCN): Tên thật là Trang Chu-莊周 tự là Mông Lại-蒙吏, Mông Trang-蒙莊. Ông là một triết gia nổi tiếng cao minh là người khai sáng ra Đạo Giáo. Thời Chiến Quốc, thời đỉnh cao của các tư tưởng triết thuyết, người Trung Hoa thường ca tụng triết thuyết “Lão-Trang” cùng với “Bách Gia Chư Tử”. Ông là tác giả cuốn “Nam Hoa Kinh, hay Nam Hoa Chân Kinh” nổi tiếng và được xem là đệ nhất trong “Lục Tử Tài Thư” lúc bấy giờ.
Ngoài ra cũng còn nhiều triết gia lỗi lạc khác đáng kể như:
Dương Chu-楊朱 (440-360 TCN): Tự Tử Cư-子居, cũng sống thời chiến quốc người đời tôn kính gọi là Dương Tử, một triết gia lỗi lạc không kém mấy với các vị kể trên. Ông đưa ra thuyết “Vị Kỷ” và nổi tiếng với quan niệm “không vì cái lợi lớn của thiên hạ mà chịu mất đi một sợi lông chân của mình”.
Mặc Địch-墨翟 (khoảng 479TCN-khoảng 390 TCN): Tự Mặc Tử-墨子 cũng là triết gia, nhà chính trị lỗi lạc thời chiến quốc. Ông đưa ra 10 chủ trương lớn là 10 cương lĩnh chính trị của ông, thuyết Mặc Tử viết có 71 thiên lưu hậu thế. Tuy nhiên thuyết của Dương Chu và Mặc Địch thường bị Mạnh Tử đả kích.
Trên là tạm dẫn một số triết gia, đạo gia lỗi lạc của Trung Hoa cổ chứ thật ra cũng còn rất nhiều.
Về cận đại thì các nhà văn, triết gia Trung Quốc cũng không hiếm như Lỗ Tấn, Tào Ngu, Lâm Ngữ Đường, Quách Mạc Nhược, Lưu Hiểu Ba v.v… trong số các vị nêu trên cũng đã được thế giới tôn vinh và trao giải Nobel danh giá về lĩnh vực văn chương và hòa bình.
Có câu: “Trung Quốc có một Tào Ngu mà giỏi, Việt Nam có một Đoàn Giỏi mà ngu!”. Điểm này ta cũng cần chiêm nghiệm thêm để biết vì sao? Riêng tôi thấy trong câu ẩn dụ đó có nhiều điều đúng và cũng đã nhận chân ra ai ngu và ai giỏi rồi.
Sơ lược như trên để chứng minh ta thấy rằng, đất nước Trung Quốc xưa và nay đều có một nền văn minh và có những bộ óc khôn nhất định chưa nói là “bậc thầy” như họ đã từng tự mãn “vạn thế sư biểu” là vậy. Nhưng kể từ khi có đảng cộng sản ra đời và thâm nhập vào đất Trung Quốc thì cũng chính những bộ óc “đỉnh cao trí tuệ bậc thầy nhưng mang tính đảng” đã khiến cho những “cái khôn” của tiền nhân của họ đi về đâu? Và những cái khôn ấy đã đem lại kết quả như thế nào cho đất nước, người dân Trung Quốc và các nước “chư hầu” đang nhận lãnh những chiếu chỉ, cùng trong một hệ tư tưởng và những nước lệ thuộc, quy phục quyền lực mềm (Soft Power) bằng đồng tiền của họ nhằm làm tay sai để cho mưu đồ “nhất đái nhất lộ” của chúng được hình thành. Xin mời quý vị xem tiếp bài 3.