Trên non hổ dữ rình mồi Thù hận xưa cơ hội đến rồi

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trên non hổ dữ rình mồi Thù hận xưa cơ hội đến rồi

Aigun Treaty 28 May 1858 : “Hiệp ước Aigun, Nga và “Thế kỷ sỉ nhục” của Trung Quốc” internet images

Lê Minh Nguyên

Các quốc gia theo dân chủ có khuynh hướng sống chung hòa bình. Họ có tranh chấp lãnh thổ, nhưng các tranh chấp này thường được giải quyết trên bàn hội nghị, sử dụng công lý và luật pháp.

Nếu nước Mỹ độc tài thì có lẽ Canada và Mexico đã bị làm thịt từ lâu.

Với dân chủ, Mỹ có mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với hai nước này cũng như các mối quan hệ hợp tác và kinh tế sâu rộng.  Nói cách khác, tốt hơn hết là nên làm đồng minh, thay vì để láng giềng trở thành lãnh thổ bị chiếm đóng đầy thịnh nộ.

Nga và Trung Quốc đều độc tài – Nga quả đầu và TQ cộng sản.

Khi xâm lăng Ukraine, chủ đề của Nga là khôi phục lại các biên giới cũ.

Với lập luận này thì Nga sẽ khó đỡ khi Trung Quốc cũng sử dụng nó để khôi phục lại các biên giới đã có từ thời nhà Thanh.

Chúng ta hãy chờ xem điều gì xảy ra khi chiếc giày được nằm trên chân kia.

Theo GS Fred Hoffman (https://bit.ly/40wY3hA): Mọi học sinh và công dân Trung Quốc đều biết rằng Sa hoàng Nga đã khai thác nhược điểm của Trung Quốc để chiếm lãnh thổ như thế nào trong Hiệp ước Aigun năm 1858 và Hiệp ước Bắc Kinh năm 1860, hai Hiệp ước bất bình đẳng mà Sa hoàng Nga áp đặt lên triều đại nhà Thanh đang suy tàn.

Khu vực bị mất này, được gọi là Приаму́рье với người Nga và Ngoại Mãn Châu với người Trung Quốc, bao gồm các thành phố trọng yếu của Liên bang Nga như Khabarovsk và thành phố cảng Vladivostok. 

Vladivostok có 600,000 dân, ban đầu được thành lập bởi người TQ vào khoảng năm 600 sau Công nguyên, hiện vẫn đang có một số lượng đáng kể người TQ sinh sống. 

Sa hoàng Nga muốn Vladivostok đóng vai trò là căn cứ cho Hạm đội Thái Bình Dương của mình, trong khi vào thời điểm đó, TQ là gã khổng lồ thương mại hàng hải, hưởng lợi từ việc Vladivostok tiếp cận trực tiếp Biển Nhật Bản.

Trước khi Nga xâm lược Ukraine, dường như có rất ít khả năng các nhà lãnh đạo TQ xem xét nghiêm túc việc giành lại các vùng lãnh thổ đã mất. 

Nhưng với những yếu kém về quân sự cũng như về kinh tế của Nga đã được chứng minh trong thời gian vừa qua, nó thực sự khiến cho giới lãnh đạo TQ phải phủi bụi các tấm bản đồ cũ và dự tính các kịch bản cũng như các cơ hội hoàn cảnh để cố khôi phục các vùng lãnh thổ đã mất.

Dĩ nhiên, Moscow không thể không quan tâm đến điều này, nhưng có lẽ lực bất tòng tâm.

 Lê Minh Nguyên
3/4/23