Trát bắt ông Putin có ảnh hưởng gì tới chuyến đi của ông Tập sang Nga?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trát bắt ông Putin có ảnh hưởng gì tới chuyến đi của ông Tập sang Nga?

Quí Bạn thân mến,

Chuyến đi thăm chính thức nước Nga của Chủ tịch Trung hoa Tập Cận Bình được thông báo ngày 17/3 và chỉ vài giờ sau, lệnh bắt giữ ông Putin từ Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague được ban ra, đã ngay lập tức biến thành buổi gặp gỡ giữa nguyên thủ nước Tàu với tên tội phạm quốc tế Ngạ. Ðúng là “Nhân hành Thiên định”, Người làm nhưng Trời định.

Chỉ hơn 1 năm trước khi xe tăng Nga vượt biên giới Ukraine, thế giới thầm lo không biết khi nào thì cờ Nga sẽ cắm taị Kyiv, đến nỗi có tin là người Mỹ khuyên Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nên di tản trước khi cuộc xâm lược mở màn.

Hôm nay “người hùng Putin” của Nga đã trở thành “tên tội phạm quốc tế” quả là thiên cơ bất khả lậu, cơ trời không ai biết được và giờ này thì chuyến thăm chính thức nước Nga – thật trớ trêu hay ngẫu nhiên – họ Tập đã chọn đúng thời điểm và ở thế “trên cơ” khi gặp  Putin và hệ quả từ chuyến đi nầy chưa  ai biết rõ được nhưng đang có nhiều suy đoán đưa ra :

1/- Họ Tập có cớ để không giúp “võ khí sát thương cho Putin vì e rằng sẽ bị mang tiếng giúp cho tên tội phạm bị quốc tế truy nã

2/- Trung quốc đang cần liên kết với Nga để chống lại Mỹ & Tây phương thì nay thế trận đó đã thay đổi toàn diện vì họ Tập sẽ càng gặp phải nhiều khó khăn hơn khi công khai đồng minh với tên tội phạm quốc tế.

3/- Tập sẽ rất có thể không mời Putin sang thăm Tàu vì Tập sẽ phải hành xử ra sao trước trát bắt Putin nộp cho Tòa Án Quốc Tế có hiệu lực cho 123 quốc gia.

4/- Nếu Putin sang Tàu mà Tập không thi hành thì TQ tiếp tục vi phạm lịnh của TAQT bắt Putin sau khi TQ  đã không công nhận án lệnh của TAQT về đường lưỡi bò khi bị Phi kiện

5/- Các quan hệ quốc tế với các nước gần gũi với Nga như Belarus, Chechnya, Iran nhứt là TQ nay sẽ thay đổi lớn vì nưởc Nga nay không còn là nước Nga bình thường mà là nước Nga tội phạm bởi Putin và không một ai có can đảm muốn nhận lảnh hậu quả do việt tiếp tục ủng hộ một QG đang bi TAQT khép vào QG phạm tội diệt chủng bị quốc tế truy nã

6/- Các đòn trừng phạt về kinh tế đang làm cho kinh tế Nga thấm mệt, lợi tức mang lại từ bán dầu khí đốt sụt giảm nặng, trong khi đòi hỏi chi phí cho chiến tranh ngày càng lớn, quân lính chết nhiều, phải đôn quân lấy từ các tù nhân hình sự, nay đến nữ tù nhân rồi đang có lịnh tổng động viên đến cả sinh viên ho,c sinh… đó là chỉ dấu cho thấy cuộc khủng hoảng toàn diện đang đến với ông Putin và sau án truy nã thế giới càng dễ dàng đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn như cắt đứt lhệ thống thanh toán quốc tế giữa Nga với thế giới thì ngày sụp đổ tài chánh Nga sẽ được đếm từng giờ

7/- Wagner là một trong những lực lượng tinh nhuê nhứt trong cuộc chiến ở Ukraine, trát bắt Putin sẽ đặt Wagner vào thế khó xử hoặc là sẽ trở nên “đồng phạm với Putin” có nguy cơ bị TAQT gán “tội ác chiến tranh” trong khi Wagner chỉ là những tên lính đánh thuê nhận tiền từ Putin để đánh Ukraine cho nên ông trùm Wagner có cớ để vòi thêm thật nhiều tiền, nhiều võ khí, quân lính và đây cũng là mối lo cho Putin làm sao để kiểm soát lực lượng nầy chưa kể đến nguy cơ bị phản bội

8/- Nhưng liệu giải pháp một nước Nga không có Putin sẽ giải quyet được cuộc chiến tại Ukraine mà ai cũng mong muốn hay đồng thời sự biến mất của Putin sẽ có thể thay đổi nguyên trạng nước Nga bởi các phe cánh thân và chống Putin, Chechnya, Wagner, các vùng ỡ viễn đông hay Siberia giàu tài nguyên đã từng muốn tách ra để tự trị hoặc các nước Âu châu mong muốn một nước Nga thay đổi để không còn đe dọa an ninh cho họ,

9/- Ðiều lo lắng hơn hết cho Putin được chính ông tuyên bố về một sự tan rã của nước Nga và nay trước tiềm năng đang trở nên rõ nét. liệu nội dung cuộc bàn thảo giữa Tập -Putin có được công bố hay không, nhưng giới thạo tin TQ rất chú ý đến các “mưu lược Khổng Minh” và tuyệt chiêu “dương đông kích tây của TQ nhưng tựu trung người ta vẫn chờ xem có những “thuật ngữ” hay ” hiểm Ý ” nào có thể nghiệm ra được từ cuộc gặp gỡ nầy mang tính các bên đều có lợi sau này về việc một bên ai sẽ nắm quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu hỏa, khí đốt khổng lồ, sự bảo đảm an ninh lâu dài cho Âu châu, bên kia vừa được chia sẽ khối tài nguyên trên vừa có được cơ hội “tìm được đất không có người – cho người không có đất” làm cho người ta nhớ lại chuyên “bán bạn” csVN của TQ qua việc đi đêm của họ K đưa đến thảm họa 30/4/1975 cho VNCH vừa đẩy Mỹ ra xa TQ vừa bắt tay Mỹ để làm ăn, thoát khỏi bế tắc kinh tế, ẩn mình chờ thời để chờ phục hận … hận bị thực dân ép buộc ký kết các Hiệp Ước bất bình đẳng mà nhà Thanh ký kết nhượng đất cho phương Tây và Nga trong thế kỷ 19 theo https://vi.wikipedia.org/

Lê Văn

Trát bắt ông Putin có ảnh hưởng gì tới chuyến đi của ông Tập sang Nga?

18/03/2023 AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 4/2/2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 4/2/2022.

Kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow vào tuần tới nêu bật khát vọng của Trung Quốc về vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Nhưng việc này cũng nêu bật những nguy cơ của chính sách ngoại giao toàn cầu: Vài giờ sau thông báo ngày 17/3 về chuyến đi, lệnh bắt giữ quốc tế đã được ban hành đối với ông Putin với các cáo buộc tội ác chiến tranh, ít nhất cũng làm cho mất một số lực đẩy của chuyến đi sắp tới.

Một loạt các diễn biến – diễn ra sau khi Trung Quốc làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Ả Rập Xê Út và Iran nhằm nối lại quan hệ ngoại giao và việc nước này công bố cái mà họ gọi là “kế hoạch hòa bình” cho Ukraine – diễn ra khi chính quyền ông Biden cảnh giác theo dõi các động thái của Bắc Kinh nhằm tự khẳng định một cách mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế.

Các quan chức Hoa Kỳ không bình luận công khai ngay về lệnh bắt giữ ông Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague, nhưng riêng tư họ bày tỏ sự hài lòng rằng một cơ quan quốc tế đã đồng ý với đánh giá của Washington rằng Nga đã phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại ở Ukraine.

Theo hai quan chức Mỹ, chính quyền ông Biden tin rằng mong muốn của Trung Quốc được coi là nhà trung gian hoà gải cho hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể được xem như nguy hơn khi ông Putin chính thức là nghi can tội phạm chiến tranh. Các quan chức, phát biểu với điều kiện giấu tên vì họ không được phép nói chuyện công khai về vấn đề này, cho biết chính quyền hy vọng các lệnh này sẽ giúp huy động các quốc gia trung lập từ trước đến nay cân nhắc về cuộc xung đột.

Ý nghĩa của cuộc gặp giữa ông Tập với ông Putin là gì

Chuyến thăm Nga sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập kể từ khi được bầu vào nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có với tư cách là chủ tịch Trung Quốc. Việc này diễn ra khi Bắc Kinh và Moscow đã tăng cường quan hệ trong các bước bắt đầu ngay trước khi Nga xâm lược Ukraine với cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh trong Thế vận hội mùa đông năm ngoái, tại đó họ tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn”.

Kể từ đó, Trung Quốc đã nhiều lần đứng về phía Nga trong việc ngăn chặn hành động quốc tế chống lại Moscow trong cuộc xung đột Ukraine và, các quan chức Mỹ nói, Bắc Kinh đang xem xét cung cấp vũ khí cho Nga để hỗ trợ cuộc chiến. Nhưng Trung Quốc cũng đã cố gắng đóng một vai trò trung lập hơn, đưa ra một kế hoạch hòa bình mà về cơ bản đã bị phớt lờ.

Cuộc gặp ở Moscow có thể chứng kiến hai bên tái cam kết về mối quan hệ đối tác của họ, điều mà cả hai đều coi là rất quan trọng để chống lại những gì họ cho là ảnh hưởng không đáng có và không xứng đáng do Mỹ và các đồng minh phương Tây gây ra.

Ý nghĩa của trát bắt ông Putin được ICC công bố là gì?

Trước mắt, lệnh bắt giữ của ICC đối với ông Putin và một trong những phụ tá của ông dường như không có tác động lớn đến cuộc gặp hoặc lập trường của Trung Quốc đối với Nga. Cả Trung Quốc và Nga – cũng như Hoa Kỳ hay Ukraine – đều không phê chuẩn hiệp ước thành lập ICC. Hoa Kỳ, bắt đầu với chính quyền Clinton, đã từ chối tham gia tòa án ICC, vì lo ngại rằng nhiệm vụ rộng rãi của nó có thể dẫn đến việc truy tố binh sĩ hoặc quan chức Mỹ.

Điều đó có nghĩa là không quốc gia nào trong số bốn quốc gia chính thức công nhận quyền tài phán của tòa ICC hoặc bị ràng buộc bởi lệnh của ICC, mặc dù Ukraine đã đồng ý cho phép một số cuộc điều tra tội phạm của ICC trên lãnh thổ của mình và Hoa Kỳ đã hợp tác với các cuộc điều tra của ICC.

Thêm vào đó, rất khó có khả năng ông Putin sẽ tới một quốc gia bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ đối với ICC. Nếu ông làm vậy, thì liệu quốc gia đó có thực sự bắt giữ ông hay không. Đã có tiền lệ về việc những người bị truy tố trước đây, đặc biệt là cựu Tổng thống Sudan Omar Bashir, đã đến thăm các thành viên ICC mà không bị bắt giữ.

Tuy nhiên, lệnh bắt giữ này có thể chống lại Trung Quốc và Nga trước tòa án của công luận và vị thế quốc tế của ông Putin có thể bị ảnh hưởng trừ khi các cáo buộc được rút lại hoặc ông được tha bổng.

Góc nhìn từ Washington

Mặc dù thận trọng khi thảo luận trực tiếp về các lệnh của ICC, nhưng các quan chức Hoa Kỳ đã không từ tốn khi nói về chuyến thăm dự kiến của ông Tập tới Moscow. Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc John Kirby gọi việc Bắc Kinh thúc đẩy lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine là “phê chuẩn sự chinh phục của Nga” và cảnh báo rằng người Nga có thể sử dụng lệnh ngừng bắn để tập hợp lại các vị trí của họ “để có thể khởi động lại các cuộc tấn công vào Ukraine tại một thời điểm do họ lựa chọn.”

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, Jake Sullivan, trong tuần này đã kêu gọi ông Tập nói chuyện với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy và nhà lãnh đạo Ukraine cũng bày tỏ quan tâm đến các cuộc thảo luận với ông Tập.

Góc nhìn từ Kyiv

Phát biểu trước khi lệnh của ICC được công bố, các nhà phân tích Ukraine cảnh báo không nên rơi vào một cái bẫy tiềm ẩn trước cuộc gặp Tập-Putin.

Ông Yurii Poita, người đứng đầu bộ phận châu Á tại Mạng nghiên cứu địa chính trị mới có trụ sở tại Kyiv, cho biết: “Chúng ta cần lưu ý rằng các cuộc đàm phán hòa bình như vậy là một cái bẫy đối với Ukraine và các cơ quan ngoại giao của nước này.”

Quan điểm từ Moscow

Ngay cả khi Trung Quốc không nhắc đến cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nga như Mỹ và các đồng minh lo sợ, thì Moscow vẫn coi chuyến thăm của ông Tập là một tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ của Trung Quốc, thách thức những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga và giáng những đòn làm tê liệt nền kinh tế của nước này.

Các nhà quan sát nói rằng mặc dù Trung Quốc đóng vai trò là người hòa giải, nhưng việc họ từ chối lên án hành động của Nga khiến không còn nghi ngờ gì về sự đồng cảm của Bắc Kinh.

Góc nhìn từ Bắc Kinh

Các quan chức Trung Quốc đã khoe khoang về ảnh hưởng mới được tìm thấy của họ trên trường quốc tế khi chính sách đối ngoại của đất nước họ ngày càng trở nên quyết đoán dưới thời Tập Cận Bình.

Khi thông báo về chuyến thăm của ông Tập, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết mối quan hệ của Bắc Kinh với Moscow là một thế lực quan trọng trên thế giới.

Bộ này gọi chuyến thăm là “hành trình hữu nghị, làm sâu sắc thêm sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nga, đồng thời củng cố nền tảng chính trị và dư luận xã hội của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước qua nhiều thế hệ”.

https://www.voatiengviet.com/a/trat-bat-ong-putin-co-anh-huong-gi-toi-chuyen-di-cua-ong-tap-sang-nga/7010656.html